Vướng ở cổ họng nhưng không đau có nguy hiểm không?

vuong-o-co-hong-nhung-khong-dau

Hiện nay tình trạng bị vướng ở cổ họng nhưng không đau xuất hiện khá thường xuyên ở mọi lứa tuổi gây nên nhiều bất tiện khi nuốt vì bị nghẹn ở cổ họng. Nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vậy, khi gặp tình trạng này nên làm gì? Làm thế nào để phòng tránh? Hãy cùng Mediphar USA với nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ đến bạn trong bài viết sau, tìm hiểu ngay nhé!

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Thiều Thị Ngọc – Giám đốc chất lượng nhà máy Mediphar USA

Vướng ở cổ họng nhưng không đau là bệnh gì?

Vướng ở cổ họng nhưng không đau gần giống với cảm giác bị nghẹn ở cổ gây khó thở tuy nhiên nó chỉ gây khó chịu khi nuốt. Căn bệnh này là do đến từ cảm giác như có khối u ở cổ họng gây nên. Tình trạng này cũng không kéo dài và không gây đau nên đây cũng không phải bệnh nguy hiểm về cổ họng hay đường hô hấp.

Tuy nhiên, bạn cũng nên thăm khám ở các loại bệnh như tai – mũi – họng, phát hiện những bệnh lý như viêm họng, viêm tai giữa, viêm amidan,… hay do căng thẳng, stress, lo lắng, sợ hãi, nội soi dạ dày, thực quản nếu cần, siêu âm cổ họng, siêu âm tuyến giáp,… giúp tìm ra nguyên nhân cụ thể gây nên những hiện tượng khó chịu này.

Tìm hiểu thêm: Tại sao không ho nhưng có đờm ở cổ họng?

vuong-o-co-hong-nhung-khong-dau-1
Vướng ở cổ họng nhưng không đau là bệnh gì?

Bị vướng cổ họng nhưng không đau là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này nhưng chủ yếu là do tâm lý xuất hiện lo lắng, căng thẳng dẫn tới nghẹn, cổ họng có dị vật, tuyến giáp phình to, những co thắt bất thường của nhóm cơ thực quản phần trên, khối u xuất hiện trong cổ họng, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, chảy dịch mũi sau, ngoài ra còn có viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản hay viêm phổi cũng khiến cho việc vị vướng cổ gây nên việc khó nuốt nhưng không bị đau.

Bên cạnh đó, còn do tình trạng khô cổ họng vì uống ít nước, không khí khô, hoặc nói nhiều có thể gây khô cổ họng. Viêm họng do dị ứng do dị ứng phấn hoa, bụi, hoặc các tác nhân gây kích thích khác có thể làm cổ họng bị viêm nhẹ, gây cảm giác vướng.

vuong-o-co-hong-nhung-khong-dau-2
Bị vướng cổ họng nhưng không đau là do đâu?

Bị vướng cổ họng nhưng không đau nên làm gì?

Nếu bị tình trạng khô cổ họng thì nên uống nhiều nước, sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, hoặc ngậm kẹo ngậm để làm dịu cổ họng. Tránh ăn uống trước khi nằm, giảm bớt các thực phẩm gây trào ngược như đồ cay, chua và caffein. Bạn có thể dùng thuốc chống trào ngược sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh xa các tác nhân gây dị ứng, uống thuốc chống dị ứng nếu cần. Thư giãn, tập thở sâu, và giảm căng thẳng. Nếu triệu chứng kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Euca – MDP giúp giảm ho, viêm họng, ngứa rát cổ họng

vuong-o-co-hong-nhung-khong-dau-3
Bị vướng cổ họng nhưng không đau nên làm gì?

Cách phòng ngừa vướng cổ họng khi nuốt

Loại bỏ những thói quen sinh hoạt có hại

Tránh xa các loại thực phẩm như thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn… giúp giảm tỷ lệ bệnh liên quan đến hệ hô hấp, cổ họng, gây khò khè, hại phổi, ung thư vòm họng, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Chú ý chăm sóc sức khỏe

Nếu bạn là giáo viên hay giảng viên thì cổ họng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vướng cổ họng nhưng không đau do việc phải nói to, nói nhiều và thường xuyên hoặc các ngành nghề khác như phóng viên, người dẫn chương trình thì việc chăm sóc, bảo vệ cổ họng bằng những cách như giữ ấm hoặc uống các thực phẩm có lợi cho cổ họng, hạn chế thức uống quá lạnh hoặc quá nóng là điều cần thiết để phòng ngừa cảm giác vướng ở cổ nhưng không đau.

vuong-o-co-hong-nhung-khong-dau-4
Phòng ngừa bằng cách chăm sóc sức khỏe

Ăn uống từ từ và nhai kỹ

Khi bị nghẹn cổ họng thì việc ăn uống từ từ nhai kỹ và chậm sẽ giúp thức ăn nhỏ hơn và dễ đi qua cổ họng, giảm nguy cơ mắc kẹt, tránh ăn quá nhanh hoặc nói chuyện trong khi ăn. Ngoài ra, thức ăn cứng hoặc khô có thể dễ mắc lại trong cổ họng nếu không được nhai kỹ vì thế khi ăn các loại thức ăn cứng (như bánh mì khô, hạt), hãy uống một ngụm nước nhỏ kèm theo để giúp thức ăn dễ trôi xuống.

Giữ vệ sinh răng miệng và tránh uống nước khi nằm

Giữ sạch miệng và cổ họng sẽ giúp ngăn ngừa các tình trạng nhiễm trùng hoặc kích thích. Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, súc miệng sau khi ăn để loại bỏ các mảnh thức ăn còn lại. Nhớ là không uống nước khi nằm, tránh trào ngược axit dạ dày vào ban đêm, giúp ngăn ngừa cảm giác vướng ở cổ. Tránh ăn uống ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

Tập các bài tập nuốt hoặc cổ họng

Hãy luyện các bài tập cổ họng có thể giúp cơ nuốt hoạt động hiệu quả hơn. Nếu bạn gặp vấn đề thường xuyên, bác sĩ có thể hướng dẫn một số bài tập nuốt nhằm cải thiện chức năng cơ ở cổ họng.

vuong-o-co-hong-nhung-khong-dau-5
Phòng ngừa bằng cách tập các bài tập nuốt hoặc cổ họng

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nên đến khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện vấn đề sức khỏe và có phương án điều trị hiệu quả cao nhất. Nếu thấy tình trang vướng ở cổ họng nhưng không đau kéo dài và kèm theo các triệu chứng như khó khăn khi nuốt, cảm thấy như có khối u ở cổ, bị khàn giọng, sụt cân không rõ nguyên nhân, ho, sốt cao, nôn mửa, khó thở thì nên thăm khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, nếu tình trạng có dấu hiệu trở nặng như gây khó thở, không có khả năng nói chuyện, môi, móng tay hoặc da xanh xao, không thể nuốt nước bọt thì phải ngay lập tức cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng và hậu quả nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng vẫn không cải thiện, hoặc bạn lo ngại về tình trạng sức khỏe của mình, Mediphar USA khuyên bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan