Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa và cách chữa trị

viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa có thể xuất hiện ở nhiều người với mọi lứa tuổi và khá phổ biến ở trẻ em. Viêm tai giữa có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, vì vậy việc phát hiện bệnh và điều trị sớm là rất quan trọng, giúp người bệnh tránh khỏi tình trạng bệnh nặng.

Triệu chứng viêm tai giữa, cách nhận biết bệnh

Viêm tai giữa là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, bệnh thường xuất hiện sau khi người bệnh bị viêm mũi, họng.  

Nguyên nhân viêm tai giữa phổ biến là do vi khuẩn từ vòm họng đến phần tai giữa theo vòi nhĩ. Tình trạng này xảy ra do sự bảo vệ của lớp niêm mạc vòi nhĩ còn hoạt động không tốt hoặc lỗ vòi nhĩ bị tắc nghẽn. Đặc biệt, bệnh hay xuất hiện ở trẻ nhỏ là do hệ thống miễn dịch của chúng chưa hoàn thiện và do cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ chưa trưởng thành. 

Triệu chứng viêm tai giữa với người lớn

Ở người lớn, triệu chứng viêm tai giữa điển hình là đau tai, có thể cảm giác tai đau  nhói, giật giật ở tai. Có trường hợp bệnh nhân rất đau, cơn đau lan lên đầu, tai tê cứng, thậm chí sưng và đỏ, ù tai.

Tai cũng bị chảy dịch mủ ra bên ngoài, dịch có màu vàng và có thể có mùi hôi. Dịch sẽ chảy nhiều khi cơ thể mệt mỏi, hoặc khi thời tiết thay đổi.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện hơn vì trẻ chưa biết nói, người thân có thể nhầm lẫn với những triệu chứng bệnh khác. Vì thế, bố mẹ nên để ý kỹ, nếu có những dấu hiệu sau thì bạn nên đưa bé đi khám:

Em bé bị sốt cao lên tới 39 – 40 độ C, kèm theo quấy khóc nhiều hơn và chán ăn, nôn trớ thức ăn. Em có thể trằn trọc, không chịu ngủ, quấy khi đặt nằm xuống.

cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em
Trẻ quấy khóc nhiều hơn là một trong những dấu hiệu sớm khi viêm tai giữa

Khi bị đau tai, trẻ sẽ lắc đầu, hay nghiêng phần đầu sang một bên và lấy tay cho vào trong tai để ngoáy, nếu lớn hơn đã biết nói cháu sẽ kêu đau tai.

Trẻ cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày. Triệu chứng này thường xuất hiện cùng lúc với sốt.

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sẽ khỏi hoàn toàn khi bị viêm cấp. Nhưng viêm tai giữa cũng có thể gây ra một số biến chứng như sau:

Thủng màng nhĩ

Bệnh nhân có thể bị thủng màng nhĩ do có quá nhiều mủ trong khi bị bệnh, làm cho màng nhĩ căng và thủng. Nếu lỗ thủng nhỏ, màng nhĩ có thể tự liền lại khi khỏi bệnh. Nếu lỗ thủng quá to, không thể liền lại được, bệnh nhân sẽ có thể bị ảnh hưởng tới thính giác.

Viêm tai giữa có nguy hiểm không
Thủng màng nhĩ là một biến chứng có thể gặp của viêm tai giữa

Ngoài ra, nếu bệnh nhân được sử dụng biện pháp trích, rạch màng nhĩ để điều trị viêm tai giữa thì màng nhĩ cúng bị thủng. Tuy nhiên, lỗ thủng này nhỏ và tự liên lại được khi điều trị khỏi.

Viêm tai giữa mãn tính

Nguyên nhân bệnh chuyển thành mãn tính là do khi viêm tai cấp không được điều trị triệt để, hoặc bệnh nhân mắc các bệnh viêm mũi họng mạn tính, viêm amidan dai dẳng ở trẻ nhỏ, vòm mũi họng có u ở người lớn.

Gây viêm và tổn thương các bộ phận liên quan

Viêm tai giữa có thể dẫn đến viêm tai trong (bộ phận có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể), từ đó gây cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng.

Dây thần kinh sọ số VII chạy qua tai giữa cũng có thể bị liệt do viêm tai giữa, khi đó người bệnh sẽ bị mất cảm giác và liệt mặt.

Ngoài ra, viêm tai giữa tiến triển nặng có thể làm tổn thương tất cả các phần xung quanh, gây suy giảm thính lực, thậm chí điếc.

Viêm xương chũm và các biến chứng nguy hiểm 

Xương chũm là xương cấu tạo nên thành trong của tai giữa, viêm xương chũm không được chữa khỏi sẽ làm viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần.

Ngoài ra, viêm tai giữa còn có thể gây nên viêm não và viêm màng não. Viêm tĩnh mạch bên, gây tắc tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Phương pháp và thuốc trị viêm tai giữa

Viêm tai giữa được chia theo 3 giai đoạn, tùy từng giai đoạn của viêm tai giữa mà cách điều trị khác nhau, cụ thể theo từng giai đoạn như sau:

Viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết: Bệnh nhân cần điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh toàn thân để kháng vi khuẩn gây bệnh (chủ yếu là liên cầu, phế cầu, Hemophilus Influenza,…). Có thể dùng kết hợp thêm với thuốc chống viêm, chống phù, hạ sốt, giảm đau để điều trị triệu chứng bệnh và đồng thời điều trị bệnh viêm mũi họng.

thuốc trị viêm tai giữa

Dùng kháng sinh giúp diệt khuẩn là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn ứ mủ: bác sĩ sẽ xem xét dùng trích rạch màng nhĩ để loại bỏ mủ, kết hợp với sử dụng thuốc trị như trong giai đoạn sung huyết.

Nếu viêm tai giữa nặng hơn nữa, dịch mủ nhiều trong tai giữa sẽ phá vỡ màng nhĩ, chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị bằng cách làm thuốc tai.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Với trẻ em, để phòng bệnh và tránh những tổn thương không đáng có của viêm tai giữa, bố mẹ cần lưu ý nhưng điều sau: 

Để tăng sức đề kháng của trẻ, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng, không nên cho con cai bú sớm.

Giảm tiếp xúc ở nơi đông người, nhằm ngăn ngừa phần nào sự lây nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp từ người khác.

Tránh cho em bé tiếp xúc với các tác nhân độc hại, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm… Đồng thời, giữ cho em luôn sạch sẽ, đặc biệt là mũi họng.

Sau khi tắm, dùng tăm bông nhỏ lau nước ở tai cho em. Thỉnh thoảng, vệ sinh tai, mũi cho trẻ bằng dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí, sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

triệu chứng viêm tai giữa

Dùng tăm bông vệ sinh tai cho trẻ nhỏ để giữ vệ sinh sạch sẽ

Lời kết

Như vậy, bệnh viêm tai giữa có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng nào. Chỉ cần điều trị sớm, đúng cách, người bệnh sẽ khỏi bệnh nhanh chóng mà không cần điều trị phức tạp. Với trẻ em, bố mẹ nên cố gắn giữu gìn về sinh tai mũi họng cho trẻ để phòng tránh bệnh. 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan