Trypsin là một loại enzyme tiêu hóa quan trọng, được tìm thấy trong hệ tiêu hóa mà bạn cần phải bổ sung đầy đủ nếu muốn có thể khỏe mạnh.
Trypsin và những điều thú vị bạn chưa từng biết
Trypsin là một loại men tiêu hóa quan trọng được tìm thấy trong ruột non có tác dụng xúc tác phân giải các protein nhỏ hơn để cơ thể dễ hấp thụ vào máu. Ngoài tác dụng nổi trội ấy thì loại enzyme này còn còn tham gia vào xây dựng và sửa chữa một số cơ quan khác. Hãy cùng Mediphar tìm hiểu thêm nhé!
Trypsin là gì?
Trypsin là một loại enzym giúp tiêu hóa protein trong cơ thể. Trypsin hoạt động theo cơ chế phá vỡ protein trong ruột non, tham gia vào quá trình tiêu hóa ở dạ dày.
Trypsin được sản xuất bởi tuyến tụy, khi ở dạng không hoạt động được gọi là trypsinogen. Trypsinogen sẽ đi vào ruột non qua ống mật chung và được chuyển đổi thành trypsin hoạt động.
Hoạt chất trypsin này hoạt động với hai proteinase tiêu hóa chính khác là pepsin và chymotrypsin. Chúng có nhiệm vụ phân hủy protein trong thực phẩm thành các peptit và axit amin cần thiết cho sự phát triển cơ bắp, sản xuất hormone và các chức năng quan trọng khác.
Các tên khoa học phổ biến khác của trypsin bao gồm:
- Protein
- Enzyme phân giải protein
- Tripsin
- Trypsin
- Trypsine
Xem thêm => Paracasei là gì và 4 lợi ích mà paracasei đem lại
Các biến chứng khi cơ thể không đủ nồng độ trypsin
Cơ thể kém hấp thu các chất dinh dưỡng
Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ trypsin, bạn có thể gặp phải một vấn đề tiêu hóa như kém hấp thu, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Nếu để tình trạng này diễn ra lâu dài mà không can thiệp đúng cách thì sẽ gây ra thiếu hụt các chất cần thiết, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu nghiêm trọng.
Viêm tụy
Để biết mình có bị viêm tụy hay không thì các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ trypsin trong máu của bạn bằng xét nghiệm để chẩn đoán. Viêm tụy là tình trạng viêm của tuyến tụy với các biểu hiện rõ rệt như sau:
- Đau ở giữa hoặc phần trên bên trái của bụng
- Sốt
- Tim đập loạn nhịp
- Buồn nôn
Mặc dù các trường hợp nhẹ của căn bệnh này sẽ tự khỏi trong vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên các trường hợp nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng và suy thận, có thể dẫn đến tử vong.
Lưu ý: Nồng độ trypsin phản ứng miễn dịch (IRT) tăng quá cao ở trẻ sơ sinh có thể cho thấy sự báo động của các gen gây rối loạn di truyền lặn, bệnh xơ nang.
Bệnh xơ nang
Để biết được có phải vì thiếu hụt Trypsin mà dẫn đến bệnh xơ nan hay không thì cần phải đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra lượng hoạt chất này và chymotrypsin xuất hiện trong máu và phân.
Cơ thể thiếu trypsin có nguy cơ bị xơ gan
Nồng độ trypsin phản ứng miễn dịch (IRT) tăng quá cao ở trẻ sơ sinh có thể cho thấy sự báo động của các gen gây rối loạn di truyền lặn, bệnh xơ nang. Còn ở người lớn thì hàm lượng Trypsin và chymotrypsin là báo hiệu sức khỏe đang có vấn đề.
Xem thêm => Dicalcium phosphate là gì và ứng dụng của dicalcium phosphate trong y dược
Trypsin được sử dụng để làm gì?
Không có đủ bằng chứng để chứng minh cho các tuyên bố rằng trypsin có hiệu quả đối với nhiều tình trạng, bao gồm:
Công dụng của Trypsin trong việc điều trị bệnh
- Bệnh tiểu đường
- Ung thư ruột kết và trực tràng hay một số loại ung thư khác
- Đa xơ cứng
- Nhiễm trùng
- Dị ứng
- Viêm xương khớp
- Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như trào ngược axit
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Trypsin là hoạt chất được coi là tương đối an toàn khi dùng để bôi lên da làm sạch và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra liệu enzyme có an toàn để sử dụng khi dùng đường uống hay không.
Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trypsin khi kết hợp với các enzym tiêu hóa khác hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về mức độ an toàn của nó.
Tác dụng phụ của Trypsin
Song song đó cũng vẫn còn tồn tại các tác dụng phụ nhẹ, chẳng hạn như đau cục bộ và cảm giác nóng rát tạm thời đã được ghi nhận khi bôi trypsin lên da để điều trị vết thương.
Đồng thời người dùng có thể bị khó chịu đường tiêu hóa do sử dụng Trypsin không kê đơn, đặc biệt là ở liều cao.
Hiếm có báo cáo về phản ứng dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ có liên quan đến chymotrypsin qua đường uống. Các triệu chứng của sốc phản vệ đặc biệt nghiêm trọng cần phải cấp cứu ngay, bao gồm:
- Khó thở hoặc âm thanh hơi thở lớn hơn mức bình thường
- Sưng lưỡi hoặc cổ họng
- Cổ họng bị co thắt
- Khó nói (giọng khàn)
- Thở khò khè
- Ho khan
- Chóng mặt
Nếu gặp một trong các triệu chứng này sau khi dùng trypsin hoặc bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung tự nhiên nào khác, hãy đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời xử lý.
Chống chỉ định với Trypsin
Những người không nên dùng thuốc hoặc chất bổ sung trypsin vì nó có khả năng gây hại, bao gồm:
- Chị em phụ nữ trong quá trình mang thai và đang cho con bú. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn chăm sóc sức khỏe trước khi dùng trypsin.
- Trẻ bị xơ nang: Một tình trạng hiếm gặp được gọi là bệnh xơ hóa đại tràng được cho là có liên quan đến việc dùng liều cao các men tiêu hóa. Với những ai mắc chứng bệnh này thì nên luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng trypsin.
Liều lượng đúng khi dùng Trypsin
Trypsin thường có ở đâu?
Trypsin là gì và có thể được tạo ra từ các nguồn vi khuẩn hoặc nấm. Nhưng nó thường được chiết xuất từ tuyến tụy của lợn (được gọi là trypsine của lợn). Nó cũng có thể được làm từ các nguồn động vật có thịt khác.
Hầu hết các sản phẩm có chứa chất bổ sung trypsin được bán trên thị trường đều được kết hợp với các enzym khác.
Liều lượng sử dụng hợp lý
Liều uống trung bình của trypsin lên đến 50 miligam (mg) và thường được kết hợp với bromelain (một loại enzyme phân giải protein khác ) trong khi sử dụng để có kết quả tốt nhất.
LỜI KẾT
Trypsin là một loại enzyme cần thiết cho cơ thể góp phần quan trọng để xây dựng và sửa chữa nhiều cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên hãy lưu ý về liều lượng để có cách dùng phù hợp mới có thể mang đến kết quả tốt nhất.
Liên hệ với chúng tôi theo
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://medipharusa.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany
Youtube: https://www.youtube.com/@medipharusa3250
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.