Nguyên nhân trẻ ho về đêm? Mẹo trị ho cho trẻ tại nhà

Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm?

Trẻ ho về đêm, ho liên tục kéo dài, ho khan do ngứa cổ họng là nỗi lo của hầu hết các phụ huynh hiện nay. Nhiều phụ huynh còn bỡ ngỡ chưa biết cách nào để trị ho cho trẻ, lo lắng nguyên chưa tìm được nguyên nhân khiến trẻ thường ho về đêm. Hãy cùng Mediphar USA tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ thường ho về đêm và những mẹo hay trị nhanh tại nhà nhé.

Nguyên nhân trẻ ho về đêm?

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm, trẻ ho về đêm
Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm?

Đối với trẻ em thì hệ miễn dịch của bé chưa phát triển toàn diện, vì thế sức đề kháng còn yếu kém, đây cũng là điều kiện để các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, thời tiết,… dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nhiều bệnh vặt cho trẻ. Trong đó triệu chứng ho về đêm là điển hình nhất. Vậy những dấu nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm là gì?

Xem thêm => Ho khan là gì và cách phòng ngừa và điều trị tại nhà đơn giản
  • Do không khí, nhiệt độ

Thời tiết thay đổi đột ngột, hơn nữa về đêm trời thường hay trở lạnh, đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng ho về đêm ở trẻ. Không khí lạnh tác động lên phế quản và hệ hô hấp của trẻ, hệ thống miễn dịch lại phát triển chưa hoàn thiện nên chưa thể chống chọi lại dẫn đến tình trạng trẻ ho về đêm không sốt.

  • Do không khí bẩn

Khu vực phòng ngủ của trẻ không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn; lông vật nuôi; tóc,…bay tràn lan trong phòng khiến không khí bị ô nhiễm, trẻ nhỏ hít vào gây tác động đến hệ hô hấp và dẫn đến tình trạng ho về đêm ở trẻ. Không chỉ có ho, không khí khu vực nơi ở bị nhiễm bẩn cũng gây ra các tình trạng khác như hắt hơi, ngứa mũi, viêm mũi,…

  • Chăn gối nhiều bụi bẩn

Khi ngủ, chăn gối, mùng, mền là những thứ tiếp xúc trực tiếp với hệ hô hấp của trẻ. Nếu chăn gối bám bụi mịn, lông vật nuôi trẻ hít vào sẽ gây ra các tình trạng ho về đêm, hắt hơi lâu ngày dẫn đến viêm mũi dị ứng.

  • Ngủ không kê gối hoặc kê gối quá thấp

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ em kê gối quá cao khi ngủ sẽ làm ảnh hưởng và đau mỏi vùng cổ. Tuy nhiên, nếu không cho trẻ kê gối khi ngủ hoặc kê gối quá thấp sẽ làm kích thích những cơn ho về đêm. Đặc biệt khi ho thường đi kèm với các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi,… nếu kê gối quá thấp sẽ làm các chất nhầy nước mũi chảy về họng, từ đó kích thích những cơn ho mỗi lúc càng nhiều hơn.

  • Ho do nằm ngủ sai tư thế

Trẻ thường có thói quen nằm sấp gây chèn khí quản, Làm hẹp đường khí quản gây khó thở, tức ngực dẫn đến ho khan làm đau rát cổ họng.

  • Ho do hen suyễn

Đây là một loại bệnh mãn tính liên quan đến hệ hô hấp. Trẻ mắc bệnh hen suyễn thường có các triệu chứng khó chịu, khò khè, hay ho đặc biệt là ho về đêm mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

  • Ho do viêm họng

Đây là bệnh lý khá quen thuộc và phổ biến ở trẻ. Trẻ bị viêm họng thường do thời tiết đột ngột trở lạnh, ăn uống nhiều đồ lạnh làm sưng đau rát cổ họng kèm theo đó là sốt, ho có đờm và về đêm lại càng ho nhiều hơn.

  • Ho do viêm xoang

Viêm xoang cũng có thể gây ra ho về đêm ở trẻ. Nhất là vào ban đêm, khi viêm xoang tăng sản sinh dịch nhầy và chảy xuống họng gây kích ứng niêm mạc cổ họng làm trẻ ho về đêm nhiều, ho theo từng cơn rất khó chịu.

  • Ho do trào ngược dạ dày thực quản

Nghe có vẻ vô lý nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ ho về đêm và nôn. Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, không khí sẽ dễ dàng trào ngược và mang theo lượng axit có trong dịch vị luồng vào đường khí quản tác động lên hệ hô hấp của trẻ, từ đó kích thích ho, ho theo phản xạ.

Mẹo trị ho tại nhà cho trẻ

Mẹo trị ho cho trẻ hiệu quả tại nhà
Mẹo trị ho cho trẻ hiệu quả tại nhà

Không phải lúc nào bệnh cũng nên sử dụng thuốc tây, đặc biệt là đối với trẻ em, hệ miễn dịch của bé còn chưa phát triển hoàn thiện. Thuốc tây giúp giảm nhanh nhưng thực sự không tốt đối với trẻ nhỏ. Các mẹ nên chọn những bài thuốc dân gian, hoặc những loại thuốc/ Thực phẩm chức năng có chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên

Bổ sung cho trẻ đủ vitamin khoáng chất từ thực phẩm ăn uống hằng ngày, hay từ những thực phẩm bổ sung vi khoáng để tăng sức đề kháng cho trẻ. 

Các mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà cho trẻ, sử dụng quá nhiều sẽ lạm dụng thuốc thậm chí gây ra các hậu quả không mong muốn khác. Nhiều trẻ chỉ ho do cảm mạo thông thường, ho nhẹ và ít nhưng các mẹ vì lo lắng nên quá lạm dụng làm lờn thuốc. 

Các mẹ nên vệ sinh nơi ở đặc biệt là phòng ngủ, giường chiếu, chăn màn, gối đệm thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ, không còn bụi bẩn,… để giấc ngủ của trẻ được sâu và ngon giấc hơn, khắc phục và hạn chế tối đa tình trang trẻ ho về đêm kéo dài do do bụi bẩn, ô nhiễm không khí.

Ngoài ra

Không để quạt bật thẳng vào người của trẻ, đặc biệt là vào lúc ngủ. Nếu sử dụng máy lạnh nên điều chỉnh độ lạnh phù hợp, hoặc kết hợp với các thiết bị tạo độ ẩm trong không khí như máy phun sương để tránh không khí khô gây kích ứng ho về đêm ở trẻ.

Kê gối cao vừa phải phù hợp với trẻ, không quá cao để tránh tình trạng đau mỏi cổ, và cũng không quá thấp để hạn chế tình trạng ho của trẻ.

Khi thời tiết vào mùa lạnh hoặc thay đổi đột ngột thì các mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ đặc biệt là giữ ấm vùng cổ. Có thể sử dụng khăn choàng để tránh nhiễm lạnh vùng phế quản, mang thêm tất tay, vớ để giữ ấm thân nhiệt cho trẻ, hoặc dùng dầu tràm,… để giữ ấm.

Với một số đối tượng trẻ khác

Đối với những trẻ mắc bệnh về trào ngược dạ dày thì các mẹ nên chú ý không nên cho trẻ uống sữa trước giờ đi ngủ, cho trẻ có thời gian tiêu hao lượng thức ăn trong bao tử tránh ợ hơi, chướng bụng gây trào ngược làm kích ứng ho ở trẻ.

Đối với những trẻ ho do viêm họng, ho do hen suyễn thì các mẹ nên chú ý vệ sinh mũi và vòm họng cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Hút các dịch nhờn, đờm thường xuyên cho mũi và họng được thông thoáng, dễ thở không gây bí bách, không làm trẻ bị kích thích dẫn đến ho.

Tuy nhiên nếu đã làm tốt và đúng những mẹo trị ho tại nhà mà trẻ vẫn không giảm, vẫn ho nhiều kèm theo các triệu chứng khác như:

  • Ho nhiều kéo dài hơn 1 tuần
  • Ho nhiều hơn, kèm theo có đờm màu đục và có mùi hôi khó chịu
  • Ho nhiều kèm theo sốt cao liên tục, toát mồ hôi lạnh
  • Ho ra máu kèm theo co giật
  • Trẻ bỏ bú, bỏ ăn hoặc khó nuốt, khó thở

thì các mẹ phải đưa con đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và kiểm tra bệnh chính xác, vì lúc này không đơn giản chỉ là ho thông thường nữa, Hệ miễn dịch của trẻ có thể bị tổn thương nặng nề.

Chính vì những lý do trên, Các mẹ nên chú ý chăm sóc sức khỏe con trẻ, nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin khoáng chất để hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ. Hệ miễn dịch phát triển toàn diện thì sức đề kháng mới khỏe mạnh và chống chọi được bệnh tật các mẹ nhé.

Xem thêm => Ho ra máu là bệnh gì?

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan