Sôi bụng là triệu chứng thường gặp khi hệ tiêu hóa hoạt động bất thường, có thể đi kèm cảm giác đầy hơi, khó chịu, thậm chí tiêu chảy. Dù không nguy hiểm, nhưng sôi bụng kéo dài lại ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây, Mediphar USA sẽ gợi ý 15 mẹo chữa sôi bụng tại nhà đơn giản, an toàn, giúp làm dịu đường ruột và cải thiện tình trạng nhanh chóng.
1. Massage bụng
Massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ có thể giúp giải phóng khí bị mắc kẹt trong đường tiêu hóa. Kỹ thuật này kích thích nhu động ruột và có thể giúp khí di chuyển dễ dàng hơn qua hệ thống tiêu hóa, giảm tiếng sôi bụng .
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên một bề mặt phẳng, thoải mái
- Dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ
- Thực hiện trong khoảng 5-10 phút
- Lặp lại khi cần thiết

2. Uống nước ấm
Một cốc nước ấm có thể giúp giảm sôi bụng và cải thiện tiêu hóa. Nước ấm giúp làm dịu cơ dạ dày và thúc đẩy tiêu hóa, từ đó giảm tình trạng sôi bụng.
Lời khuyên:
- Uống một cốc nước ấm (không quá nóng) vào buổi sáng khi bụng đói
- Thêm một lát chanh hoặc một thìa mật ong để tăng hiệu quả
- Uống nước ấm trước bữa ăn khoảng 30 phút

3. Hạn chế các thực phẩm gây sôi bụng
Một số thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng lượng khí trong đường tiêu hóa hoặc gây kích ứng dạ dày, từ đó dẫn đến hiện tượng sôi bụng, đầy hơi.
Một số thực phẩm nên hạn chế:
- Đồ uống có gas: Soda, nước ngọt chứa nhiều carbon dioxide làm tăng lượng khí trong dạ dày
- Các loại đậu: Đậu tây, đậu lăng chứa oligosaccharides – một loại carbohydrate khog tiêu, dễ lên men trong ruột già và sinh khí.
- Rau họ cải: Bắp cải, bông cải xanh, súp lơ chứa nhiều chất xơ không hòa tan, ăn nhiều có thể gây đầy bụng
- Hành tỏi: Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng hành tỏi chứa fructan dễ gây lên men và sinh khí trong ruột.
- Caffeine: Có thể kích thích dạ dày tiết nhiều acid, gây khó chịu và tăng cảm giác sôi bụng.
- Kẹo cao su và kẹo không đường: Thường chứa sorbitol hoặc xylitol – các chất tạo ngọt khó tiêu và gây đầy hơi.

4. Ăn chậm và nhai kỹ
Ăn quá nhanh có thể khiến bạn nuốt nhiều không khí, gây tích tụ khí trong ruột và dẫn đến sôi bụng. Nhai kỹ không chỉ giúp giảm lượng khí nuốt vào mà còn cải thiện quá trình tiêu hóa.
Lời khuyên:
- Dành ít nhất 20-30 phút cho mỗi bữa ăn
- Nhai mỗi miếng thức ăn khoảng 20-30 lần
- Tránh nói chuyện khi miệng đang đầy thức ăn
- Không sử dụng ống hút khi uống
- Tập trung vào bữa ăn, tránh xem TV hoặc điện thoại

5. Chườm ấm vùng bụng
Nhiệt độ ấm có thể giúp thư giãn các cơ trơn trong đường tiêu hóa, làm dịu các cơn co thắt và giảm sôi bụng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng túi chườm ấm hoặc khăn ấm
- Đặt lên vùng bụng trong khoảng 15-20 phút
- Thực hiện 2-3 lần/ngày khi cần thiết

6. Tập hít thở sâu
Hít thở sâu và chậm rãi bằng bụng có thể kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, giúp làm chậm nhịp tim và thư giãn cơ thể, bao gồm cả đường tiêu hóa. Thực hiện bài tập này vài lần trong ngày, đặc biệt khi cảm thấy căng thẳng hoặc bụng khó chịu.
Cách thực hiện:
- Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái
- Đặt một tay lên ngực và tay kia lên bụng
- Hít thở sâu qua mũi, để bụng phồng lên (không phải ngực)
- Thở ra từ từ qua miệng
- Thực hiện 5-10 phút, 2-3 lần/ngày

7. Uống trà bạc hà, trà hoa cúc
Cả hai loại trà bạc hà và trà hoa cúc đều có tác dụng làm dịu cơ trơn đường tiêu hóa và giảm đầy hơi, khó tiêu, từ đó giúp giảm sôi bụng.
Lời khuyên:
- Uống 1-2 tách trà bạc hà hoặc hoa cúc mỗi ngày
- Nên uống sau bữa ăn để giúp tiêu hóa
- Có thể thêm một chút mật ong để tăng vị ngọt tự nhiên

8. Tập yoga
Một số tư thế yoga có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giảm tiếng sôi bụng bằng cách kích thích nhu động ruột hoạt động đều đặn hơn và giảm tình trạng khí bị mắc kẹt.
Các tư thế yoga hiệu quả:
- Tư thế em bé: Quỳ gối, ngồi lên gót chân, gập người về trước, trán chạm sàn, tay duỗi dài hoặc đặt cạnh thân. Giữ tư thế 1–3 phút để làm dịu bụng.
- Gập người ngồi: Ngồi thẳng, duỗi chân về trước, hít vào rồi gập người về phía chân khi thở ra. Giữ 30–60 giây, giúp kích thích nhu động ruột.
- Vặn mình nằm ngửa: Nằm ngửa, co hai gối rồi xoay sang một bên, tay dang ngang. Giữ 1–2 phút mỗi bên để giải phóng khí và giảm chướng bụng.
- Chân dựa tường: Nằm ngửa, nâng chân dựa vào tường, thân vuông góc với chân. Giữ 5–10 phút để thư giãn và hỗ trợ tiêu hóa.

9. Ăn uống đúng giờ
Ăn không đều hoặc nhịn đói có thể khiến dạ dày tiết nhiều acid và tăng các chuyển động của ruột, dẫn đến tiếng sôi bụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, không nên quá nhiều thức ăn cùng lúc làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa.
Lời khuyên:
- Ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa nhẹ mỗi ngày
- Duy trì thời gian ăn cố định
- Tránh nhịn đói quá lâu
- Ăn với lượng vừa phải mỗi bữa

10. Ăn thực phẩm giàu prebiotic tự nhiên
Prebiotic là chất xơ hòa tan mà vi khuẩn có lợi trong ruột sử dụng làm thức ăn. Bổ sung prebiotic giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu prebiotic như chuối xanh, yến mạch, măng tây,..

11. Chế độ ăn đa dạng nhiều rau xanh, uống đủ nước
Một chế độ ăn cân bằng giàu chất xơ từ rau xanh và đủ nước giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm táo bón và sôi bụng.
Lời khuyên:
- Tiêu thụ ít nhất 5 khẩu phần rau và trái cây mỗi ngày
- Ưu tiên rau lá xanh đậm
- Uống 1.5-2 lít nước mỗi ngày
- Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn một cách từ từ để tránh đầy hơi

12. Sử dụng gừng và nghệ để kích thích tiêu hóa
Gừng và nghệ có tính kháng viêm tự nhiên và có thể giúp cải thiện tiêu hóa, giảm đầy hơi và sôi bụng.
Cách sử dụng:
- Thêm gừng tươi vào trà hoặc các món ăn
- Thêm nghệ vào sữa ấm (sữa nghệ vàng)
- Sử dụng như gia vị trong nấu ăn hàng ngày
- Có thể dùng dạng bổ sung nếu cần (tham khảo ý kiến bác sĩ)

13. Hạn chế các món béo, ngọt, sữa trường hợp không dung nạp lactose
Một số loại thực phẩm như đồ ăn nhiều chất béo, đường hay các sản phẩm từ sữa có thể gây khó tiêu ở nhiều người, đặc biệt là những người gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc không dung nạp lactose. Việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này sẽ giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng sôi bụng.
Lời khuyên:
- Giảm tiêu thụ thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Hạn chế đồ ngọt, đặc biệt là đồ ngọt công nghiệp
- Thử các sản phẩm sữa không lactose nếu bạn nghi ngờ mình không dung nạp lactose
- Thực phẩm cay nóng

14. Bổ sung các sản phẩm chứa enzyme tiêu hóa
Nếu Sôi bụng thường xảy ra khi thức ăn không được tiêu hóa triệt để, lên men trong ruột và sinh khí. Điều này có thể do thiếu hụt enzym tiêu hóa hoặc hoạt động enzym không hiệu quả.
Việc bổ sung enzym giúp hỗ trợ phân giải thức ăn tốt hơn, giảm tình trạng lên men và hình thành khí, từ đó cải thiện triệu chứng sôi bụng. Những người có hệ tiêu hóa kém, ăn uống thất thường cũng nên cân nhắc bổ sung enzym tiêu hóa.

15. Bổ sung men vi sinh
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể dẫn đến tiêu hóa kém, tăng sinh khí và gây sôi bụng. Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm tình trạng sôi bụng. Những đối tượng nên sử dụng men vi sinh bao gồm: người rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, người dùng kháng sinh kéo dài hoặc có chế độ ăn ít chất xơ.
Lời khuyên:
- Sử dụng thực phẩm bổ sung probiotic
- Ăn sữa chua không đường hoặc các sản phẩm lên men tự nhiên
- Thực phẩm lên men như kim chi, dưa chua, kombucha

Khi nào sôi bụng cần đi thăm khám bác sĩ?
Sôi bụng thường là một hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng sôi bụng đi kèm với các triệu chứng sau:
- Khi sôi bụng kèm theo đau bụng dữ dội
- Khi có tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
- Khi sôi bụng đi kèm với sụt cân không rõ nguyên nhân
- Khi có máu trong phân
- Khi sôi bụng xảy ra liên tục và kéo dài nhiều ngày
- Khi có các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, sốt, mệt mỏi
Các tình trạng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn, bệnh celiac hoặc không dung nạp lactose.
Kết luận
Trên đây là 15 mẹo chữa sôi bụng tại nhà đơn giản, hiệu quả, dễ áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, nếu tình trạng sôi bụng kéo dài, đi kèm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc sốt, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc lắng nghe cơ thể và chủ động chăm sóc hệ tiêu hóa đúng cách sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe ổn định và phòng tránh các bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm.
Dược sĩ Phạm Cao Hà Đã kiểm duyệt nội dung Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng. Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.