Trong lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng hiện nay, viên nang mềm là dạng bào chế phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và sử dụng hằng ngày. Nhưng viên nang mềm là gì, chúng có những ưu điểm vượt trội nào so với các dạng bào chế khác? Và quy trình sản xuất viên nang mềm đạt chuẩn GMP ra sao? Cùng Mediphar USA khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Viên nang mềm là gì
Viên nang mềm là một dạng bào chế của thuốc hoặc thực phẩm chức năng, với lớp vỏ bọc bên ngoài mềm, được làm từ gelatin hoặc các hydrocolloid khác. Tùy theo công thức và mục đích sản xuất, bên trong viên nang mềm chứa hoạt chất ở dạng lỏng, dung dịch, hoặc bán rắn. Nhờ cấu tạo đặc biệt này, viên nang mềm có thể bảo vệ tốt các thành phần được bao bọc bên trong, giúp hoạt chất không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài như ánh sáng, không khí, hoặc độ ẩm. Đồng thời bảo vệ hoạt chất khỏi các tác nhân bên trong khi đi vào cơ thể như bị acid dạ dày ăn mòn.
Điểm nổi bật của viên nang mềm là khả năng tan nhanh và dễ hấp thụ khi vào cơ thể. Khi sử dụng, vỏ mềm sẽ nhanh chóng tan ra, giải phóng các chất bên trong để cơ thể hấp thu. Điều này giúp các hoạt chất phát huy tác dụng nhanh hơn so với nhiều dạng viên khác như viên nén, viên nang cứng. Bên cạnh đó, viên nang mềm dễ nuốt và ít có mùi vị khó chịu, nên thường được điều chế các sản phẩm sử dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người cao tuổi.
Từ những ưu điểm nổi bật này, viên nang mềm được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm dược phẩm như dầu cá, vitamin, thực phẩm chức năng hay các chiết xuất tự nhiên.
>>> Xem ngay các sản phẩm dạng viên nang mềm của Mediphar USA:
Viên nang mềm có tác dụng gì
Bằng kinh nghiệm gia công thực phẩm chức năng cho nhiều đối tác khách hàng khác nhau, Mediphar USA nhận thấy cho đến nay viên nang mềm vẫn là dạng bào chế được ưa chuộng khi khách hàng đặt sản xuất và gia công. Việc gia công viên nang mềm không chỉ mang lại hiệu quả tối ưu trong sản xuất mà còn đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường. Loại hình sản xuất viên nang mềm mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Cụ thể:
Đối với người dùng
Viên nang mềm mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho sức khỏe người tiêu dùng và tiện lợi trong việc sử dụng hàng ngày:
- Dễ hấp thụ: Lớp vỏ gelatin mỏng, dễ tan giúp hoạt chất hấp thụ nhanh chóng vào cơ thể, đặc biệt hiệu quả cho các sản phẩm chứa hoạt chất/ thành phần là vitamin A, D, E, omega-3 hay các hợp chất chống oxy hóa.
- Dễ sử dụng: Được thiết kế trơn mượt, dễ nuốt nên viên nang mềm rất phù hợp với người thường gặp khó khăn với dạng viên nén, viên nang cứng như người lớn tuổi và trẻ em.
- Bảo vệ và duy trì chất lượng hoạt chất: Khả năng bảo vệ dưỡng chất bên trong khỏi ánh sáng và oxy, giúp sản phẩm giữ hiệu quả cao trong suốt thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó, vỏ nang mềm bọc bên ngoài giúp bảo vệ hoạt chất khỏi acid dạ dày ăn mòn khi đi vào cơ thể.
Tuy nhiên, nhà sản xuất cần cung cấp thông tin hướng dẫn sử dụng và bảo quản đúng cách tại nơi khô ráo, thoáng mát để hoạt chất trong sản phẩm phát huy đúng công dụng.
- Giảm mùi vị khó chịu: Vỏ nang mềm giúp che giấu mùi vị của các hoạt chất bên trong, giúp người dùng, đặc biệt là trẻ em, người sợ thuốc, cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc có mùi khó chịu.
- Tính tiện lợi: Liều lượng trong mỗi viên nang mềm được nhà sản xuất điều chỉnh chính xác nên người dùng sẽ không cần chia nhỏ liều lượng hoặc chuẩn bị phức tạp khi sử dụng, đặc biệt tiện lợi cho người tiêu dùng bận rộn.
Do đó, nhiều người có xu hướng lựa chọn thực phẩm chức năng dạng viên nang mềm, không chỉ vì tính tiện lợi mà còn bởi độ an toàn và hiệu quả hấp thụ cao. Sự tiện lợi này phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện đại, khi mà người dùng mong muốn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe dễ sử dụng, hiệu quả lâu dài và an toàn trong việc bảo quản.
Đối với doanh nghiệp và nhà sản xuất
- Linh hoạt trong quy trình sản xuất: Viên nang mềm được ứng dụng cho một số sản phẩm nhất định như các loại vitamin, khoáng chất,… Tuy nhiên, dược sĩ thường linh hoạt trong công thức bào chế và thành phần hoạt chất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
- Bảo quản: Việc bảo quản sản phẩm tốt hơn nhờ lớp vỏ kín đồng thời bảo vệ thành phần hoạt tính khỏi tác động của không khí và độ ẩm, từ đó kéo dài thời hạn sử dụng.
- Đóng gói dễ dàng: Dễ đóng gói và thiết kế bao bì chuyên nghiệp, giúp sản phẩm nổi bật trên kệ hàng, thu hút khách hàng và tăng tính cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc sản xuất viên nang mềm đòi hỏi công nghệ hiện đại, cập nhật kiến thức sản xuất liên tục và quy trình phải đạt chuẩn chất lượng GMP, nên nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, người khởi nghiệp, nhà kinh doanh không đủ nguồn vốn lớn để đáp ứng sản xuất. Trong trường hợp này, nhà kinh doanh thường lựa chọn tìm kiếm đơn vị hợp tác gia công, điều này giúp giảm lượng chi phí đang kể trong việc đầu tư máy móc sản xuất thực phẩm chức năng dạng viên nang mềm.
Nếu bạn chưa hiểu rõ về gia công và chất lượng của hàng gia công có tốt hay không hãy đọc ngay bài viết này: Gia công là gì? Hàng gia công có tốt không?
Nhược điểm
Với những ưu điểm vượt trội, viên nang mềm dần trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, được các doanh nghiệp chú trọng phát triển và đầu tư. Tuy nhiên, viên nang mềm cũng có những hạn chế riêng. Việc hiểu rõ các ưu nhược điểm này giúp người tiêu dùng, doanh nghiệp và nhà sản xuất đánh giá kỹ lưỡng, từ đó tối ưu hóa trong việc sử dụng, sản xuất, và kinh doanh loại sản phẩm này.
- Chi phí sản xuất cao: Quy trình sản xuất viên nang mềm yêu cầu công nghệ và trang thiết bị hiện đại, đồng thời cần nguyên liệu như gelatin chất lượng cao để đảm bảo vỏ viên mềm dai và bền, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn. Điều này có thể làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của người tiêu dùng và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt: Viên nang mềm nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm, dễ bị biến dạng hoặc tan chảy nếu bảo quản không đúng cách. Đối với doanh nghiệp và nhà bán lẻ, điều này đòi hỏi đầu tư vào việc bảo quản để giữ sản phẩm trong tình trạng tốt nhất.
- Hạn chế trong việc lựa chọn thành phần hoạt chất: Một số hoạt chất không phù hợp để bào chế dưới dạng viên nang mềm vì có thể gây tương tác với vỏ gelatin hoặc làm hỏng viên nang. Do đó, khi gia công thực phẩm chức năng, nhà sản xuất thường dựa trên thành phần của sản phẩm mà tư vấn cho nhà kinh doanh dạng thành phẩm phù hợp, như dạng viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm,…
Hiểu rõ ưu nhược điểm của khi sản xuất viên nang mềm giúp người mua hiểu rõ sản phẩm, đồng thời giúp nhà kinh doanh phát triển sản phẩm đáp ứng đúng thị hiếu, tối ưu hóa lợi nhuận và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường.
Viên nang cứng và viên nang mềm khác nhau thế nào
Trên thị trường hiện nay, viên nang được chia làm 2 dạng chính là viên nang cứng và viên nang mềm, mỗi loại đều có những đặc tính riêng, phù hợp với các loại hoạt chất và mục đích sử dụng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về hai dạng bào chế này, chúng ta hãy cùng so sánh chúng qua các đặc điểm cụ thể dưới đây:
Tiêu chí | Viên nang cứng | Viên nang mềm |
Cấu tạo | Vỏ gồm hai phần ghép lại, thường làm từ gelatin. | Vỏ mềm, dẻo, thường làm từ gelatin, hoặc các hydrocolloid khác |
Hình thức | Thường chứa bột hoặc các hạt nhỏ | Chứa dung dịch dạng lỏng hoặc dạng bán rắn |
Khả năng bảo vệ hoạt chất | Kém hơn, dễ thấm khí, thích hợp cho hoạt chất ổn định hơn. | Bảo vệ hoạt chất tốt hơn, tránh ánh sáng, không khí và độ ẩm |
Tốc độ hấp thu | Hấp thu chậm hơn do cần thời gian tan rã | Hấp thu nhanh hơn nhờ vỏ mềm tan nhanh trong cơ thể |
Tiện dụng | Đôi khi gây khó nuốt, đặc biệt cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi | Dễ nuốt, không có mùi vị, phù hợp với mọi đối tượng |
Chi phí sản xuất | Thấp hơn, quy trình sản xuất ít phức tạp hơn | Cao hơn, yêu cầu công nghệ hiện đại và kiểm soát chặt chẽ |
Như vậy, tùy vào đặc trưng sản phẩm và nhu cầu của người dùng, nhà sản xuất lựa chọn loại viên nang phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả và trải nghiệm cho người dùng.
>>> Xem chi tiết tại bài viết: Viên nang là gì? Phân loại, So sánh viên nang cứng và viên nang mềm
Quy trình sản xuất viên nang mềm đạt chuẩn GMP
Viên nang mềm là những dòng sản phẩm sử dụng trực tiếp vào cơ thể nên chất lượng sản phẩm cần đảm bảo để bảo vệ an toàn sức khỏe người dùng. Do đó, quy trình sản xuất viên nang mềm được chú trọng hàng đầu và là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nhà kinh doanh cần lựa chọn các đơn vị uy tín, đạt chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) đồng thời theo dõi và kiểm soát chặt chẽ từng công đoạn nhằm ngăn ngừa mọi rủi ro có thể ảnh hưởng đến sản phẩm cuối cùng.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, quy trình sản xuất viên nang mềm được thực hiện qua các bước liên tục và tự động. Quy trình chuẩn GMP trong sản xuất viên nang mềm sẽ trải qua các bước như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu cho phần vỏ viên nang và hoạt chất chứa bên trong được chuẩn bị riêng biệt. Vỏ viên nang thường được làm từ gelatin, glycerin, chất tạo màu, và chất làm mềm. Các hoạt chất và thành phần của dung dịch bên trong được pha chế theo đúng công thức, đảm bảo độ chính xác cho sản phẩm.
- Nấu vỏ viên nang: Hỗn hợp gelatin và các chất tạo màng được ngâm trong nước khử khoáng, sau đó được nấu và duy trì ở nhiệt độ 57 – 60 độ để tạo ra lớp vỏ mềm dẻo. Quá trình nấu này phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo độ bền và độ dày theo đúng tỉ lệ vỏ nang đã đề ra.
- Tạo hình viên nang và bơm dung dịch: Khi vỏ gelatin đã sẵn sàng, dây chuyền tự động sẽ tạo hình viên nang và đồng thời bơm dung dịch chứa bên trong vào. Quá trình này đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo viên nang được tạo ra đều đặn, không có lỗ hổng hoặc sự cố rò rỉ.
- Niêm phong viên nang: Sau khi bơm dung dịch, viên nang sẽ được hàn kín ở nhiệt độ từ 37 – 40 độ C để lớp vỏ gelatin dính liền lại và tránh tiếp xúc với không khí.
- Làm khô: Viên nang mềm sau khi được đóng nang sẽ được chuyển vào lồng quay để làm khô, giúp giảm bớt độ ẩm và loại bỏ dầu bám trên viên. Quá trình làm khô cần thực hiện ở nhiệt độ 21 – 24 độ C và độ ẩm từ 20 – 30 độ C để tránh biến dạng viên nang.
- Kiểm tra chất lượng: Sau khi hoàn tất các công đoạn, dược sĩ tại nhà máy sản xuất sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng viên nang. Các yếu tố như chất lượng, độ bền, kích thước, trọng lượng, và tính đồng nhất của viên nang phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả.
- Đóng gói và bảo quản: Viên nang mềm đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được đóng gói chuyên dụng, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi ánh sáng, độ ẩm, và không khí. Đối với viên nang mềm, nhà sản xuất thường chọn cách đóng vào lọ hoặc ép vỉ để đảm bảo chất lượng. Sau đó, sản phẩm sẽ được đóng gói trong bao bì và bảo quản ở điều kiện theo hướng dẫn để duy trì chất lượng.
Việc sản xuất viên nang mềm theo tiêu chuẩn GMP là yếu tố quan trọng trong ngành sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp và kinh doanh vừa và nhỏ. Chứng nhận GMP giúp khách hàng có cơ sở để tin tưởng, đảm bảo về chất lượng và an toàn sản phẩm mà họ sử dụng. Bên cạnh đó, chứng nhận còn giúp các doanh nghiệp khẳng định uy tín, có đủ điều kiện để sản xuất và kinh doanh sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên để đảm bảo các yếu tố này thì tương đối khó khăn đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Một giải pháp tối ưu là tìm kiếm đối tác gia công uy tín, điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư vào dây chuyền sản xuất mà còn đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Hơn nữa, hợp tác với đơn vị gia công đạt chuẩn GMP còn mở ra cơ hội mở rộng thị trường nhờ khả năng tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh trong ngành.
Nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm đơn vị gia công đáng tin cậy, hãy tham khảo dịch vụ gia công thực phẩm chức năng chuẩn GMP của Mediphar USA. Nhà máy Mediphar USA chuyên sản xuất các dòng thực phẩm chức năng chất lượng đạt chuẩn GMP và ISO 220000, phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Đặc biệt, dây chuyền sản xuất viên nang mềm là thế mạnh của nhà máy nên quý đối tác, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng thành phẩm.
Thông tin liên hệ
- Văn phòng đại diện: 93 Đất Thánh, Phường 6, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Địa chỉ nhà máy: Ấp Bình Tiền 2, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
- Hotline: 0903 893 866
- Website: https://medipharusa.com/
- Email: medipharusa2018@gmail.com
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.