Phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả?

Điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân gây tàn phế thường gặp trong xã hội, đặc biệt ở ngươi cao tuổi. Mediphar USA xin chia sẻ một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất hiện nay

Thực trạng của bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính với việc vận hành “trục trặc” của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là: đau, cứng khớp, hạn chế vận động, ở vị trí khớp.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 0,3% – 0,5% dân số thế giới bệnh về khớp thì trong đó có 20% bị thoái hóa khớp.

Ở Mỹ: 80% trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp.

Ở Pháp: thoái hóa khớp chiếm 28% số bệnh về xương khớp.

Ở Việt Nam: thoái hóa khớp chiếm 10,41% các bệnh về xương khớp.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở tất cả các khớp nhưng vị trí thường gặp nhất là cột sống thắt lưng: 30%, cột sống cổ: 14%, khớp gối: 13%. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu thoái hóa khớp thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Các cơn đau thoảng qua cộng với việc người bệnh cố chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau để lấn át các cơn đau nên tình trạng bệnh trở nên nặng nề như nhiễm trùng khớp, teo cơ, bại liệt suốt đời.

điều trị thoái hóa khớp

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Bên cạnh nguyên nhân bẩm sinh và do di truyền, thì yếu tố tuổi tác, béo phì, nội tiết cũng đều là tác nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân gây tàn phế thường gặp trong xã hội, đặc biệt ở ngươi cao tuổi và nữ giới. Càng lớn tuổi, tỷ lệ mắc thoái hóa khớp càng cao, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, sức lao động của xã hội. Bệnh gây tổn hại đến kinh tế vì chi phí điều trị thường khá tốn kém nhưng hiệu quả thường không đạt như ý muốn.

Điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

1. Điều trị thoái hóa khớp theo quy ước của y học hiện đại

Theo y học hiện đại không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng phục hồi chức năng. Cùng với đó là phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các tác động cơ giới quá mức ở khớp.

Chẩn đoán qua khám thực thể với sự hỗ trợ của X- quang, MRI, nội soi khớp (Arthroscopy). Tuy nhiên, các biện pháp trên có độ nhạy thấp vì khi phát hiện tổn thương trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc nội soi, bệnh đã diễn biến nặng khó phục hồi hoàn toàn.

Hiện tại chưa có loại dấu ấn sinh học nào (biomarker) đặc hiệu của bệnh. Một số chỉ tiêu hỗ trợ chẩn đoán: tốc độ máu lắng (VSS), CRP, RF, Interleukin…

Để điều trị, bạn có thể dùng thuốc chống viêm – giảm đau không steroids như: Aspirine, Indomethacine, Voltaren, Profenid, Felden, Meloxicam…, hoặc bổ sung Intra-Articular Hyaluronic Acid (Viscosupplementation), Glucosamine; tiêm corticosteroid vào khớp, phẫu thuật thay khớp, tiêm tế bào gốc…

Điều trị thoái hóa khớp
Điều trị thoái hóa khớp

Bên cạnh đó, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu kết hợp với dụng cụ chuyên khoa, đai cố định khớp gối và cột sống…

3. Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp thiên nhiên

Bổ sung Collagen từ cao xương động vật, dược liệu (Ngưu tất, Cỏ Xước, Mắc cở, Boswellia serrata (Indian frankincense): có tác dụng kháng viêm, giảm đau mạnh, bài thuốc YHCT (Độc hoạt tang ký sinh, Quyên tý thang, Khu phong trừ thấp…).

Giải pháp không dùng thuốc cũng đem lại những hiệu quả đáng kể như châm cứu, xoa bóp – day bấm huyệt, tập luyện: bơi lội, Kéo dãn: cơ chung quanh vùng khớp bệnh giúp giảm đau, chườm nóng hay chườm lạnh có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Ngoài ra, để tránh xương khớp bị quá tải, hãy giữ cân nặng ở mức hợp lý, lao động đúng tư thế, không quá sức và nghỉ ngơi tích cực.

Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp thiên nhiên
Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp thiên nhiên

4. Dùng thực phẩm chống viêm

Viêm là yếu tố góp phần tổn thương nặng thêm xương khớp bị thoái hóa, dựa vào kết quả những công trình nghiên cứu năm 2015. Các nhà nghiên cứu kết luận: chế độ ăn giàu trái cây và rau tươi, các loại hạt, legume, đậu… có tác dụng giảm viêm rõ trên những người tham gia nghiên cứu.

điều trị thoái hóa khớp
Dùng thực phẩm chống viêm

Bổ sung thực phẩm chức năng có tác dụng chống viêm

Dầu cá: từ các nước lạnh như Cá hồi (salmon), Cá thu (mackerel), Cá Ngừ (tuna), cá Tuyết (cod) và cá Trích (herring), chứa một lượng lớn acid béo omega-3. Giúp chống các receptor viêm. Năm 2010, những nghiên cứu Phân tích tổng hợp (meta-analysis) đánh giá tác dụng của dầu cá trên VKTH. Khi kết hợp dầu cá với thuốc kháng viêm non-steroid nhận thấy giảm triệu chứng căng cứng khớp gối ở người VKTH khi đứng kéo dài.

Tham khảo sản phẩm: Dầu cá Omega 3 Fish Oil

Omega_3 Fish Oil
Chi tiết về viên uống dầu cá Omega_3 Fish Oil

Thức ăn có tác dụng chống viêm

  • Nghệ được ghi nhận từ một vài kết quả nghiên cứu cho thấy có kết quả phòng và kháng viêm tốt. Chỉ lưu ý khi sử dụng cùng một lúc với thuốc chống đông máu.
  • Probiotic có lợi trên người bệnh khớp. Năm 2014 một nghiên cứu khi cho Lactobacillus casei trên người VKTH trong 8 tuần ghi nhận kết quả kháng viêm và cải thiện hoạt động của khớp. Những thức ăn như Yogurt và dưa chua là nguồn cung cấp probiotic.
  • Rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, bông cải, rau bina, cải bắp, cà bắp… Các loại quả hạt như anh đào, việt quất, nho đỏ, dừa, quả bơ, quả óc chó, hạnh nhân.
  • Cá nước lạnh như cá mòi, cá hồi, trà xanh, Chocolate đen, một ít rượu vang, olive…
  • Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những người ăn chế độ thực vật chủ yếu sẽ có tác dụng chống viêm, chống gốc tự do.
  • Bên cạnh đó, tránh ăn thịt chế biến sẵn, nước có đường, Soda, bánh mì ống trắng, thức ăn chứa nhiều Gluten, thức ăn nhiều chất béo, nhiều bột đường thúc đẩy hiện tượng viêm. Hạn chế rượu, bia quá độ.

Trên đây là những hướng dẫn về cách điều trị thoái hóa khớp. Mong rằng bài viết sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho quý độc giả.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan