Các bệnh đau xương khớp thường gặp khi trời trở lạnh

“Mỗi khi thời tiết có dấu hiệu chuyển mùa, là chân tôi đau nhức triền miên, đi lại rất khó khăn”. Đó là lời chia sẻ của Bác Hạnh (58 tuổi) khi nói về căn bệnh viêm khớp của mình. Đây chắc hẳn cũng là tình trạng chung của rất nhiều người dân Việt Nam hiên nay, đang bị hành hạ bởi những cơn đau dai dẳng của các bệnh về xương khớp.

Trước đây, các bệnh về xương khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi, thì hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc các bệnh về xương khớp đang ngày càng gia tăng đáng kể. Bất kể người bệnh đang ở trong giai đoạn nào, thì cho dù là ngày hay đêm, tay chân đều cảm thấy ê ẩm, sống chật vật với những cơn đau nhức xương khớp đang hoành hành mỗi khi “trái gió trở trời”. Nhiều người nặng hơn dẫn đến mất ăn mất ngủ, không thể đi lại, làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và sức khỏe.

bệnh đau xương khớp
Các bệnh đau xương khớp thường gặp mùa lạnh

Các bệnh đau nhức xương khớp hay gặp vào mùa lạnh

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp tức là thoái hóa các mô sụn, khiến các tế bào sụn khớp và các mô dịch bị hư tổn, khiến khớp bị “trật bánh”. Đây là bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi và nhuyễn hóa.

Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn. Hơn nữa, khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hằng ngày cũng bị giảm đi, cũng góp phần làm bệnh nặng thêm.

Thoái hóa khớp thường đi kèm với các biểu hiện sưng khớp, đau nhức khớp kèm theo cảm giác cứng khớp gây khó khăn trong việc vận động. Khi cử động thì có tiếng lạo xạo và thường xảy ra ở những vị trí phổ biến như cột sống cổ, ngón tay, bàn tay, viêm khớp gối, viêm khớp háng, cột sống thắt lưng, gót chân, bàn chân.

Người bệnh thường có tâm lí chủ quan, cho rằng các bệnh liên quan đến xương khớp không nghiệm trọng vì nó không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến tàn phế,  đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá và tăng mạnh.

bệnh đau xương khớp
Thoái hóa khớp là bệnh đau xương khớp thường gặp nhất

Viêm khớp dạng thấp 

Bệnh này thường gặp ở nữ giới bước vào độ tuổi trung niên, nếu tình trạng viêm khớp kéo dài với các đợt sưng đau khớp cấp tình sẽ làm cho bệnh nặng hơn sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác.

Biểu hiện của viêm khớp dạng thấp: Sáng sớm ngủ dậy, người bệnh có cảm giác cứng tại khớp, khó vận động. Dấu hiệu này thấy rõ nhất ở khớp cổ tay và bàn tay, người bệnh phải gấp, xoay cổ tay… trong một hoặc vài tiếng mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Sau nhiều đợt viêm khớp cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài tháng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế.

Đau vai gáy, đau thắt lưng

Đây là bệnh thường găp của nhân viên văn phòng, người hay đánh máy tính… Khi trời lạnh cộng với nhiệt độ máy lạnh trong phòng, các cơ thường thường co lại để sinh nhiệt, tư thế “so vai, rụt cổ” do các cơ vùng gáy co lại để hạn chế tối đa trao đổi nhiệt với môi trường lạnh xung quanh.

Khi ngồi với tư thế này trong thời gian dài làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây mệt và mỏi cơ. Có thể đau một hay hai bên bả vai, hạn chế các động tác của cột sống như cúi, ưỡn, nghiêng… Các triệu chứng hay đi kèm là trạng thái mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ…

Bệnh gout

Thời tiết thay đổi kéo theo sự thay đổi các yếu tố bên trong cơ thể như: độ nhớt dịch khớp, độ nhớt của máu, thay đổi nồng độ hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch. Ngoài ra, khi nhiệt độ không khí giảm, khiến nhiệt độ bề mặt da giảm, các lỗ chân lông sẽ thu nhỏ lại để giữ nhiệt độ cho cơ thể.

Lúc này, mạch máu ngoại vi cũng co lại khiến máu lưu thông kém hơn, máu mang theo dinh dưỡng đến khớp cũng giảm, màng hoạt dịch và các sụn khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ trở nên dễ bị kích thích. Hơn nữa khoảng 2-3 giờ sáng, nhiệt độ của ngón chân cái là thấp nhất, do đó các muối urat dễ kết tủa nhất, khiến các khớp trở thành nạn nhân bị “nội công, ngoại kích”. Kết quả là: bệnh gút cấp bùng phát lên, có thể khiến khớp sưng đau dữ dội.

bệnh đau xương khớp
Triệu chứng bệnh gout

Tại sao trời lạnh dễ gây đau xương khớp?

Sở dĩ khi thời tiết thay đổi, người bệnh thường thấy đau nặng hơn là do áp suất khí quyển thay đổi làm thời tiết chuyển mưa, độ ẩm cao, trời lạnh khiến các mô nở ra tạo áp lực cho các khớp làm tăng phản ứng viêm.

Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu cho thấy sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm cũng kéo theo sự thay đổi của các yếu tố khác bên trong cơ thể như độ nước của máu, độ nước của dịch khớp, sự kết tủa của các muối, thay đổi nồng độ các hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch.

Lúc đó, các mao mạch bị co lại làm giảm lượng máu cung cấp đến các cơ. Các tế bào cơ khi thiếu oxy sẽ co lại, bị viêm, làm xuất hiện các cơn đau khớp với tần suất tăng mạnh. Bệnh tiến triển trầm trọng hơn làm hạn chế khả năng vận động, thậm chí đi lại khó khăn. Vì vậy, khi cơ thể bị đau nhức xương khớp do trời lạnh cần phải được điều trị sớm để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Về dự phòng một yếu tố quan trọng là phải giữ ấm cơ thể, bổ sung đầy đủ 2.5 lít nước mỗi ngày.

Phòng bệnh đau xương khớp khi trời trở lạnh

Để làm giảm cơn đau nhức khớp khi trở lạnh, một số mẹo dân gian dưới đây cũng vô cùng hiệu quả:

– Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm nóng/ ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng. Tránh xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau).

– Ngâm nước muối ấm bàn tay, bàn chân, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hòa nhiệt độ…

– Đi bộ, tập các bài tập giúp cải thiện vận động và giảm cứng khớp. Hoạt động này vào buổi sáng sớm có tác dụng rất lớn trong việc giảm các cơn đau khớp

– Bổ sung cho cơ thể đầy đủ các vi chất cần thiết như: canxi, vitamin C, D ăn nhiều trái cây, cá hồi, các loại hạt, rau lá xanh, cải xoăn…

– Hạn chế các chất kích thích, thịt đỏ, chất béo bão hòa, đồ ăn quá chua, quá mặn… Đặc biệt, duy trì cân nặng hợp lý để tránh gây áp lực cho các khớp, giúp khớp không bị thoái hóa sớm.

Sản phẩm phòng ngừa bệnh đau xương khớp hiệu quả

glucosamin 1500
Glucosamin 1500 phòng ngừa bệnh đau xương khớp

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp là cách điều trị hiệu quả. Theo các chuyên gia Y tế, việc kết hợp bổ sung thành phần glucosmine và choindroitine sẽ hỗ trợ hiệu quả giảm các cơn đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp, khô khớp khi thời tiết thay đổi.

Glucosamine 1500 của Công ty Mediphar USA là dạng viên nang mềm, giúp cho cơ thể dễ hấp thu, không những làmgiảm cơn đau nhức xương khớp mà còn có tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh về xương khớp. Sử dụng đúng liệu trình từ 2 -3 tháng, người bệnh sẽ thấy tác dụng rõ nhất.

>> Hãy liên hệ trực tiếp đến Mediphar USA ngay bây giờ nếu muốn nhập sỉ Glucosamine 150 cho phòng khám, nhà thuốc, bệnh viện của mình. Chương trình ưu đãi đặc biệt chỉ dành cho khách sỉ MUA 5 TẶNG 1 số lượng có giới hạn. Vui lòng liên hệ ngay bằng cách:

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan