Niacin là gì? 10 lợi ích sức khỏe của Niacin bạn nên biết

niacin là gì

Niacin là thành phần hoạt chất rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Đọc bài viết để tìm hiểu về Niacin và những lợi ích tiềm năng của Niacin với cơ thể.

Niacin là chất gì? Tổng quan về Niacin

Niacin (còn được gọi là vitamin B3) là một trong những vitamin B hòa tan trong nước. 

Niacin là tên chung của axit nicotinic, nicotinamide (niacinamide) và các dẫn xuất liên quan.

chức năng của niacin
Chức năng của niacin

Trong cơ thể, niacin được chuyển đổi thành coenzyme (chất kích hoạt enzyme) được gọi là nicotinamide adenine dinucleotide (NAD). Có hơn 400 enzym trong cơ thể cần NAD để thực hiện các chức năng như:

  • Tạo năng lượng.
  • Duy trì các gen khỏe mạnh.
  • Giao tiếp tế bào.

Niacin giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng, tạo ra cholesterolchất béo, tạo và sửa chữa DNA, đồng thời có tác dụng chống oxy hóa.

10 lợi ích sức khỏe tiềm năng của Niacin

1. Niacin giúp điều trị tăng cholesterol trong máu

tác dụng của vitamin b3
Niacin giúp hỗ trợ điều trị ổn định lipid trong máu

Niacin được kê đơn cùng với thuốc giảm cholesterol như statin để giúp bình thường hóa mức lipid trong máu. 

Nó có thể làm tăng cholesterol lành mạnh (HDL) từ 15% đến 35%. Đồng thời làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) từ 5% đến 25%. 

Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng niacin tốt cho những người có nguy cơ đau tim và bệnh tim. Vì nó không chỉ làm giảm cholesterol LDL mà giảm cả chất béo trung tính từ 20% đến 50%

Vitamin B3 cũng đã được FDA chấp thuận để điều trị rối loạn lipid máu (tăng cholesterol hoặc các chất béo khác trong máu).

2. Vitamin B3 giúp làm giảm huyết áp

Các thử nghiệm lâm sàng nhỏ về việc sử dụng niacin đã cho thấy nó có tác dụng hạ huyết áp đáng kể ở những người bị tăng huyết áp. 

Cần nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để xác định mức độ hiệu quả của niacin trong việc hạ huyết áp và giảm nguy cơ biến cố tim mạch. Tuy nhiên phần đa các kết quả hiện tại đều khá khả quan. 

3.Niacin cải thiện sức khỏe tâm thần

Thói quen ăn uống có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều rối loạn tâm thần bao gồm trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. 

Thiếu hụt niacin cũng có thể là nguyên dẫn dẫn đến một số rối loạn tâm thần. 

Nó có khả năng giảm lưu lượng máu não ở bệnh nhân trầm cảm và cải thiện lưu lượng máu não sau khi điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Vì vậy vitamin B3 còn được kê đơn kèm theo thuốc trị trầm cảm.

4. Cải thiện sức khỏe làn da

vitamin b3 trong mỹ phẩm
Dẫn xuất Niacinamide của Niacin được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm

Những ai yêu làm đẹp đều biết rằng B3 trong mỹ phẩm là một thành phần phổ biến với nhiều công dụng.

Niacin là một chất bổ sung tuyệt vời cho da. 

Nó có thể giúp bảo vệ các tế bào da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, làm sạch mụn, đồng thời giảm mẩn đỏ và viêm nhiễm. 

Vitamin B3 trong công thức của niacinamide thường được sử dụng như một liệu pháp trị liệu da. 

Thậm chí Vitamin B3  còn giúp kiểm soát các tình trạng viêm da như pemphigoid bóng nước hoặc u hạt. 

5. Vitamin B3 giúp giảm chứng đau nửa đầu

Loại vitamin này có thể có lợi trong điều trị và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.

Niacin có thể ngăn ngừa các triệu chứng đau nửa đầu bằng cách mở rộng các mạch nội sọ và sau sự co thắt của các mạch ngoại sọ.

6. Phòng chống bệnh Alzheimer

Ăn nhiều thực phẩm chứa niacin trong có thể giúp chống lại bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. 

Việc hấp thụ nhiều niacin hơn cũng có tác dụng làm giảm tốc độ suy giảm nhận thức theo thời gian.

7. Phòng chống nguy cơ bị dị tật bẩm sinh

Niacin có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) ở người và giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh nói chung.

Tuy nhiên cần nhiều bằng chứng hơn khẳng định hoàn toàn khả năng này. Mẹ bầu nên hỏi kỹ ý kiến bác sĩ khi muốn bổ sung thêm.

8. Niacin hỗ trợ hệ tiêu hóa

vitamin b3 tác dụng
Tiêu thụ nhiều vitamin B3 tốt cho hệ tiêu hóa

Niacin rất tốt cho hệ tiêu hóa vì vitamin B3 giúp phân hủy các chất dinh dưỡng như carbs và chất béo thành năng lượng. 

Người thiếu niacin sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và có thể gặp các vấn đề về đường tiêu hóa theo thời gian. 

9. Giảm thiểu rối loạn cương dương (ED)

Vì niacin giúp cải thiện lưu lượng máu, nó cũng có thể tốt cho chứng liệt dương.

Bổ sung niacin có thể cải thiện chức năng tình dục ở những người đàn ông bị ED do rối loạn lipid máu. 

10. Vitamin B3 tốt cho sức khỏe xương khớp

Niacinamide đã khẳng định là có tác dụng tăng khả năng vận động của khớp. Đồng thời giúp giảm các triệu chứng đau, viêm và sưng khớp. 

Do tác dụng chống viêm, niacin có thể là một lựa chọn điều trị tốt cho những người bị viêm khớp.

Bệnh Pellagra do thiếu Niacin: Triệu chứng và điều trị

Niacin có trong nhiều loại thực phẩm thông thường nên cơ thể thường được đáp ứng đủ lượng cần thiết cho cơ thể. Vậy nên thiếu hụt Niacin là tình trạng khá hiếm gặp.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, lượng B3 không được cung cấp đủ gây nên bệnh Pellagra. Nguyên nhân chủ yếu là:

  • Thiếu dinh dưỡng: Do chế độ ăn uống thiếu chất dẫn đến không cung cấp đủ hàm lượng Niacin và tryptophan. Tình trạng này thường gặp ở người nghiện rượu, biếng ăn hoặc mắc bệnh viêm ruột.
  • Mắc bệnh Hartnup, hội chứng carcinoid hoặc các tình trạng làm giảm khả năng chuyển đổi trytophan thành niacin trong cơ thể.
  • Người ăn ít vitamin B2, B6 hoặc sắt vì điều này có thể làm giảm lượng tryptophan chuyển hóa thành niacin.

4 Triệu chứng thiếu Niacin tiêu biểu

  • Xuất hiện các triệu chứng ở da: đỏ da tình trạng phát ban sậm màu, đôi khi có vảy phát triển trên các vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Gặp tình trạng nôn mửa, táo bón và tiêu chảy.
  • Gặp các vấn đề về tuần hoàn, đau đầu, mất trí nhớ. Trường hợp nghiêm trọng còn xuất hiện ảo giác.
  • Tình trạng nguy cấp: Lưỡi và màng nhầy miệng trở thành màu đỏ, đau miệng, viêm loét, tăng tiết nước bọt và phù nề lưỡi.

Điều trị bệnh Pellagar

bệnh pellagra do thiếu vitamin b3

Thực hiện chế độ ăn giàu khỏe mạnh giàu các vitamin B nói chung.

Ngoài ra, Nicotinamide thường được kê đơn để trị thiếu hụt Niacin vì ít tác dụng phụ so với dạng axit nicotinic.

Niain có ở đâu? Các nguồn bổ sung Niacin tốt?

Niacin có tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và có sẵn ở dạng bổ sung và kê đơn. Ngoài ra Niacin cũng có thể được tạo ra trong cơ thể từ axit amin tryptophan. 

Thực phẩm giàu Niacin

nguồn thực phẩm vitamin b3
Các thực phẩm giàu B3
  • Thực phẩm có nguồn gốc động vật: thịt gia cầm, thịt bò và cá cung cấp khoảng 5-10 mg niacin mỗi khẩu phần.
  • Thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc, cung cấp khoảng 2-5 mg niacin mỗi khẩu phần
  • Một số sản phẩm ngũ cốc, bánh mì, ngũ cốc và sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh có chứa thêm niacin bổ sung. 

TPCN bổ sung Niacin

Thực phẩm chức năng Niacin có sẵn trong các sản phẩm đa sinh tố-khoáng chất, trong các sản phẩm bổ sung có chứa các vitamin B khác và trong các chất bổ sung chỉ chứa niacin. 

Axit nicotinic và nicotinamide là hai dạng niacin phổ biến nhất trong các chất bổ sung.

Viên bổ sung tổng hợp Century 2015 Mediphar USA

bổ sung vitamin
Viên bổ sung tổng hợp Century 2015

Viên nang bổ sung tổng hợp Century 2015 của Mediphar USA là sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất dành bà bầu, trẻ em đang phát triển, người lớn tuổi và người bệnh lâu ngày.

Chế độ ăn uống hàng ngày có thể không cung cấp đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết. 

Viên bổ sung Century 2015 sẽ giúp bạn giải pháp giúp bạn cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất. Giúp tăng cường chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể.

Với 2 viên Century 2015 mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ sung đa dưỡng chất với hơn 16 loại vitamin như A, B1, B2, B3, D… và 17 khoáng chất khác.

Sản phẩm được sản xuất bởi Mediphar USA, với nguồn nguyên liệu nhập khẩu châu Âu và đảm bảo đạt các chứng nhận của Bộ Y tế nên bạn có thể hoàn toàn an tâm để sử dụng..

Thuốc uống kê đơn

Niacin cũng có sẵn dưới dạng thuốc uống kê đơn là Nipasan và Nipacor với hàm lượng khoảng 1000 mg. Có tác dụng điều trị lượng cholesterol trong máu tăng cao. 

Liều lượng B3 khuyến nghị và các lưu ý

Liều lượng Niacin

  • Lượng tiêu thụ Niacin khuyên dùng là 16 mg đối với nam giới trưởng thành và 14 mg đối với phụ nữ trưởng thành. 
  • Phụ nữ có thai liều dùng tăng lên 18 mg mỗi ngày và 17 mg mỗi ngày cho phụ nữ đang cho con bú. 
  • Liều cao hơn được kê đơn để điều trị các bệnh như bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch hoặc rối loạn lipid máu theo chỉ định của bác sĩ.

5 Tác dụng phụ

Mặc dù rất hiếm nhưng Niacin cũng có thể gây ra một số tác dụng khi sử dụng với liều cao. Ví dụ như: 

  • Người đỏ bừng (đột ngột đỏ mặt, cổ hoặc phần trên ngực).
  • Ngứa hoặc da khô.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Tăng ho.

Liên hệ ngay với bác sĩ khi gặp các triệu chứng như huyết áp thấp, thay đổi nhịp tim, vàng da, loét, các vấn đề về thị lực.

Tương tác thuốc của Niacin

Niacin có thể gây tác dụng phụ hoặc dẫn đến các vấn đề sức khỏe khi sử dụng chung với một số loại thuốc. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn bổ sung Niacin nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc sau:

  • Thuốc huyết áp : Dùng niacin cùng lúc với thuốc huyết áp có thể làm tăng nguy cơ bị huyết áp thấp. 
  • Thuốc chữa bệnh tiểu đường: Niacin có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết khi nó kết hợp với thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
  • Thuốc thải độc gan : Dùng thuốc thải độc gan và niacin cùng lúc làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan hoặc tổn thương gan. 
  • Các chất cô lập axit mật: Niacin và các chất cô lập axit mật, nên cần uống cách nhau khoảng vài giờ.
  • Statin: Dùng niacin liều cao hơn với thuốc statin có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân

Kết luận

Niacin cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tổng thể của con người. Ngoài chế độ ăn cân bằng, lành mạnh, bạn cũng có thể bổ sung Niacin qua các sản phẩm bổ sung đa sinh tố – khoáng chất như Century 2015.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan