Mắt bị cộm là triệu chứng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cộm mắt có thể chỉ là vấn đề tạm thời do tác động bên ngoài và sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý về mắt nghiêm trọng cần phải lưu ý. Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng mắt cộm? Trong bài viết dưới đây, Mediphar USA sẽ cung cấp thông tin cụ thể đến bạn.
Những vấn đề thường gặp khi mắt bị cộm
Cộm mắt là tình trạng mắt cảm thấy khó chịu, giống như có vật lạ cọ xát, gây khô rát và ngứa ngáy. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, cộm mắt có thể đi kèm với các triệu chứng sau:
- Chảy nước mắt
- Mắt đỏ và đau
- Nhìn mờ
- Xuất hiện gỉ mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
Nhiều người có thói quen dụi mắt khi gặp tình trạng này. Điều đó có thể làm tổn thương giác mạc và khiến mắt đau hơn.

Mắt bị cộm là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Mắt bị cộm có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Bụi bay vào mắt khi di chuyển ngoài đường hoặc có dị vật rơi vào mắt.
- Chấn thương mắt trong quá trình làm việc, lao động.
- Tiếp xúc quá thường xuyên với màn hình máy tính, điện thoại, tivi.
- Thức khuya, ít chớp mắt.
- Căng thẳng (stress), thay đổi nội tiết trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu cộm mắt đi kèm với các triệu chứng khác như: Mắt bị cộm nhưng không có bụi, mờ mắt, có cảm giác cay rát… Lúc này, rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh lý về mắt như:
Khô mắt
Khô mắt là tình trạng mắt không có đủ nước mắt để duy trì độ ẩm cần thiết. Nước mắt bao gồm hỗn hợp nước, dầu béo, protein và các chất điện giải, giúp giữ ẩm cho bề mặt giác mạc và kết mạc, bôi trơn mí mắt, cung cấp dưỡng chất và oxy cho tế bào biểu mô. Ngoài ra, nước mắt còn có vai trò miễn dịch, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Nguyên nhân chính gây khô mắt là do giảm tiết nước mắt. Điều này có thể xuất phát từ các yếu tố như rối loạn miễn dịch toàn thân, teo và xơ hóa tuyến lệ, sẹo kết mạc do bệnh mắt hột, sử dụng thuốc nhỏ mắt kéo dài hoặc mắc các bệnh kết mạc mạn tính.

Các triệu chứng điển hình của khô mắt bao gồm:
- Ngứa mắt, nhức mắt.
- Cảm giác cộm, cay và đau rát.
- Xuất hiện dử mắt dính hoặc bọt trắng ở hai góc mắt.
- Mắt bị nhòe khi phải thường xuyên chớp mắt.
- Cảm giác buồn ngủ, khó mở mắt vào buổi sáng.
Sạn vôi
Sạn vôi kết mạc là tình trạng lắng đọng canxi dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu. Sạn vôi có thể xuất hiện một hoặc nhiều hạt nhỏ ở mí mắt, có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mắt.
Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng sự hình thành sạn vôi liên quan đến cơ địa từng người. Mặc dù canxi có thể lắng đọng ở nhiều bộ phận trong cơ thể nhưng khi xuất hiện ở mắt, nó dễ dàng được phát hiện hơn cả.

Nếu sạn vôi nhỏ hoặc ít, thường không gây ra triệu chứng và chỉ được phát hiện tình cờ khi khám mắt. Nếu sạn vôi lớn hoặc nhiều, người bệnh có thể cảm thấy cộm, xốn mắt như có bụi, phải chớp mắt liên tục, dụi mắt hoặc chảy nước mắt. Tuy nhiên, thị lực của bệnh nhân thường không bị ảnh hưởng.
Viêm bờ mi
Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở mí mắt, thường ảnh hưởng đến cả hai mắt. Nguyên nhân chính là do tuyến dầu bị tắc nghẽn, gây ra các triệu chứng khó chịu như:
- Cảm giác cộm trong mắt
- Nóng rát và châm chích
- Ngứa và đỏ mắt
- Mí mắt tiết nhiều dầu
- Xuất hiện gỉ mắt
- Bong tróc da quanh mí mắt
Khi bị viêm bờ mi, việc làm sạch mí mắt thường xuyên sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. Trong tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt để giảm triệu chứng.

Chắp mắt
Chắp mắt là một cục u nhỏ xuất hiện trên mí mắt do tuyến dầu bị tắc nghẽn, gây sưng đỏ và đau nhức. Nếu chắp mắt phát triển dọc theo bờ mi, bạn có thể cảm thấy như có vật gì đó mắc kẹt trong mắt mỗi khi chớp mắt.
Trong trường hợp này, bạn đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.

Viêm kết mạc (Đau mắt đỏ)
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng kết mạc. Tình trạng viêm này có thể do vi-rút, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra, khiến bạn có cảm giác như có vật lạ trong mắt.
Các triệu chứng thường gặp của viêm kết mạc gồm:
- Cảm giác nóng rát, châm chích, cộm trong mắt
- Mắt đỏ, ngứa
- Chảy nước mắt và sưng mí mắt
- Chảy dịch từ mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
Nếu nghi ngờ mắc đau mắt đỏ, bạn nên hạn chế tiếp xúc gần với người khác để tránh lây lan.

Khi nào cộm mắt cần thăm khám bác sĩ?
Mặc dù tình trạng cộm mắt không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, gây khó chịu trong sinh hoạt và công việc. Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất nếu gặp phải các dấu hiệu sau:
- Vẫn cảm thấy đau và chảy nước mắt sau khi đã loại bỏ dị vật khỏi mắt (Nếu có).
- Xuất hiện chảy máu từ nhãn cầu.
- Thị lực bị mờ hoặc mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng.
- Các triệu chứng khác như đỏ mắt hoặc xuất hiện nhiều gỉ mắt.
Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng bạn gặp phải, các biện pháp tự điều trị đã áp dụng và thời gian xuất hiện tình trạng này. Dựa trên những thông tin bệnh nhân cung cấp, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp để giúp bạn cải thiện tình trạng cộm mắt hiệu quả nhất.

Giải pháp điều trị mắt bị cộm
Khi bạn cảm thấy mắt bị cộm và ngứa, việc cần làm đầu tiên là xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, bạn mới có thể tìm ra giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng cộm mắt một cách hiệu quả.
Nếu tình trạng cộm mắt ở mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, thay đổi thói quen làm việc và chăm sóc mắt đúng cách.
Nếu mắt bị cộm do bụi bẩn hoặc dị vật rơi vào, hãy rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Sau đó, chớp mắt nhiều lần để giúp bụi bẩn trôi ra ngoài.
Nếu dị vật lớn gây đau hoặc ảnh hưởng đến thị lực, bạn nên đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được các chuyên gia hỗ trợ và lấy dị vật ra.

Nếu nguyên nhân là do sử dụng máy tính quá nhiều khiến mắt khô và cộm, hãy giảm thời gian tiếp xúc (nếu có thể). Bạn cũng nên chớp mắt nhiều hơn, thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi, và sử dụng phần mềm giảm ánh sáng xanh phát ra từ màn hình.
Nếu tình trạng cộm mắt do căng thẳng, stress hoặc thay đổi nội tiết tố, hãy thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giảm căng thẳng và hạn chế để mắt làm việc quá nhiều. Đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau sinh hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Nếu mắt bị cộm do ảnh hưởng từ một bệnh lý nào đó, hãy đến các cơ sở chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về cách khắc phục tình trạng cộm mắt một cách hiệu quả.
Một số giải pháp phòng ngừa cộm mắt
Mắt bị cộm không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh lý. Vì vậy, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách:
- Đeo kính bảo vệ: Luôn che chắn mắt cẩn thận khi ra ngoài để tránh tiếp xúc trực tiếp với gió, bụi và ánh nắng.
- Cho mắt nghỉ ngơi: Thư giãn mắt sau thời gian làm việc. Ngủ đúng giờ và đủ giấc không chỉ tốt cho mắt mà còn cho sức khỏe tổng thể.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống đủ chất, ưu tiên thực phẩm tốt cho mắt như các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin B, omega-3-6-9, Lutein, Zeaxanthin…
- Giảm thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử: Hạn chế sử dụng tivi, điện thoại, máy tính. Bạn có thể sử dụng phần mềm giảm ánh sáng xanh từ các thiết bị này để bảo vệ mắt.
- Massage mắt hàng ngày: Dành 10-15 phút mỗi ngày để massage cho mắt.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc mắt: Nếu mắt phải làm việc với cường độ cao, hãy sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc mắt.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc với những người mắc các bệnh về mắt.
- Sử dụng kính áp tròng đúng cách: Nếu bạn dùng kính áp tròng, hãy lắp và tháo kính đúng cách, đồng thời vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
Có thể thấy rằng, chế độ ăn lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp đôi mắt sáng khỏe, nhất là thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin. Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học California, Mỹ đã cho thấy trái gấc có nhiều lutein và zeaxanthin hơn tất cả các loại quả đã được biết đến.
Ngoài ra, trong gấc còn chứa nhiều beta-caroten có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ võng mạc, tăng cường lượng máu và oxy đến mắt, tăng cường dinh dưỡng cho mắt… Sử dụng các sản phẩm có chứa dầu gấc sẽ giúp mắt không bị mệt mỏi, cải thiện các dấu hiệu đau, nhức, mỏi mắt cũng như làm chậm quá trình lão hóa của mắt, giúp mắt khỏe hơn.
Hiểu được vai trò của dầu gấc đối với sức khỏe nói chung và đôi mắt nói riêng, Công ty Mediphar USA đã cho ra mắt thị trường sản phẩm Viên uống Dầu Gấc Vina. Sản phẩm có chứa thành phần chính là dầu gấc, được bổ sung thêm vitamin E và DHA giúp phát huy tối đa hiệu quả trong việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.

Viên uống được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP, được kiểm nghiệm kỹ lưỡng trước khi đến tay khách hàng. Do đó, sản phẩm đã nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn khách hàng trong thời gian qua.
>>> Tìm hiểu thêm về dầu gấc Vina
Nguồn tham khảo:
- Cộm mắt, biểu hiện của bệnh gì? – Source: https://suckhoedoisong.vn/com-mat-bieu-hien-cua-benh-gi-169173163.htm
- Why does it feel like something is in my eye? – Source: https://www.allaboutvision.com/conditions/symptoms/feels-like-something-is-in-my-eye/
- Home Treatments for Itchy Eyes – Source: https://www.healthline.com/health/home-remedies-for-itchy-eyes#see-a-doctor
>>> Tìm hiểu thêm: Các bệnh về mắt
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.