Không nặn mụn có tự hết không? Nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả

Khong-nan-mun-co-tu-het-khong

Mụn trên da mặt sẽ xuất hiện với nhiều lý do như không vệ sinh da mặt đúng cách hay ăn đồ chiên nóng, ngoài ra còn nhiều vấn đề khác cũng gây ảnh hưởng đến da mặt một cách nghiêm trọng. Vậy, liệu không nặn mụn có tự hết không, nguyên nhân của mụn xuất phát do đâu hãy cùng Mediphar USA với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết vấn đề này ngay bài viết bên dưới để có cách trị mụn hiệu quả nhất nhé!

Mụn là gì, các loại mụn thường gặp và nguyên nhân hình thành mụn

Mụn là gì?

Mụn sẽ xuất hiện khi bạn bước vào tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh hay đã mãn kinh đều có thể xuất hiện mụn trên da mặt vì đây được xem là bệnh lý mà nhiều người thường mắc phải, không chỉ riêng da mặt mà ở những chỗ khác như cằm, cổ, mông đều có thể bị mụn.

khong-nan-mun-co-tu-het-khong-1
Mụn sẽ xuất hiện khi bạn bước vào tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh hay đã mãn kinh

Các loại mụn thường gặp

Mụn đầu trắng: là loại mụn có đầu mụn kín, hình thành khi lỗ chân lông bị tắc bởi bã nhờn và tế bào chết. Phần đầu của mụn vẫn còn nằm dưới da khiến nhân mụn có màu trắng hoặc trùng với màu da.

Mụn đầu đen: xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc và phần đầu mụn hở có màu đen khi bã nhờn, tế bào chết trong lỗ chân lông bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí.

Mụn mủ: Loại mụn này có đầu trắng đục hoặc ngả vàng, thường là dấu hiệu của viêm nhiễm ở vùng da xung quanh nhân mụn có chứa mủ và thường sưng đỏ, gây đau khi chạm vào.

Mụn ẩn: là những nốt mụn đỏ nhỏ, không có đầu mụn nằm sâu dưới da, khó phát hiện, nổi thành từng mảng trên da mặt và là dấu hiệu của viêm nhiễm nhẹ cần được xử lý kịp thời.

Mụn nang: là dạng mụn nghiêm trọng nhất nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại sẹo, hình thành từ các u nang lớn nằm sâu trong da, chứa đầy mủ gây đau, rát.

Mụn bọc: là những khối u cứng, có thể mềm tùy theo thành phần bên trong nhân mụn, gây  sưng đỏ nằm sâu dưới da. Chúng không có đầu mụn và rất đau, thường cần điều trị y tế vì dễ để lại sẹo.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng nổi mụn nước ngứa khắp người là bệnh gì?

khong-nan-mun-co-tu-het-khong-2
Các loại mụn thường gặp

Nguyên nhân hình thành mụn

Nguyên nhân hình thành mụn có thể đến từ sự thay đổi hormone trong việc thay đổi nội tiết tố nhất là ở tuổi dậy thì, mang thai, hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó bã nhờn kết hợp với dầu trên da mặt cùng các tế bào da chết có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và khi vi khuẩn xâm nhập vào có thể sinh sôi và gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng nguy cơ bị mụn và stress. Ngoài ra, việc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da không phù hợp hoặc không làm sạch da kỹ càng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành nên mụn. Bên cạnh đó cũng do ô nhiễm, bụi bẩn và tiếp xúc với các yếu tố môi trường khắc nghiệt có thể làm tăng nguy cơ bị mụn.

khong-nan-mun-co-tu-het-khong-3
Nguyên nhân hình thành mụn có thể đến từ sự thay đổi hormone

Không nặn mụn có tự hết không?

Không nặn mụn có tự hết không? Những việc như nặn hoặc bóp mụn không nhất thiết sẽ loại bỏ được vấn đề do mụn gây nên. Nặn mụn không đúng cách dù có thể đẩy vi khuẩn ra ngoài và mủ sâu hơn trong da nhưng có thể gây sưng và đỏ dẫn đến đóng vảy. Bạn càng nặn và cố nặn mụn, bạn sẽ càng có nhiều sẹo lõm hoặc sẹo vĩnh viễn .

Bạn nên biết rằng nặn mụn tuy là một cách giúp đẩy mụn đi nhưng kiên nhẫn sẽ là chìa khóa giúp bạn mau hết mụn mà không để lại thâm sẹo. Mụn của bạn sẽ tự biến mất  khi để nguyên như vậy. Để làm khô mụn nhanh hơn, hãy thoa gel hoặc kem benzoyl peroxide 5% một hoặc hai lần mỗi ngày.

Hãy nhớ rằng, hậu quả của việc nặn mụn không đúng cách sẽ gây phá vỡ cấu trúc da, khiến da bị nhiễm trùng và làm thâm da xung quanh gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, mụn sẽ lây lan sang các vùng lân cận khác, để lại sẹo vĩnh viễn với các nốt mụn lớn trên da vì khi nặn mụn sẽ gây kích ứng vùng da bị viêm.

Các hậu quả nghiêm trọng khác có thể gây tử vong. Có một “tam giác nguy hiểm” mà mọi người phải nhớ không được nặn mụn – tam giác này được tính từ hai bên miệng đến góc dưới mũi vì vùng này có các mạch máu kết nối với nhiều vùng của hộp sọ. Nếu tùy tiện nặn mụn có thể gây nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ nhanh chóng lan lên não và gây tử vong.

Tìm hiểu thêm: Premium L-Cystine giúp cải thiện thâm sạm, nám da và tàn nhang, dưỡng da trắng sáng rạng ngời đồng thời nuôi dưỡng tóc, móng chắc khỏe.

khong-nan-mun-co-tu-het-khong-4
Không nặn mụn có tự hết không?

Có nên nặn mụn không? Những loại mụn nên nặn và không nên nặn

Có nên nặn mụn không?

Có nhiều loại mụn khác nhau như mụn mủ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn cục, mụn nang. Trong đó, loại mụn mủ là phổ biến nhất, có viền đỏ, nhân mụn màu vàng hoặc trắng. Mụn mủ chứa mủ và xuất hiện khi nặn mụn ra.

Tuy nhiên, dù mụn có làm cho khuôn mặt bạn xấu xí thì hãy nhớ không được tùy tiện nặn mụn vì hành động này có thể gây ra những nguy hiểm khó lường.

Những loại mụn nên nặn

Những loại mụn nên nặn gồm mụn cám, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, chỉ nặn khi mụn đã chín vì những mụn này chưa bị viêm nhiễm quá sâu với kích thước mụn nhỏ, không gây đau và có nhân trồi lên da mặt nên dễ nặn để lấy đi hết cồi mụn trên bề mặt của da.

Những loại mụn không nên nặn

Thường những loại mụn không nên nặn là loại mà chưa hình thành nên nhân mụn mà chỉ có nước bên trong với kích thước nhỏ thì không cần phải nặn mà chỉ cần thoa kem trị mụn mỗi ngày. Ngoài ra còn một số loại mụn không nên nặn là mụn bọc, mụn mủ, mụn bị viêm, mụn nang vì lúc này mụn đã bị viêm nhiễm nặng cùng kích thước to sẽ gây đau nhức nên tốt nhất bạn không nên nặn.

khong-nan-mun-co-tu-het-khong- 5
Có nên nặn mụn không? Những loại mụn nên nặn và không nên nặn

Hướng dẫn cách nặn mụn đúng cách và an toàn

Bước 1: Vệ sinh da mặt, tay và vật dụng thật kỹ trước khi nặn

Hãy sử dụng sữa rửa mặt cùng nước tẩy trang để loại bỏ đi lớp bụi bẩn, bã nhờn, lớp trang điểm trên da mặt. Sau đó rửa tay thật kỹ bằng nước rửa tay diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn. Bên cạnh đó, cần khử trùng dụng cụ nặn mụn bằng cồn y tế

Bước 2: Tẩy tế bào chết trên da mặt

Sử dụng các loại nước hoặc gel để tẩy tế bào chết trên da mặt định kỳ từ 1 đến 2 lần mỗi tuần để loại bỏ tế bào xơ cứng nhưng lớp sừng bám trên da hay các tạp chất dính chặn bên trong các lỗ chân lông, giúp da dễ thở, sạch và sáng mịn hơn với lớp tế bào da mới.

Bước 3: Mở lỗ chân lông bằng cách xông hơi

Bạn dùng nước nóng để nguội bớt và vẫn còn bốc hơi nước, hãy xông mặt với nước ấm trong vài phút để giúp mở lỗ chân lông, làm quá trình nặn mụn dễ dàng hơn.

khong-nan-mun-co-tu-het-khong-6
Mở lỗ chân lông bằng cách xông hơi

Bước 4: Dùng tay hoặc dụng cụ nặn mụn

Nếu nặn mụn bằng tay, bạn cần có một cái khăn mềm quấn quanh đầu ngón tay để giảm áp lực cũng như độ bén của móng trực tiếp lên da, hoặc nếu kỹ hơn, bạn có thể dùng găng tay cao su y tế để thực hiện Còn nếu sử dụng dụng cụ nặn thì hãy đặt vòng tròn dụng cụ lên da và ấn vào một cách nhẹ nhàng cho đến khi cồi mụn được nặn ra hết.

Bước 5: Dùng lực tay nhẹ nhàng để nặn

Ấn nhẹ nhàng xung quanh mụn để đẩy cồi mụn ra bên ngoài và không tiếp tục nếu cồi mụn không xuất hiện sau khi đã cố gắng nặn hoặc nếu thấy bị đau chỗ vết mụn bị sưng thì dừng lại và không nên nặn quá 3 lần vì có nguy cơ để lại sẹo thâm.

Bước 6: Chăm sóc sau khi nặn

Tiếp tục giữ vệ sinh cho da và duy trì độ ẩm thích hợp, thường xuyên làm sạch da để ngăn ngừa mụn tái phát và nhớ sử dụng kem chống nắng để da không bị thâm sạm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Cách trị mụn tại nhà mà không cần nặn

Không nặn mụn có tự hết không thì đây sẽ là câu trả lời tốt nhất về cách trị mụn ngay tại nhà mà không cần nặn mà bạn nên biết đối với trường hợp mụn nhẹ, không bị viêm nhiễm nặng như sau:

Giữ cho da luôn sạch mỗi khi ra ngoài hoặc khi đi làm về hoặc mỗi buổi tối bạn luôn cần làm sạch và tẩy trang hằng ngày để loại sạch các tế bào chết trên da và dầu thừa với bụi bẩn bám trên da mặt.

Sau đó chườm đá lên vùng da bị mụn có thể làm giảm sưng đau do mụn gây nên, hãy dùng khăn bọc đá lại rồi hãy chườm lên tránh cho đá tiếp xúc trực tiếp với da mặt.

Sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc cho làn da như oil free (không chứa dầu), non-acnegenic (không gây mụn trứng cá), won’t clog pores (không làm tắc lỗ chân lông), non-comedogenic (không sinh nhân mụn)… để mụn không xuất hiện trở lại hoặc mụn phát sinh mới.

Ăn uống lành mạnh và sử dụng các loại kem đặc trị dành cho mụn với các thành phần như Retinoids, Salicylic Acid, Benzoyl Peroxide,… ngăn ngừa viêm sưng hiệu quả.

Đến đây, Mediphar USA chắc chắn bạn đã giải đáp được câu hỏi “Không nặn mụn có tự hết không?”.Tốt hơn hết, bạn nên chăm sóc da cẩn thận và ngoài việc cần phải nặn mụn, bạn còn nhiều cách khác để điều trị mụn nên không phải quá lo lắng. Nếu tình trạng mụn kéo dài mà không hết bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để có hướng điều trị đúng cách nhé!

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan