Ho ra máu là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm đáng báo động!

Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là hiện tượng rất bất thường, là dấu hiệu đáng báo động mà cơ thể cảnh báo về các bệnh lý liên quan đến lao phổi, viêm đường hô hấp, phế quản,…đang tiềm ẩn. Chớ nên chủ quan xem thường mà không tìm hiểu kỹ càng nguyên nhân để chọn phương pháp điều trị kịp thời. Xem thử các mức độ ho ra máu, khi nào thì tình trạng này đáng báo động?

Ho ra máu là bệnh gì?

Ho ra máu là gì?
Ho ra máu được hiểu như thế nào?

Ho ra máu mà tình trạng người bệnh ho khá nhiều, ho gắng sức kèm theo máu, hoặc kèm theo các chất nhầy có lẫn máu sợi/ máu màu đỏ tươi/ màu như màu sắt gỉ. Người bệnh thường có các triệu chứng kèm theo gồm: triệu chứng ngứa cổ họng, muốn/ mắc ho, đau căng tức lồng ngực, Có cảm giác nóng ran ở vùng ức/ xương ức.

Tình trạng trên gây rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe cơ thể của người bệnh.

Xem thêm => Ho khan là gì kem theo cách phòng ngừa và điều trị

Ho ra máu nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân liên quan đến hệ hô hấp, phổi

  • Do bệnh lao phổi:

Người mắc bệnh lao phổi thường gặp tình trạng ho thường xuyên kéo dài, kèm theo nhiều dịch nhầy/ đờm, Biểu hiện thường gặp nhất là thường xuyên đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, cân nặng sụt giảm nhanh chóng. 

Hiện tượng ho ra máu thường sẽ xuất hiện để báo hiệu bệnh lý lao phổi ở giai đoạn bệnh đang tiến triển hoặc bệnh tái phát trở lại. Các mạch máu ở phế quản bị tổn thương nên gây nên tình trạng này.

  • Do giãn phế quản

Các bệnh nhân bị giãn phế quản thường có các dấu hiệu ho nhiều, ho có đờm, hay khạc đờm liên tục và trong thời gian dài. Khi phế quản giãn, bị vặn/xoắn,… sẽ tác động và gây ảnh hưởng lên các mạch máu ở vùng niêm mạc phế quản, gây nên tình trạng ho ra máu ở người bệnh. Đặc biệt, bệnh sẽ dễ dàng diễn ra ở những người có tiền sử bị nhiễm trùng phổi và còn rất dễ tái phát.

  • Do ung thư phế quản

Nếu có máu màu đỏ tươi xuất hiện ở những đối tượng thường xuyên hút thuốc lá, nghiện thuốc lá kèm theo những triệu chứng như gầy, sút cân, đau tức lồng ngực, ho nhiều vào buổi sáng, và thường kéo dài trong 1 thời gian thì rất có thể đây là những dấu hiệu của bệnh ung thư phế quản.

  • Do bệnh viêm phổi

Tình trạng này nếu xuất phát từ nguyên nhân là bệnh viêm phổi thì thường lượng máu ra khi ho sẽ không quá nhiều chỉ khoảng vài ml, kèm theo triệu chứng sốt cao cấp tính, khó thở và ho có đờm.

  • Do áp xe phổi

Dấu hiệu kèm theo triệu chứng ho ra máu ở các bệnh nhân bị áp xe phổi khá giống với các triệu chứng của  bệnh nhân bị viêm phổi, Cùng có các triệu chứng kèm theo như có đờm, khó thở, đau tức lồng ngực, nhưng đặc biệt hơn là có kèm mủ. Ho sẽ thường xuất hiện ở bệnh nhân bị áp xe phổi vào giai đoạn trước khi bệnh nhân bị ọc mủ. Tuy nhiên, số ít trường hợp người bệnh có thể sẽ ho ra máu trước hiện tượng ọc mủ. 

  • Do nấm phổi

Những người bị nhiễm HIV, người có hệ miễn dịch suy giảm, người bị ức chế miễn dịch sau trị trải qua điều trị với thuốc,… rất dễ bị nhiễm nấm phổi và gây ra tình trạng ho ra máu vì phế quản bị tác động, làm giãn phế quản.

  • Nhồi máu phổi hay tắc mạch phổi

Nhồi máu hay tắc mạch phổi thường gây ra ho ra máu, nhưng lượng máu rất ít, các triệu chứng đi kèm theo đó là tức ngực, đau lòng ngực, khó thở,… 

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý về phổi thì còn có một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng ho ra máu. Những người có thể bị ho ra máu gồm:

  • Những người rối loạn đông máu, bệnh suy tủy, bệnh bạch cầu, các bệnh nhiễm khuẩn,…
  • Những người từng bị chấn thương ở phổi
  • Những người vừa thực hiện sinh thiết ở phổi, phế quản. Những ở trường hợp này sẽ tự giảm ho ra máu dần và tự ổn định và khỏi hẳn.
  • Người bị các bệnh lý về tim mạch như: suy tim, hẹp van tim, truỵ tim,…

Ho ra máu khi nào đáng báo động?

Ho ra máu cũng tùy từng cấp độ mà độ nguy hiểm của chúng cũng khác nhau.

  • Ở cấp độ nhẹ

Ho ra máu ở cấp độ nhẹ thường có lượng máu rất ít, chỉ khoảng chưa đến 50ml mỗi ngày, số lần ho cũng khá ít. Đây là cấp độ ho ra máu có thể tự theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà để cầm máu. 

Thông thường triệu chứng nhẹ là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý về viêm hô hấp ở mức độ nhẹ, viêm phế quản nhẹ,…

  • cấp độ trung bình

Ho ra máu ở cấp độ trung bình thường có lượng máu mỗi ngày khoảng từ 50ml đến 200ml và số lần ho mỗi ngày cũng nhiều hơn. 

Ở mức độ này, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

  • Ở cấp độ nặng

Ho ra máu ở cấp độ nặng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý về hệ hô hấp nặng, thậm chí là ung thư. Số lần ho ra máu mỗi ngày rất nhiều, lượng máu trên 200ml. Ở trường hợp này nếu mất quá nhiều máu thì sẽ được các bác sĩ chuyên môn chỉ định truyền máu và có phương pháp điều trị thích hợp.

ho ra máu, ho ra máu là bệnh gì, ho ra máu có chết không
Mức độ ho đáng báo động

Ho ra máu là một triệu chứng cảnh báo nguy hiểm về các bệnh lý liên quan tới phổi và hệ hô hấp. Dấu hiệu đáng báo động là khi tình trạng này kéo dài và lượng máu ho ra mỗi ngày tăng lên nhanh chóng vượt quá 200ml, kèm theo các triệu chứng khác cần lưu ý. Nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để kịp thời xác định nguyên nhân và điều trị trước những hệ luỵ không mong muốn khác.

Xem thêm => U máu trong miệng có nguy hiểm không?

Giải pháp hạn chế ho ra máu tạm thời

  • Hạn chế gắng sức ho và vận động mạnh gây thở mệt, hụt hơi tạo áp lực cho phổi.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Hạn chế tối đa hoặc kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm kém lành mạnh, có chứa chất kích thích như: nước trà, nước ngọt, thuốc lá, cà phê,…
  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin đầy đủ, ăn nhiều rau củ quả,…

Những phương pháp điều trị ho ra máu

Khi ho ra máu mà có kèm theo một số triệu chứng sau thì nên lưu ý, đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị chuẩn xác:

  • Ho từ mức độ trung bình đến nặng.
  • Có tiền sử nghiện thuốc lá hoặc sử dụng thuốc lá.
  • Khó chịu ở ngực, đau tức lồng ngực.
  • Khó thở, cơ thể mệt mỏi và ngày ho càng nhiều không thuyên giảm.

Khi triệu chứng ho không có dấu hiệu thuyên giản mà lượng máu mỗi ngày cao hơn 200ml thì người bệnh nên có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị ho ra máu, cách trị ho ra máu
Phương pháp điều trị ho ra máu
  • Ởmức độ nhẹ

Đối với tình trạng ho ra máu nhẹ thì người bệnh nên điều trị theo nguyên nhân bệnh lý. Ví dụ như: Nếu ho ra máu vì nguyên nhân giãn phế quản do nhiễm trùng thì người bệnh bên điều trị bằng cách bổ sung kháng sinh kháng viêm. Hay chảy máu do tắc mạch phổi thì người bệnh nên được chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý thông thường sau đó máu sẽ được cầm dần và khỏi hẳn,…

  • Ở mức độ từ trung bình đến cao

Đối với những trường hợp ho ra máu có đờm ở mức độ từ trung bình đến nặng thì người bệnh nên đến cơ sở ý tế để được thực hiện đúng quy trình từ cầm máu đến kiểm tra nguyên nhân chính xác, và sau đó được bác sĩ chuyên môn đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm => Nguyên nhân trẻ hay ho về đêm

Kết luận

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ra máu đông, và tuỳ thuộc vào mỗi nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm và phương pháp chữa trị hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, dù cho có là nguyên nhân gì thì vấn đề này cũng thực sự rất nguy hiểm, hãy quan tâm sức khỏe đặc biệt là hệ hô hấp để hạn chế tình trạng này. Không nên chủ quan xem thường và nên được thăm khám sớm nếu phát hiện ho ra máu để tránh tình trạng xấu nhất.

Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết này. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất cứ thông tin liên quan nào cần được tư vấn và giải đáp xin hãy liên hệ với  Công ty Mediphar USA tại:

SĐT: 0903893866

Gmail: medipharusa2018@gmail.com

Web: https://medipharusa.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Zalo: https://zalo.me/1897806218696843566

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan