Taurin là gì? | Những điều cần biết về Taurin

taurin

Xóa bỏ định kiến là chất dinh dưỡng không thiết yếu, Taurin đã được chứng minh thực sự cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể. Chúng an toàn và gây bất ngờ bởi những lợi ích đặc biệt trong việc giảm các nguy cơ mắc bệnh

Taurine là gì? Taurin là thuốc gì?

Taurin là một loại amino axit “thiết yếu” chiếm 1% tổng trọng lượng cơ thể. Nó nằm ở dạng phân tử tự do và không liên kết với các protein.

Taurine lần đầu được phát hiện bởi các nhà khoa học người Đức Frieddrich Tiedeman và Leopold Gmelin năm 1827.

Sở dĩ nói Taurin là phân tử kỳ lạ vì nó có khả năng làm đảo lộn phần lớn các độc chất trong cơ thể.

Taurin tan trong nước nên khó thâm nhập vào các mảng tế bào chất béo.

Dù vậy, chúng vẫn tồn tại trong tất cả các mảng này và phục vụ nhiều chức năng quan trọng của cơ thể.

taurin
Taurin là gì? Taurine là chất gì

Vai trò của Taurine đối với cơ thể

Tác dụng của Taurin: Taurin có lợi cho người bệnh tiểu đường và tim mạch

Taurine giúp kiểm soát lượng đường trong máu và kháng insulin ở những người bệnh tiểu đường.

Điều này đã được thử nghiệm mà không cần thay đổi chế độ ăn uống hay tập thể dục.

Đối với phụ nữ mang thai, Taurine sẽ giúp chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Từ đó tránh được tác hại của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Trong một nghiên cứu, việc bố sung Taurine ở bệnh tiểu đường loại 1 trong 2 tuần giúp làm giảm đáng kể tình trạng xơ cứng động mạch. Từ đó, tim đập dễ dàng hơn để bơm máu đi khắp cơ thể.

Ngoài ra, Taurine còn có khả năng bảo vệ cơ tim chống lại các stress oxy hóa. Điều chỉnh tính co bóp và kích thích của cơ tim. Thiếu hụt Taurin có thể là nguyên nhân dẫn tới rối loạn nhịp tim.

Taurine
Taurine là chất gì? Taurine có lợi cho người bệnh tiểu đường và tim mạch

Taurine có tác dụng gì? Taurin giúp bồi bổ trí não và thị giác

Các nhà khoa học phát hiện được rằng, Taurine là một thành phần cấu trúc của tế bào thần kinh và hoạt động tích cực ở các thụ thể não.

Đối với trẻ em, lượng Taurine được tìm thấy trong não nhiều gấp 4 lần so với người lớn. Thiếu dưỡng chất này, trẻ thường kém thông minh, khứu giác suy giảm…

Taurin cũng góp phần quan trọng đối với thị lực. Tất cả các mô mắt đều chứa chất này, nhiều nhất là ở võng mạc, thủy tinh thể, giác mạc, mống mắt, thể mi.

Nhờ Taurin, các tế bào hình que và tế bào hình nón trong mắt phát triển mạnh mẽ, giúp trẻ tăng cường thị lực. Các bác sĩ cho biết, với trẻ thiếu Taurine từ trong bụng mẹ, dù em bé sinh ra bình thường nhưng cũng có nguy cơ mù lòa rất cao.

Do vậy, với học sinh, sinh viên, những người thường làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực… cần đặc biệt bổ sung Taurine. Chúng giúp bảo vệ các cấu trúc của tế bào khỏi các gốc oxy hóa, giữ chúng luôn nguyên vẹn và khỏe mạnh.

Taurin có tác dụng cho việc vận động thể chất

Thuốc Taurin và tác dụng trong vận động thể chất

Trong nhiều nghiên cứu, việc bổ sung taurine có thể giúp các vận động viên cải thiện thành tích trong luyện tập.

Mặt khác, Taurin giúp loại bỏ các chất thải dẫn gây ra mệt mỏi, bảo vệ cơ khỏi tổn thương tế bào và áp suất oxi hóa.

Do đó, người luyện tập thể thao, vận động mạnh thường ít bị tổn thương cơ và đau cơ cũng ít hơn. Người đạp xe hoặc chạy bộ có thể đi được đoạn xa hơn và ít mệt hơn.

Những lợi ích khác của Taurine

  • Taurine giúp cơ thể giảm hấp thu chất béo, giảm trọng lượng cơ thể đáng kể. Ở vận động viên đạp xe, bổ sung 1.66 gram taurine làm tăng sự đốt cháy chất béo tới 16%.
  • Loại bỏ triệu chứng ù tai, triệu chứng liên quan đến mất thính giác.
  • Giảm các cơn co giật và giúp điều trị các bệnh như động kinh.
  • Bảo vệ tế bào gan khỏi các gốc tự do và tổn hại do chất độc.
  • Bình ổn chứng cao huyết áp và giảm cholesterol.

Thiếu hụt Taurin sẽ có biểu hiện gì? 

Cơ thể sẽ có những cảnh báo sau khi lượng Taurin trong cơ thể bạn đang không đủ đáp ứng: 

  • Thị lực giảm sút khi mắt phải hoạt động liên tục và quá mức. 
  • Tăng huyết áp đột ngột.
  • Cơ thể uể oải, mệt nhoài và lâu lấy lại sức hơn sau khi tập luyện.
  • Xuất hiện triệu chứng trầm cả

Vậy, Taurin có trong những nguồn nào?

taurin
Taurin có nhiều trong thịt bò, cua, tôm

Đối với cơ thể người trưởng thành, cơ thể sẽ tự tổng hợp Taurine từ Cystein. Còn với thai nhi và trẻ sơ sinh phải được bổ sung từ bên ngoài. Do đó, từ năm 1980, dưỡng chất này đã được thêm vào các công thức dành cho trẻ sơ sinh.

Nguồn cung cấp Taurine cũng khá đa dạng. Phần lớn chúng tồn tại trong các thực phẩm động vật như thịt lợn, bò, cá hồi, trứng, tôm, cua, mực; sữa và các chế phẩm từ sữa… Đối với người ăn chay có thể tìm thấy từ rong biển. Nhiều loại thực phẩm chức năng, nước uống tăng lực và soda hiện nay cũng sử dụng chất này.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lượng Taurine mỗi ngày cơ thể cần chỉ khoảng 500 mg. Một số trường hợp đòi hỏi lượng Taurine lớn hơn như suy tim, suy thận, trẻ sinh non… biến chúng thành chất dinh dưỡng thiết yếu. Nếu bổ sung Taurine từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng không có hại gì đối với cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo hãy thận trọng khi bổ sung taurine cùng caffein trong cùng một đồ uống.

Glucanip – Nguồn bổ sung Taurin cho cơ thể

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, Taurin là một chất nhạy cảm với nhiệt nên thường bị phá huỷ trong quá trình nấu ăn. Vì vậy, để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất này ngoài chế biến tự nhiên, có thể bổ sung bằng các thực phẩm bổ sung. Để phát huy tối đa lợi ích của Taurine, giải pháp đơn giản nhất là uống bổ sung taurine dưới dạng viên hoặc dạng bột như Glucanip.

Với khả năng bổ sung lượng acid amin từ Taurine, Glucanip còn cung cấp nguồn vitamin & khoáng chất dồi dào. Thích hợp sử dụng cho cả người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi.

Công dụng của Glucanip:

  • Tăng cường tiêu hóa.
  • Giúp hấp thu tốt dinh dưỡng.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Tốt cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

Một số lưu ý khi dùng thực phẩm chứa Taurin 

  • Đối với phụ nữ mang thai và trẻ em có thể sẽ làm giảm trí nhớ và ảnh hưởng đến tim mạch trong một thời gian ngắn hạn nếu lạm dụng. 
  • Chú ý đến liều lượng Taurin nạp vào mỗi người trung bình vào khoảng 50mg. Trong đó, trẻ em tối đa là 1g, còn người lớn là 2g.
  • Cần kết hợp thêm một số loại thực phẩm trong quá trình sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa hoạt chất này để nhanh chóng thấy được hiệu quả. 

Tác dụng phụ của Taurin 

Nếu sử dụng Taurin quá liều, một số người sẽ phải gặp những trường hợp sau: 

  • Chứng rối loạn lưỡng cực: theo nghiên cứu cho thấy tình trạng này ở một số bệnh nhân có thể diễn ra trầm trọng hơn.
  • Khi kết hợp với Lithium sẽ làm giảm tốc độ thải liti ra khỏi cơ thể. 
  • Taurin có thể làm giảm huyết áp đối với một số đối tượng có bệnh nền trước đó. 

Nếu muốn cải thiện thể chất cũng như hỗ trợ tốt cho nhiều chức năng khác trong cơ thể thì bạn đừng bỏ qua việc cung cấp thêm hàm lượng Taurin đúng cách. Chỉ cần chọn được đúng nguồn dinh dưỡng thiết yếu bổ sung hoạt chất này, bạn sẽ không còn phải lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình cũng như những người thân nữa. 

Xem thêm chi tiết và đặt mua thực phẩm bổ sung Taurine trong sản phẩm Glucan: tại đây!

3 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan