Rối loạn tiêu hoá là bệnh đường ruột thường hay gặp ở trẻ em với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu mẹ biết chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống thường ngày đúng cách sẽ giúp bé nhanh hồi phục. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, không nên ăn gì? Mẹ hãy tham khảo bài viết này để giải đáp thắc mắc cho mình nhé!
RỐI LOẠN TIÊU HOÁ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN
1. Rối loạn tiêu hoá là gì?
Rối loạn tiêu hoá là những vấn đề xảy ra ở đường tiêu hoá (ống tiêu hoá) với những thay đổi khác với quy luật bình thường của cơ thể. Rối loạn tiêu hoá ở trẻ thường có các biểu hiện như: tiêu chảy, táo bón, đau bụng, đầy hơi,…tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nếu không hỗ trợ điều trị sớm.
Bên cạnh việc thăm khám sức khỏe tại cơ sở y tế với các bác sĩ chuyên khoa. Mẹ cần chú ý trẻ rối loạn tiêu hoá nên ăn gì để sức khỏe bé sớm ổn định và rút ngắn thời gian điều trị. Vì dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể và trí não bé. Và đặc biệt là trong giai đoạn bé gặp các vấn đề về đường tiêu hoá, mẹ lại càng phải kỹ hơn về chế độ ăn uống. Có những món ăn tốt cho đường tiêu hoá nhưng cũng có những món ăn là nguyên nhân làm cho tình trạng tiêu chảy, táo bón nặng hơn.
2. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá
Trước khi tìm hiểu trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, chúng ta có thể điểm qua một số nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ như:
Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện: trẻ em có hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện như người lớn nên thường dễ gặp các vấn đề rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là các bé dưới 3 tuổi.
Sức đề kháng yếu: nhất là các bé không được bú sữa mẹ hoặc không được bú sữa mẹ hoàn toàn. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời.
Sử dụng nhiều kháng sinh: đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên rối loạn tiêu hoá ở trẻ em. Vì khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh vô tình cũng tiêu diệt luôn các lợi khuẩn có lợi ở đường tiêu hoá, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ dẫn đến rối loạn tiêu hoá.
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh: đối với các bé có đường ruột còn yếu, nếu thức ăn không hợp vệ sinh như ôi thiu, chưa được nấu chín, thức ăn nhiễm khuẩn, không được làm sạch sẽ,…rất dễ gây rối loạn tiêu hoá cho bé khi ăn vào. Do đó trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì là rất quan trọng vì có ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như khả năng tiêu hoá của bé..
Chế độ ăn uống không hợp lý: bé ăn nhiều đạm, nhiều đường, ăn ít chất xơ, ít vitamin và khoáng chất sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và có thể gây rối loạn tiêu hoá.
Môi trường sống không sạch sẽ: môi trường bụi bẩn, vi khuẩn khi trẻ tiếp xúc, sờ nắm các vật dụng đó và lại vô tình cho tay vào miệng hoặc dùng tay cầm nắm thức ăn khi chưa được vệ sinh sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy ở trẻ.
TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HOÁ NÊN ĂN GÌ?
Hệ tiêu hoá của trẻ thường chưa hoàn thiện như của người lớn nên khi gặp các thức ăn lạ, thức ăn khó tiêu sẽ dễ gây phản ứng rối loạn tiêu hoá cũng là điều dễ hiểu. Dưới đây là một số món ăn mà mẹ nên cho bé dùng khi bị rối loạn tiêu hoá:
Chuối
Nếu mẹ đang thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì thì chuối là một loại trái cây rất tốt, nên ăn. Chuối nhiều dinh dưỡng và tốt cho đường tiêu hoá của cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì trong chuối có chứa hoạt chất pectin giúp hỗ trợ tiêu hóa ở dạ dày và đường ruột diễn ra một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Ngoài ra chuối chứa nhiều Kali, chất điện giải sẽ hỗ trợ cho bé khi bị đi ngoài nhiều gây mất nước, mất cân bằng điện giải.
Sốt táo
Ngoài chuối ra, nếu mẹ không biết trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì thì táo là một loại trái cây mẹ cũng nên cho bé ăn nhé! Tương tự chuối, táo cũng có chứa lượng pectin lớn rất tốt cho bé bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể hấp chín táo, nghiền nát và trộn với mật ong tạo thành món sốt táo giúp bé dễ tiêu hoá và hấp thu.
Cháo loãng
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá gây tiêu chảy, táo bón, cách để bù nước và dinh dưỡng tốt nhất đó chính là cho bé ăn cháo nấu loãng. Món ăn này vô cùng đơn giản, dễ làm mà lại mang lại hiệu quả tốt cho bé đang bị rối loạn tiêu hoá. Nếu bé đang bị tiêu chảy, mẹ nên cho bé ăn cháo trắng thay vì các món cháo có chất tanh hoặc nhiều dầu mỡ.
Rau xanh
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì thì câu trả lời đó chính là rau củ quả, đặc biệt là rau xanh. Vì rau xanh sẽ cung cấp nhiều chất xơ và vitamin, khoáng chất hỗ trợ tiêu hoá khoẻ mạnh cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn các loại rau lá màu xanh đậm, các loại củ quả và phải được nấu chín mềm vì lúc này đường tiêu hoá của bé còn yếu.
Sữa chua
Nếu mẹ thắc mắc rối loạn tiêu hoá ở trẻ em nên ăn gì thì các loại sữa chua là một giải pháp tốt cho bé trong lúc này. Sữa chua uống, sữa chua hũ hoặc các loại sữa chua lên men tự nhiên có chứa nhiều lợi khuẩn, vi sinh vật rất tốt cho hệ tiêu hoá. Các lợi khuẩn sẽ có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột và khôi phục hàng rào bảo vệ hệ tiêu hoá cho bé.
Bổ sung men giúp hỗ trợ tiêu hoá
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá ăn gì là rất quan trọng vì lúc này trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy ngoài các món ăn kể trên bé cần được bổ sung men vi sinh và men tiêu hoá để hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả. Tuỳ theo độ tuổi mà có thể bổ sung loại sản phẩm phù hợp.
Hiện nay có 2 chủng vi sinh đó là: chủng Lactobacillus và Bifidobacterium có tác dụng sản sinh enzym hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng cho trẻ. Mẹ có thể cho bé uống các gói/ ống men vi sinh với liều lượng theo độ tuổi của bé.
Trong trường hợp bé bị chướng bụng, khó tiêu mẹ có thể cho bé uống các loại men tiêu hoá chiết xuất từ thực vật như men tiêu hoá Menpeptine có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá thức ăn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó men tiêu hoá còn giúp trẻ nhuận tràng hỗ trợ giảm táo bón.
TRẺ RỐI LOẠN TIÊU HOÁ KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
Ngoài việc chú ý rối loạn tiêu hoá ở trẻ em nên ăn gì thì các bậc phụ huynh cần cho bé kiêng những món ăn làm cho tình trạng tiêu chảy/ táo bón của trẻ có thể nặng hơn sau đây:
+ Không nên cho trẻ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, đặc biệt là các món chiên rán rất khó tiêu như gà rán, khoai tây chiên. Các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn như snack, xúc xích chiên, mì tôm, hamburger, pizza, thịt hộp, thịt xông khói,…
+ Tránh các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt vì sẽ làm tăng acid trong dạ dày và gây nguy cơ đau dạ dày cho trẻ.
+ Tránh các món ăn giàu tinh bột khi trẻ bị táo bón, ví dụ như các món ăn mì ống, bánh mì, bánh quy, ngũ cốc,…vì sẽ làm cho phân khô gây táo bón thêm.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì là vấn đề mà phụ huynh cần phải chú ý. Mặc dù rối loạn tiêu hoá ở trẻ không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng phụ huynh cũng không được xem nhẹ. Vì nhiều trường hợp không được chăm sóc đúng cách, bé bị tiêu chảy, mất nước không được bổ sung kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HOÁ Ở TRẺ EM
Rối loạn tiêu hoá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nếu không thăm khám và điều trị đúng cách sẽ làm cho trẻ bị chậm phát triển cả về trí tuệ và thể lực. Do đó khi nhận thấy bé có các dấu hiệu tiêu chảy, táo bón, đau bụng,…phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.
Các giải pháp hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá có thể kể đến như:
– Đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân và bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.
– Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ; gọn gàng nhà cửa và vệ sinh môi trường sống, nơi vui chơi cũng như chỗ ngủ của bé.
– Có chế độ ăn uống hợp lý, chế biến các món ăn mềm, dễ tiêu hoá, giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất. Mẹ nên chú ý trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì và không nên ăn gì.
– Bổ sung men tiêu hoá, vitamin, khoáng chất phù hợp với độ tuổi của bé và theo hướng dẫn của bác sĩ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại men tiêu hoá, men vi sinh khác nhau. Nếu phụ huynh muốn bổ sung cho bé nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi các mẹ cần phải cân nhắc. Mẹ nên chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc tự nhiên, sử dụng liều lượng đúng với độ tuổi.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, không nên ăn gì. Nếu bạn còn có vấn đề gì thắc mắc cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại hotline: 090 389 38 66 hoặc nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/menpeptine để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất!
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
- Hotline: 0903.893.866
- Email: medipharusa2018@gmail.com
- Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://menpeptine.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany
Youtube : https://www.youtube.com/channel/UCt5xvivamrdoj2KZbu9fNpw
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.