[GIẢI ĐÁP] Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?

Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào
Đường không chỉ giúp cuộc sống của chúng ta ngọt ngào hơn, mà chúng còn là nguyên liệu tạo năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là não. Đến nay, con người đã tìm ra hơn 10 loại đường tự nhiên khác nhau. Trong đó, cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào và tiêu hóa được loại đường nào?Bạn hãy cùng Mediphar USA tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!

Đường tự nhiên có mấy loại?

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?”, chúng ta sẽ cùng hệ thống lại các loại đường tự nhiên mà con người đã tìm ra. Điều này giúp bạn hiểu được dễ dàng hơn nội dung phần sau của bài viết. 
Nhìn chung, theo dinh dưỡng, đường tự nhiên được chia thành 4 loại chính. Mỗi loại bao gồm các thành phần như sau:
Nhóm đường Tên đường cụ thể
Đường đơn (Monosaccharide) Glucose, galactose, fructose (đường trái cây)
Đường đôi (Disaccharide) Saccharose (đường mía, củ cải đường, thốt nốt), lactose (đường sữa), maltose (đường mạch nha), trehalose (thường dùng trong mỹ phẩm)
Đường hydrat hóa (Polyols) Sorbitol, Mannitol
Đường đa (Polysaccharide) Tinh bột, cellulose

Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?

Trong các loại đường nêu trên, cellulose là loại đường mà cơ thể người không thể tiêu hóa được. Nếu như các loại đường khác có enzyme để tiêu hóa thì cellulose lại không. Vì không có enzyme tiêu hóa để phân hủy nên cellulose trở thành loại đường duy nhất mà cơ thể người không thể dung nạp. 
Con người không thể tiêu hóa Cellulose
Con người không thể tiêu hóa Cellulose
Dù vậy, cellulose vẫn có giá trị của riêng nó. Trong dinh dưỡng, chúng là thành phần cấu thành nên chất xơ không hòa tan, có tác dụng định hình cho phân, giúp đi “nặng” nhẹ nhàng hơn và là thức ăn khoái khẩu của lợi khuẩn ở đường ruột người. Trong thực vật, chúng là thành phần quan trọng cấu tạo nên thành tế bào, để tạo nên “khung xương” vững chắc. 

Loại đường nào không thể tiêu hóa ở một số người?

Ngoài cellulose, một số người còn không tiêu hóa được lactose và fructose. Đây là những đối tượng đặc biệt, vì cơ thể họ không thể dung nạp lactose hoặc fructose. Cụ thể như sau:

1. Không dung nạp lactose

Lactose là loại đường duy nhất không tìm thấy thực vật. Trong tự nhiên chúng có nhiều trong sữa động vật có vú. Để tiêu hóa được đường lactose, cơ thể cần enzyme lactase được sản xuất ở ruột non. Nếu thiếu hoặc không có lactase (bẩm sinh), sẽ gây ra hội chứng không dung nạp lactose. 
  • Nguyên nhân: 

  1. Nguyên phát:
Là nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng không dung nạp lactose. Nó xảy ra tự nhiên khi cơ thể người sản xuất ngày càng ít enzyme lactase. Về mặt di truyền, không dung nạp lactose nguyên phát thường xảy ra ở người gốc châu Phi, châu Á và Tây Ban Nha. Người dân gốc Địa Trung Hải hoặc Nam Âu cũng dễ mắc hội chứng này. 
  1. Thứ phát:
Nguyên nhân thứ phát xảy ra khi ruột non giảm sản xuất enzyme lactase do mắc bệnh lý tại ruột, chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non. Nếu các vấn đề này được điều trị tốt, chức năng ruột non sẽ trở về bình thường, khi đó ruột sẽ phục hồi khả năng hấp thu lactose như ban đầu.
  1. Bẩm sinh: 
Không dung nạp lactose bẩm sinh xảy ra do di truyền theo gen lặn. Do đó, những đứa trẻ được sinh ra bởi cả ba và mẹ mang các gen này, sẽ bị hội chứng không dung nạp lactose bẩm sinh. 
  • Triệu chứng: 

Khi ruột không hấp thu được lactose, chúng sẽ trực tiếp đến ruột già. Khi đó, lactose bị lên men và gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.
Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp khi mắc hội chứng không dung nạp lactose
Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp khi mắc hội chứng không dung nạp lactose
  • Cách khắc phục:

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải, cũng như giảm những triệu chứng hội chứng không dung nạp lactose, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 
– Hạn chế sữa và chế phẩm từ sữa, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng lactose cao như phô mai, sữa đặc, sữa chua, kem,…
– Thay thế sữa truyền thống bằng sữa không lactose (sữa bò đã được loại bỏ lactose), các loại sữa hạt (hạnh nhân, đậu nành,…)
– Có thể bổ sung thêm các sản phẩm có chứa enzyme lactase. 
– Cho trẻ dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức khi mẹ không đủ sữa, mất sữa, thiếu sữa,… cho đến khi bé được ít nhất 1 tuổi. 
– Đọc kỹ thành phần trên nhãn thực phẩm để chắc rằng sản phẩm đó không có lactose. Đặc biệt là sữa công thức cho trẻ sơ sinh.
– Thông báo cho bác sĩ và dược sĩ khi cơ thể bạn không dung nạp được lactose. Việc này giúp họ tránh sử dụng thuốc có chứa lactose như thuốc ngừa thai, thuốc điều trị đầy hơi,… 

2. Không dung nạp fructose di truyền

Ngoài lactose, thì fructose là loại đường thứ 2 mà một số người không thể tiêu hóa được. Trong tự nhiên, chúng có nhiều trong trái cây, rau củ và mật ong. Ngoài ra, fructose còn có trong một số đường thay thế (đường ăn kiêng) chẳng hạn như sorbitol.
  • Nguyên nhân: 

Không dung nạp fructose di truyền xảy ra khi cả ba và mẹ của đứa trẻ bị ảnh hưởng đều mang một gen bất thường. Khi đó, đứa trẻ sinh ra bị thiếu một trong những enzyme cần thiết để chuyển hóa fructose. Kết quả là, các sản phẩm phụ của fructose tích tụ trong cơ thể, ngăn chặn sự hình thành glycogen (chất dự trữ glucose của gan).
  • Triệu chứng:

Khi ăn một lượng nhỏ thực phẩm chứa fructose, trẻ không dung nạp fructose sẽ bị hạ đường huyết, đổ mồ hôi, lú lẫn, đôi khi co giật và hôn mê. Nếu không phát hiện sớm để hạn chế các thực phẩm này, trẻ có thể bị tổn thương thận và gan, dẫn đến vàng da, nôn mửa, sa sút tinh thần, co giật và tử vong. 
Khi bị mãn tính, trẻ có những triệu chứng như ăn kém, chậm phát triển, các triệu chứng về tiêu hóa (nôn, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…), nghiêm trọng hơn có suy gan và tổn thương thận. Nếu phát hiện sớm và điều chỉnh tốt chế độ ăn từ nhỏ, sẽ phòng ngừa được những triệu chứng nghiêm trọng. 
  • Cách khắc phục: 

Thực phẩm cần loại bỏ khi không dung nạp fructose di truyền
Thực phẩm cần loại bỏ khi không dung nạp fructose di truyền
Để hạn chế những triệu chứng nghiêm trọng, và giúp trẻ có đời sống như bình thường, chúng ta cần: 
– Theo dõi phản ứng của cơ thể khi cho bé ăn bất kỳ thực phẩm nào
– Đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất, khi phát hiện bất thường
– Loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chứa fructose (trái cây), saccharose (đường mía, củ cải đường, thốt nốt) và sorbitol (đường ăn kiêng, hoạt chất có trong thuốc trị táo bón) khỏi chế độ ăn.
– Trẻ không dung nạp lactose dễ bị hạ đường huyết, do đó cần mang theo viên đường glucose (chế phẩm riêng, không phải đường ăn thông thường) để nạp đường khi cần.  

Kết luận

Bạn thấy đấy, đường tưởng chừng như an toàn, nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy hại cho con người. Mong rằng, với những chia sẻ trên, Mediphar USA đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại đường cơ thể không thể hấp thu. Cùng với đó là kiến thức về 2 hội chứng không dung nạp fructose và lactose. 
Sau cùng, chúng tôi chúc bạn có nhiều sức khỏe. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
  • Hotline: 0903.893.866
  • Email: medipharusa2018@gmail.com
  • Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan