Cận thị là một tật khúc xạ của mắt, khiến mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần trong khi những vật ở xa trở nên mờ. Những người có dấu hiệu mắc tật khúc xạ nên tìm hiểu cách đo độ cận thị của mắt để xác định mức độ cận thị, từ đó hỗ trợ việc chăm sóc và điều trị mắt hiệu quả hơn.
Hãy cùng Dược sĩ Phạm Cao Hà – Cố vấn chuyên môn tại Mediphar USA tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề này nhé!
Độ cận thị là gì?
Độ cận được đo bằng đơn vị diop (viết tắt là D). Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ cận thị và xác định công suất thấu kính cần thiết để cải thiện tầm nhìn.
Chỉ số diop càng lớn thì mức độ cận thị càng nặng, đồng thời thấu kính điều chỉnh cũng dày hơn. Nếu trên thấu kính có ký hiệu -D, điều đó cho thấy kính dành cho người bị cận thị. Ngược lại, ký hiệu +D biểu thị kính dành cho người viễn thị.

>>> Tìm hiểu thêm về cận thị
Hướng dẫn cách đo độ cận thị của mắt chi tiết
Đo thị lực là phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng nhìn của bạn so với mức tiêu chuẩn của người bình thường. Bạn có thể lựa chọn giữa hai cách thức gồm đo ở nhà và đo tại các cơ sở y tế.
Cách đo độ cận tại nhà
Bạn có thể thực hiện một số thử nghiệm cơ bản để đánh giá thị lực của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, việc đo độ cận thị tại nhà chỉ mang đến cái nhìn khái quát tạm thời, không thể thay thế cho việc kiểm tra mắt tại các trung tâm y tế.
Sử dụng bảng đo mắt cận thị Snellen
Bảng Snellen được thiết kế dành cho người biết chữ, bao gồm 11 dòng với các chữ cái in hoa như L, F, D, O, I, E. Dòng đầu tiên chứa một chữ cái duy nhất với kích thước lớn nhất, trong khi các dòng phía dưới có chữ nhỏ hơn và số lượng chữ cái tăng dần.
Các bước đo thị lực được tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị tư thế ngồi hoặc đứng thẳng lưng, giữ tư thế thoải mái. Khoảng cách tiêu chuẩn giữa bảng và người đo thị lực là 20 feet (khoảng 6 mét). Nhìn thẳng vào bảng đo và giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình kiểm tra.
- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng sao cho ánh sáng chiếu vào bảng đo phải có cường độ trung bình 100 lux. Cường độ này cần cao hơn ít nhất 40% so với ánh sáng trong phòng kiểm tra.
- Bước 3: Đo từng bên mắt riêng lẻ, bắt đầu với mắt phải trước, sau đó đến mắt trái. Mắt không được kiểm tra cần được che bằng tay hoặc kính đen.
- Bước 4: Đọc các ký tự theo hướng dẫn từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, cho đến khi không thể đọc chính xác nữa.
- Bước 5: Ghi lại kết quả. Nếu kết quả là 20/20, có nghĩa là thị lực bình thường.

>>> Tìm hiểu thêm về thuốc nhỏ mắt cận
Sử dụng các ứng dụng
Hiện nay, kiểm tra thị lực trực tuyến đang được nhiều người quan tâm. Cách thức này giúp bạn theo dõi tình trạng mắt một cách nhanh chóng ngay trên ứng dụng, tiết kiệm thời gian. Dưới đây là 3 ứng dụng kiểm tra thị lực mắt tốt nhất mà bạn nên tham khảo:
- Eye Test: Eye Test cung cấp các phương pháp kiểm tra độ cận bằng bảng C và bảng E. Ứng dụng này phù hợp với nhiều kích thước màn hình điện thoại. Bài kiểm tra thị lực trên Eye Test kéo dài khoảng 10 phút, cho kết quả tương đối chính xác về độ cận.
- Smart Optometry: Smart Optometry là ứng dụng nổi bật với 16 bài kiểm tra thị lực và 6 loại bảng đo, bao gồm bảng chữ, bảng số, bảng hình,… giúp kiểm tra thị lực chính xác. Kết quả kiểm tra được lưu trữ tự động, giúp bạn theo dõi tình trạng mắt theo thời gian. Ngoài đo độ cận, ứng dụng còn hỗ trợ kiểm tra độ nhạy, mù màu và tương phản của mắt.
- Virtual Vision Test: Virtual Vision Test cho phép người dùng đo độ cận ngay tại nhà và sử dụng kết quả để đặt kính theo thông số đo được. Bạn cũng có thể kiểm tra lại nhiều lần để đánh giá độ chính xác của ứng dụng.

Thực hiện đo độ cận thị tại cơ sở y tế
Dù các ứng dụng kiểm tra thị lực trực tuyến mang lại sự tiện lợi nhưng chúng vẫn không thể thay thế hoàn toàn việc khám mắt chuyên sâu tại bệnh viện. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về thị lực, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo quy trình tiêu chuẩn, việc đo thị lực tại các trung tâm y tế uy tín thường được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Đo thị lực bằng máy
Đo thị lực bằng máy điện tử là quy trình đánh giá tình trạng mắt. Trong kết quả đo này, có một số kí hiệu thường gặp như sau:
- R (Right) hoặc OD: Kết quả đo thị lực của mắt phải.
- L (Left) hoặc OS: Kết quả đo thị lực của mắt trái.
- S (SPH/Sphere/Cầu): Số độ của tròng kính, dấu “-” chỉ cận thị và dấu “+” chỉ tật viễn thị. Để xác định độ cận mắt chính xác, quy trình này cần được thực hiện nhiều lần để lấy số AVG (số đo trung bình) làm căn cứ cho độ cận thị.
- PD: Khoảng cách giữa 2 đồng tử của 2 mắt, đơn vị tính là milimet (mm).

>>> Tìm hiểu thêm thông tin: Khám mắt cận thị hết bao nhiêu tiền
Bước 2: Đo thị lực bằng cách sử dụng kính mẫu
Bác sĩ sẽ tiến hành gắn kính mẫu vào để người bệnh thử. Nếu họ có thể nhìn rõ và cảm thấy thoải mái khi di chuyển, điều này cho thấy độ kính đó phù hợp với mắt của họ. Cuối cùng, kỹ thuật viên sẽ cắt kính phù hợp để người cận thị có thể nhìn rõ mọi vật xung quanh.
>>> Tìm hiểu: Bắn tia laser trị cận thị bao nhiêu tiền
Lưu ý khi đo độ cận thị của mắt
Khi thực hiện đo độ cận thị của mắt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi tự kiểm tra thị lực tại nhà, hãy chọn những ứng dụng kiểm tra thị lực trực tuyến có độ chính xác cao và được đánh giá tích cực.
- Trước khi thực hiện đo lường, hãy để mắt thư giãn và nghỉ ngơi sau khi làm việc để cho kết quả chính xác.
- Lựa chọn bệnh viện hoặc phòng khám mắt uy tín để được kiểm tra và xác định kính cận phù hợp.
Trên đây là hướng dẫn cách đo độ cận thị mà các bạn có thể tham khảo. Hiện nay, tỷ lệ cận thị ở Việt Nam hiện ở mức rất cao và đang có xu hướng gia tăng đặc biệt là trẻ em. Do đó, việc áp dụng các giải pháp bảo vệ mắt, đặc biệt sử dụng các loại thực phẩm, dinh dưỡng hỗ trợ đôi mắt khỏe là điều cần thiết.
Trong thời gian qua, nhiều nghiên cứu cho thấy áp dụng chế độ dinh dưỡng với các vitamin tốt cho mắt, nhất là thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin là cách phòng bệnh về mắt hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cơ thể không thể tự sản sinh ra Lutein, Zeaxanthin cũng như các dưỡng chất chống oxy hóa. Thay vào đó, chúng ta cần bổ sung Lutein, Zeaxanthin thông qua chế độ ăn uống và các thực phẩm chức năng chứa thành phần này.

Để giúp người dùng chăm sóc mắt hiệu quả, phòng ngừa nguy cơ cận thị, Mediphar USA đã cho ra mắt thị trường dòng sản phẩm Dầu gấc Vina. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển với công thức đặc biệt, kết hợp giữa dầu gấc với hàm lượng Lutein, Zeaxanthin cao, DHA và vitamin E. Từ đây, sản phẩm mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho người sử dụng.
Dầu gấc Vina không chỉ giúp phòng ngừa nguy cơ cận thị mà còn tăng cường dinh dưỡng cho mắt giúp mắt không bị mệt mỏi, cải thiện các dấu hiệu như đau, nhức, mỏi mắt… Hiện tại, sản phẩm đang phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giúp các gia đình dễ dàng tìm mua và sử dụng.
Tài liệu tham khảo:
- All About the Eye Chart – Source: https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/eye-chart-facts-history
- A Simple Guide To Understanding Your Eye Prescription – Source: https://www.dellaoptique.com/blog/how-to-read-eye-prescription
- Đừng để cận thị tiến triển là rào cản phát triển của trẻ – Source: https://suckhoedoisong.vn/dung-de-can-thi-tien-trien-la-rao-can-phat-trien-cua-tre-169240927105347145.htm
- Lợi ích dầu gấc: 6 trong 1 – Source: https://suckhoedoisong.vn/loi-ich-dau-gac-6-trong-1-169155263.htm
>>> Tìm hiểu thêm các thông tin liên quan:
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.