Bệnh viêm dạ dày sẽ không bỏ qua bất kỳ một ai nếu như bạn lơ là với sức khỏe của bản thân mình. Vậy nên, hãy thật sự hiểu rõ về căn bệnh này để biết cách phòng tránh cũng như xử lý kịp thời đúng cách để không còn phải lo lắng về những cơn đau thường xuyên “quấy rối” nữa.
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
Bệnh viêm dạ dày là gì? Đó là tên gọi chung của tình trạng lớp niêm mạc dạ dày của bạn đang bị tổn thương.
Ban đầu tình trạng này chỉ là những thương tổn do các loại vi khuẩn xâm nhập kết hợp cùng với lượng axit trong dạ dày dư thừa. Nhưng sau một thời gian không được can thiệp sẽ hình thành viêm và loét dạ dày.
Mức độ của bệnh tình như thế nào thì còn phụ thuộc vào loại bị khuẩn mà bạn bị nhiễm gây nên lở loét nhiều hay ít.
Viêm dạ dày thường xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường tập trung vào nhóm người cao tuổi mắc các bệnh nền đến 60%.
Thông thường, người bệnh sẽ mắc phải tình trạng viêm loét dạ dày ở tá tràng đến 95%, 60% là ở dạ dày và 25% nằm ở vị trí bờ cong nhỏ của dạ dày.
Đọc thêm: https://medipharusa.com/dau-da-day-kieng-an-gi.html
Dấu hiệu của chứng viêm dạ dày
Làm sao biết mình đang có triệu chứng viêm dạ dày? Đó chính là nhìn rõ thông qua các biểu hiện sau:
- Thường xuyên cảm thấy đau nóng rát, khó chịu ở phần bụng phía trên, ngay dưới xương sườn và cơn đau sẽ tệ hơn hoặc đỡ hơn sau khi ăn xong
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Cảm giác đầy bụng, căng tức vùng thượng vị
- Khó tiêu, có thể kèm theo nấc cục
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày ruột
Khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nên mới dẫn đến tình trạng bị viêm và kéo theo những cơn đau.
Dưới đây là những yếu tố để dẫn đến tình trạng bệnh của bạn:
Triệu chứng đau dạ dày cấp: Lạm dụng thuốc giảm đau
Nếu như bạn lạm dụng hoặc sử dụng vô tội vạ những loại thuốc giảm đau trong nhóm nhóm NSAIDs thì sẽ dẫn đến việc viêm dạ dày cấp và mãn tính.
Lúc này, khớp niêm mạc dạ dày của bạn sẽ bị cho các hoạt chất trong thuốc làm cho tổn thương.
Triệu chứng đau dạ dày cấp: Bị nhiễm khuẩn
Loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất mà chúng ta thường nghe thấy chính là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp).
Thế nhưng, không có quá nhiều người bị nhiễm loại virus này mà dẫn đến viêm dạ dày hoặc phát triển thành các căn bệnh về đường tiêu hóa.
Các bác sĩ chuyên khoa sau khi nghiên cứu kết luận được rằng, Helicobacter pylori (Hp) nếu muốn phát triển thành bệnh viêm dạ dày thì cần phải có thêm một số tác nhân khác đi kèm như chế độ sinh hoạt, ăn uống.
Uống bia rượu quá mức là một trong những triệu chứng đau dạ dày cấp
Nếu bạn nghiện các chất kích thích này nó sẽ khiến cho lớp niêm mạc của bạn bị kích ứng, ăn mòn và dễ dàng tổn thương bởi dịch tiêu hóa.
Khi tình trạng này kéo dài sẽ chuyển sang thành bệnh viêm dạ dày mãn tính.
Có thể bạn quan tâm: https://medipharusa.com/dau-bung-tren.html
Tình trạng stress kéo dài
Những ai đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật, bị chấn thương, bỏng hay nhiễm trùng nặng đều có nguy cơ dẫn đến viêm dạ dày cấp.
Viêm dạ dày tự miễn
Nguyên nhận này có lẽ còn khá xa lạ với mọi người vì đây là một loại rối loạn tự miễn trong quá trình cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày.
Phản ứng này làm phá vỡ lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến chúng rối loạn dẫn đến thiếu hụt lượng vitamin B12, tăng nguy cơ bị viêm dạ dày là bệnh Hashimoto và đái tháo đường tuýp 1.
Một số nguyên nhân khác
HIV/AIDS, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng… cũng được cho là các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan dẫn đến bệnh viêm dạ dày cấp.
Mức độ nghiêm trọng của chứng viêm dạ dày
Khi bị viêm dạ dày, người bệnh sẽ phải trải qua những cơn đau cũng như cảm giác khó chịu không mong muốn.
Nếu những triệu chứng này có thể tự khỏi sau 2 – 3 ngày thì bạn không cần phải can thiệp bởi bất kỳ phương pháp nào mà chỉ việc điều chỉnh lại lối sống cũng như chế độ ăn uống sao cho phù hợp hơn.
Tuy nhiên, khi những cơn đau có mức độ trầm trọng và diễn tiến trong thời gian dài nhưng không hề có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đặc biệt những ai đi vệ sinh ra máu, đi cầu ra máu kèm nôn mửa thì cần phải đến để tìm ra nguyên nhân cũng như cách thức điều trị ngay.
Chữa bệnh viêm dạ dày bằng cách nào?
Thay đổi lối sống hằng ngày
- Mẹo dành cho những ai đang muốn chữa bệnh viêm dạ dày chính là hãy chia nhỏ những bữa ăn trong ngày của bạn hơn mọi khi để làm giảm sự ảnh hưởng của axit lên dạ dày.
- Không ăn các thực phẩm nóng, cay, chiên rán dầu mỡ hay có quá nhiều chất béo.
- Tránh ra rượu bia, thuốc lá và những chất có cồn.
- Nếu không cần thiết, đừng tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng thuốc đặc trị
Nếu đã xác định rõ nguyên nhân vì sao bị viêm dạ dày và bắt buộc phải dùng đến thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ thì hãy lưu ý đến những cái tên sau:
- Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori: thường thì bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn uống phối hợp kháng sinh như clarithromycin với amoxicillin hoặc metronidazole để điều trị dứt điểm bệnh viêm dạ dày.
- Thuốc histamin H2: tác dụng của loại thuốc này là làm giảm lượng axit vào trong đường tiêu hóa, giảm bớt triệu chứng đau do viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.
- Thuốc kháng axit, trung hòa axit dạ dày: thuốc làm giảm đau nhanh nhưng cũng sẽ xảy ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc táo bón, tùy thuộc vào hoạt chất dùng.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): thuốc ức chế hoạt động của tế bào sản xuất axit dạ dày nhưng không nên sử dụng ở liều cao và lâu dài vì có nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống.
Dùng thực phẩm chức năng để hạn chế các bệnh về dạ dày.
Ngoài 2 cách giải quyết trên để điều trị bệnh viêm dạ dày thì người bệnh đừng bỏ qua sự an toàn – nhanh chóng – hiệu quả khi dùng thực phẩm chức năng để làm xoa dịu những cơn đau này.
Không cần phải tìm kiếm xa xôi và lo ngại về nguồn gốc xuất xứ hay chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, tinh nghệ Nano của Mediphar USA tự tin khẳng định rằng sẽ giúp bạn vượt qua được căn bệnh này.
Với các thành phần như Nano Curcumin, Piperine và Thymomodulin sẽ giúp giảm các triệu chứng viêm đau dạ dày, tá tràng. Giúp chống oxy hóa, giúp các vết thương mau lành, giảm vết thâm nám do sẹo, giảm tác dụng phụ khi hóa trị, xạ trị.
Đây là sản phẩm đã được Bộ Y Tế chứng nhận và kiểm nghiệm 100% an toàn mà không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Mọi cơn đau đều sẽ chấm dứt và không còn cơ hội quay trở lại nữa khi bạn tin dùng tinh nghệ Nano.
Bệnh viêm dạ dày không quá khó khăn trong việc điều trị chỉ cần bạn quyết tâm thay đổi lối sống sinh hoạt và loại bỏ đi những thói quen không tốt hằng ngày. Đồng thời dùng thuốc và các dòng thực phẩm chức năng để hỗ trợ như tinh nghệ Nano thì chắc hẳn rằng chỉ trong thời gian ngắn sức khỏe hệ tiêu hóa sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Có thể bạn thích: Bệnh viêm dạ dày tá tràng
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.