STRESS GÂY RỐI LOẠN TIÊU HÓA NHƯ THẾ NÀO?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người gặp tình trạng căng thẳng lo âu kéo dài ảnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vậy, vì sao stress gây rối loạn tiêu hóa và cách nào để hệ tiêu hóa hoạt động bình thường ngay cả khi bạn đang stress? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây với Mediphar USA để tìm ra câu trả lời nhé!

Stress là gì?

Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu như stress xảy ra liên tục và kéo dài có thể dễ ảnh hưởng xấu đến tâm lý, thể chất, tinh thần, và sức khỏe của người bệnh.
Stress là gì?
Có nhiều yếu tố dẫn đến stress như:
  • Tác nhân từ bên ngoài như; Thời tiết, tiếng ồn khói bụi, sự ô nhiễm,…
  • Tác nhân từ gia đình và xã hội: Vấn đề về tài chính, xung đột ngoài xã hội, xung đột trong gia đình, bạn bè, con cái,….
  • Các vấn đề về thể chất: Cơ thể thay đổi, bệnh tật, thiếu dinh dưỡng
  • Cách bạn suy nghĩ về một vấn đề nào đó trong cuộc sống cũng sẽ dẫn đến stress (tiêu cực)
Stress có thể ảnh hưởng đến bạn theo 2 cách:
  • Stress cấp tính (ngắn hạn): Là phản ứng ngắn hạn của cơ thể đối với bất kỳ các nhân tố dẫn đến stress, thời gian phục hồi nhanh chóng. Đối với những người có bệnh lý về tim, stress cấp tính có thể gây ra loạn nhịp hoặc thậm chí là suy tim
  • Stress mãn tính (dài hạn): Là do các nhân tố dẫn đến stress kéo dài trong một thời gian, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Stress gây rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Trên thực tế thì hệ tiêu hóa của chúng ta cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi tâm trạng của con người. Stress có thể gây ra một số bệnh như: viêm loét dạ dày – tá tràng, thủng dạ dày, chảy máu tiêu hóa, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở có mùi, rối loạn chức năng đại tràng, hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày – thực quản,…
Về cơ chế stress gây rối loạn tiêu hóa như sau: Dạ dày và ruột có chứa nhiều tế nào thần kinh, nên các các sĩ tiêu hóa hay ví nó như là một bộ não nhỏ. Các dây thần kinh này trực tiếp kết nối từ hệ tiêu hóa đến não và thông tin sẽ được truyền theo 2 chiều. Hơn nữa, có đến 95% hormone Serotonin (đây là hormone quan trọng trong kiểm soát tâm trạng của con người) nằm trong hệ tiêu hóa.
Khi bị stress, não sẽ sản sinh ra hormone gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, và sản sinh ra các steroid và adrenaline chống lại stress. Các hocmone này gây ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh, có nhiều người lại chán ăn những cũng có nhiều người lại thèm ăn.
Bên cạnh đó, hệ thống thần kinh trung ương kiểm soát quá tình tiêu hóa, nếu như bạn quá stress thì hệ thần kinh trung ương sẽ ngừng lưu thông máu, gây co cơ, dẫn đến khó tiêu hóa. Stress có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, tác động tới nhu động ruột, nên chính vì thế stress gây rối loạn tiêu hóa như: khó tiêu, loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, bệnh Crohn,…
Stress gây rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Biến chứng nguy hiểm của stress gây rối loạn tiêu hóa

Ở người lớn, stress gây rối loạn tiêu hóa thường có những triệu chứng như: Đầy bụng, khó tiêu, đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, chán ăn, buồn nôn và ói mửa, rối loạn đại tiện,… tùy vào mức độ stress và khả năng chịu đựng của mỗi người mà các triệu chứng cũng khác nhau.
Biến chứng nguy hiểm của stress gây rối loạn tiêu hóa
Mặc dù Stress gây rối loạn tiêu hóa không đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân, nhưng lại ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh. Ở mức độ nhẹ, stress khiến cho bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa kèm những triệu chứng nhẹ mệt mỏi, chán ăn, mất nước, suy nhược cơ thể. Nếu như chán ăn kéo dài ngày sẽ khiến cho cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng, gây sụt cân, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc hằng ngày. Nguy hiểm hơn, nếu như stress kéo dài, khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng thì có thể khiến cho bệnh nhân đối mặt với những nguy cơ: hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, polyp đại tràng, xuất huyết đại trạng, thậm chí là ung thư đại trực tràng.

Cách điều trị stress gây gối loạn tiêu hóa

Để điều trị cũng như phòng ngừa stress gây rối loạn tiêu hóa, điều tiên quyết nhất là phải hóa giải được tình trạng stress – nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa. Chúng ta nên tránh stress bằng cách luôn giữ thái độ sống tích cực, hiểu đúng vấn đề, xây dựng lối sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể thao thường xuyên.
Điều trị rối loạn tiêu hóa do stress:
Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng một cách hiệu quả. Bệnh nhân nên: Bổ sung đầy đủ nước, ăn nhiều rau xanh hoa quả để bổ sung chất xơ, bổ sung thêm các sản phẩm men tiêu hóa để giúp hệ tiêu hóa hoạt động được dễ dàng hơn. Một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo là Men tiêu hóa Menpeptine, với các thành phần từ tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe, bổ sung enzyme tiêu hóa, giúp hỗ trợ căng cường tiêu hóa, giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua hiệu quả,…
Ngoài ra, để giúp hạn chế tình trạng stress gây rối loạn tiêu hóa người bệnh nên xây dựng một thói quen sinh hoạt tích cực sẽ có lợi trong việc điều trị stress và cải thiện sức khỏe tiêu hóa như: Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh stress, rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc để bụng đói, không nằm ngay sau khi ăn no, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ,….
Xây dựng lối sống khoa học để giúp giảm stress và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Khi rối loạn tiêu hóa với những triệu chứng khó chịu như đau bụng, nôn ói, đi ngoài nhiều lần,… bạn nên đến cơ sở y tế gần nhà để được các bác sĩ thăm khám và có những lời khuyên thích hợp. Những thông tin trên có thể sẽ giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc stress gây rối loạn tiêu hóa như thế nào và cách phòng tránh ra sao. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 0903 893 866 để được tư vấn miễn phí.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan