Quáng gà là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Bệnh quáng gà là một thuật ngữ quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của nó. Thực tế, đây không phải là một bệnh độc lập mà là một triệu chứng mô tả tình trạng suy giảm thị lực đáng kể khi ánh sáng yếu đi, trong khi thị lực ban ngày có thể vẫn bình thường. Vậy chính xác bệnh quáng gà là gì, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, làm sao để nhận biết các triệu chứng và có những phương pháp điều trị nào hiệu quả? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi đó, giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về bệnh quáng gà và cách đối phó với nó.

Bệnh quáng gà là gì?

Bệnh quáng gà, thuật ngữ y khoa là Nyctalopia hay còn gọi là chứng mù đêm là tình trạng mắt bạn nhìn rất kém khi trời tối hoặc ở những nơi thiếu ánh sáng. Ví dụ như khi đi ngoài đường lúc chập tối, vào rạp chiếu phim hoặc thậm chí đi lại trong nhà vào ban đêm khi chỉ có ánh sáng yếu. Điều đặc biệt là vào ban ngày, khi có đủ ánh sáng, mắt bạn có thể nhìn hoàn toàn bình thường. Vì vậy, quáng gà không phải là bạn bị “mù” hoàn toàn, mà là khả năng nhìn trong bóng tối bị suy giảm nghiêm trọng.

Bệnh quáng gà là gì?
Bệnh quáng gà xảy ra khi tế bào que bị yếu đi hoặc bị tổn thương

Bên trong mắt chúng ta, ở lớp lót phía sau cùng (gọi là võng mạc), có hai loại tế bào đặc biệt giúp chúng ta nhìn thấy:

  • Tế bào nón: Chịu trách nhiệm về thị lực màu sắc và khả năng nhìn chi tiết trong điều kiện ánh sáng tốt.
  • Tế bào que: Rất nhạy với ánh sáng yếu, giúp chúng ta nhìn được lờ mờ trong bóng tối (dù không rõ màu).

Bệnh quáng gà xảy ra khi tế bào que này gặp vấn đề, chúng không hoạt động tốt như bình thường nữa. Có thể là do chúng bị yếu đi, bị tổn thương hoặc thiếu “nhiên liệu” (như Vitamin A) để làm việc. Khi tế bào que hoạt động kém, mắt bạn sẽ rất khó quen với bóng tối. Bạn có để ý khi từ ngoài nắng vào nhà tối, mắt cần một lúc mới nhìn thấy được không? Đó là lúc các tế bào que bắt đầu làm việc, ở người bị quáng gà, quá trình “quen với bóng tối” này diễn ra rất chậm hoặc gần như không diễn ra.

Triệu chứng bệnh quáng gà

Các triệu chứng của quáng gà thường phát triển từ từ và có thể không được nhận biết ngay lập tức. Việc chú ý đến những thay đổi nhỏ trong khả năng nhìn là rất quan trọng.

  • Giảm thị lực vào ban đêm hoặc trong môi trường thiếu sáng: Người bị quáng gà thường gặp khó khăn khi di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động vào ban đêm. Họ có thể cảm thấy thị lực bị giảm sút rõ rệt khi ánh sáng yếu. Điều này có thể gây ra nhiều bất tiện, đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời vào buổi tối. 
  • Khó thích nghi với bóng tối: Mất nhiều thời gian hơn bình thường để mắt quen với bóng tối sau khi di chuyển từ nơi sáng vào. Ví dụ, khi vào rạp chiếu phim, người bình thường mất vài phút để nhìn thấy lối đi, nhưng người bị quáng gà có thể mất rất lâu hoặc không thể nhìn rõ được.
  • Nhìn thấy chấm đen, quầng sáng quanh nguồn sáng: Một số người có thể thấy các chấm đen hoặc quầng sáng xung quanh nguồn sáng, làm cho việc nhìn vào ban đêm trở nên khó khăn hơn. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác mỏi mắt và nhức đầu.
  • Giảm độ nhạy tương phản: Khó phân biệt các vật thể có độ tương phản thấp với nền xung quanh trong điều kiện ánh sáng yếu (ví dụ: khó nhìn thấy bậc thang tối màu trên nền sàn tối).Triệu chứng của bệnh quáng gà 

▷ Tham khảo thêm về: Mắt bị mờ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Triệu chứng bệnh quáng gà
Triệu chứng phổ biến của bệnh quáng gà là tình trạng thị lực bị suy giảm vào ban đêm

Nguyên nhân gây bệnh quáng gà

Nguyên nhân gây ra quáng gà rất đa dạng. Việc xác định đúng nguyên nhân là chìa khóa cho việc điều trị hiệu quả.

Thiếu hụt Vitamin A (Retinol)

Thiếu thụt vitamin A là nguyên nhân phổ biến nhất gây quáng gà có thể khắc phục được. Vitamin A là thành phần cấu tạo nên Rhodopsin là một sắc tố quang học cực kỳ quan trọng nằm trong tế bào que. Rhodopsin phân hủy khi tiếp xúc ánh sáng và cần được tái tạo liên tục để duy trì khả năng nhìn trong bóng tối. Khi thiếu Vitamin A, quá trình tái tạo Rhodopsin bị đình trệ, dẫn đến suy giảm chức năng tế bào que và biểu hiện bằng chứng quáng gà. 

Đôi khi, dù bạn ăn đủ nhưng cơ thể lại gặp vấn đề trong việc hấp thu Vitamin A (ví dụ do bệnh về đường ruột), cũng gây ra tình trạng thiếu hụt này.

Bệnh quáng gà là thiếu hụt vitamin nào gây ra?
Thiếu hụt vitamin A là nguyên nhân hàng đầu gây quáng gà

Bệnh lý di truyền về võng mạc

Một số người sinh ra đã mang gen khiến các tế bào nhìn đêm trong mắt hoạt động không tốt hoặc bị yếu dần theo thời gian. Điển hình nhất là bệnh viêm võng mạc sắc tố (Retinitis Pigmentosa – RP), bệnh này làm hỏng dần các tế bào nhạy với ánh sáng yếu, khiến khả năng nhìn đêm suy giảm đầu tiên. 

Nguyên nhân gây quáng gà
Người mang gen bệnh viêm võng mạc sắc tố sẽ giảm khả năng nhìn đêm

Đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể là thấu kính tự nhiên trong mắt. Khi bị đục, nó sẽ cản trở ánh sáng đi vào võng mạc, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây quáng gà ở người cao tuổi.

Tại sao bị quáng gà?
Đục thuỷ tinh thể là nguyên nhân phổ biến gây bệnh quáng gà ở ngừoi cao tuổi

Võng mạc tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu trong võng mạc, dẫn đến quáng gà. Kiểm soát tốt đường huyết có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Các đối tượng có nguy cơ cao

Nhận biết các yếu tố nguy cơ giúp tầm soát và can thiệp sớm:

  • Người có chế độ ăn thiếu Vitamin A: Đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai/cho con bú ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, người ăn chay trường không bổ sung đủ dưỡng chất.
  • Người cao tuổi: Do nguy cơ cao mắc đục thủy tinh thể, glaucoma, thoái hóa hoàng điểm.
  • Người mắc các bệnh mạn tính: Tiểu đường, bệnh gan, bệnh tụy, các hội chứng rối loạn hấp thu (Crohn, Celiac, xơ nang).
  • Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh mắt di truyền: Như Viêm võng mạc sắc tố (RP).
  • Người đã trải qua phẫu thuật đường tiêu hóa: Có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Vitamin A.
  • Người bị cận thị nặng.

Cách chuẩn đoán bệnh quáng gà

Chẩn đoán quáng gà đòi hỏi một quy trình thăm khám mắt toàn diện để xác định triệu chứng và tìm ra nguyên nhân gốc rễ.

  • Khám thị lực và kiểm tra võng mạc: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thị lực và sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra tình trạng võng mạc, nhằm xác định nguyên nhân gây quáng gà. Quá trình này có thể bao gồm việc đo độ nhạy sáng của mắt và kiểm tra khả năng thích nghi với bóng tối.
  • Xét nghiệm mức vitamin A trong máu: Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra mức độ vitamin A trong cơ thể, giúp xác định xem thiếu hụt vitamin A có phải là nguyên nhân gây bệnh hay không.
  • Kiểm tra bệnh lý nền: Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các bệnh lý nền như tiểu đường, viêm võng mạc sắc tố để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của quáng gà. Việc điều trị các bệnh lý nền này có thể giúp cải thiện tình trạng quáng gà.
Cách chuẩn đoán bệnh quáng gà
Xét nghiệm mức vitamin A trong máu giúp xác định bệnh quáng gà có phải do thiếu vitamin A không

Cách điều trị bệnh quáng gà

Phương pháp điều trị quáng gà phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây bệnh.

Bổ sung Vitamin A: Nếu nguyên nhân là thiếu Vitamin A, việc bổ sung bằng đường uống hoặc tiêm (trong trường hợp nặng hoặc kém hấp thu) dưới sự giám sát của bác sĩ là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Liều lượng cần được cá nhân hóa và theo dõi để tránh ngộ độc Vitamin A.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống giàu vitamin A và các dưỡng chất cần thiết cho mắt có thể giúp cải thiện tình trạng quáng gà. Các thực phẩm như cà rốt, khoai lang, và rau xanh đậm là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Ngoài ra, việc bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, hạt chia cũng có lợi cho sức khỏe mắt.

Điều trị bệnh lý nền:

  • Đục thủy tinh thể: Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp hiệu quả để loại bỏ thủy tinh thể đục, cải thiện thị lực đáng kể, bao gồm cả thị lực ban đêm.
  • Glaucoma: Điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, laser hoặc phẫu thuật để kiểm soát nhãn áp, làm chậm quá trình tổn thương thần kinh thị giác.
  • Võng mạc tiểu đường: Kiểm soát đường huyết chặt chẽ, điều trị bằng laser quang đông, tiêm thuốc nội nhãn hoặc phẫu thuật tùy giai đoạn bệnh.
Cách điều trị bệnh quáng gà
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A và betacaroten cải thiện tình trạng quáng gà

Phòng ngừa bệnh quáng gà

Để phòng ngừa bệnh quáng gà bạn cần: 

  • Chế độ ăn uống cân bằng: Đảm bảo cung cấp đủ Vitamin A và các dưỡng chất tốt cho mắt (Lutein, Zeaxanthin, Omega-3, Kẽm…).
  • Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Bên cạnh bữa ăn hàng ngày, bạn có thể bổ sung thêm dưỡng chất cho mắt thông qua các sản phẩm hỗ trợ chứa vitamin A, Omega-3, Beta-caroten… Một lựa chọn đáng chú ý là dầu gấc Vina – sản phẩm của Mediphar USA, chiết xuất từ Beta-caroten tự nhiên trong gấc, giúp hỗ trợ tăng cường thị lực. Sản phẩm đạt chuẩn ISO và HACCP, an toàn và đáng tin cậy cho sức khỏe đôi mắt.
  • Khám mắt định kỳ: Đặc biệt quan trọng đối với người có yếu tố nguy cơ. Khám mắt toàn diện ít nhất 1-2 năm/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.
  • Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính: Đặc biệt là tiểu đường.
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời: Đeo kính râm chống tia UV 100%.

Giải đáp về bệnh quáng gà

Quáng gà không phải là một bệnh lý mà là một nhóm các bệnh lý có liên quan đến gen di truyền như nhiễm độc thuốc, các bệnh lý võng mạc hay thiếu hụt vitamin A gây ra. Do đó, có không ít các câu hỏi và thắc mắc liên quan đến bệnh lý này. Cụ thể:

Quáng gà có di truyền không?

Có, quáng gà có thể di truyền, một số nguyên nhân gây quáng gà như viêm võng mạc sắc tố, hội chứng Usher, Choroideremia là các bệnh di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh này, bạn nên đi khám mắt và tư vấn di truyền. Tuy nhiên, quáng gà do thiếu Vitamin A hoặc đục thủy tinh thể thì không di truyền.

Có cần đeo kính đặc biệt khi bị quáng gà?

Đeo kính đặc biệt có thể giúp cải thiện tầm nhìn trong một số trường hợp, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ mắt để được tư vấn cụ thể về loại kính phù hợp.

Thiếu vitamin A bao lâu thì dẫn đến quáng gà?

Thời gian thiếu vitamin A dẫn đến quáng gà có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt và cơ địa từng người. Tuy nhiên, việc thiếu hụt kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Việc bổ sung vitamin A kịp thời có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng quáng gà.

Quáng gà là tình trạng suy giảm thị lực trong điều kiện ánh sáng quá yếu, bệnh xảy ra do một khiếm khuyết trong võng mạc hoặc thiếu hụt lượng lớn vitamin A gây ra. Quáng gà tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng chúng lại gây rào cảng lớn trong sinh hoạt và có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể cao hơn. Hy vọng thông qua bài viết từ Mediphar USA bạn đã có thể hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh. Nếu còn câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến số hotline: 0903 893 866 để được nhân viên tư vấn và giải đáp chi tiết hơn nhé.

  • [1] World Health Organization. (2009). Vitamin A deficiency.
  • [2] National Eye Institute. (2023). Retinitis Pigmentosa.
  • [3] National Eye Institute. (2023). Cataracts.
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

Bài viết liên quan