Polyphenol là gì? Tìm hiểu về chất chống oxy hóa tự nhiên

Polyphenol là gì? Tìm hiểu về chất chống qxy hóa tự hhiên

Polyphenol không chỉ là một hợp chất tự nhiên phổ biến trong thực phẩm mà còn được biết đến với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của polyphenol, việc hiểu rõ nguồn gốc, cơ chế hoạt động, cách bổ sung hợp lý và những lưu ý quan trọng là điều cần thiết.

Trong bài viết này, Mediphar USA sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về polyphenol – từ định nghĩa, vai trò, nguồn thực phẩm giàu polyphenol, đến cách bổ sung hiệu quả để bạn có thể áp dụng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách an toàn và khoa học.

Chất polyphenol là gì? Tổng quan về polyphenol

Định nghĩa polyphenol

Polyphenol là các hợp chất hữu cơ tự nhiên có nguồn gốc thực vật, có cấu trúc hóa học đặc trưng bởi sự hiện diện của nhiều nhóm hydroxyl (-OH) gắn vào vòng benzen. Polyphenol có vai trò quan trọng trong cả thực vật và sức khỏe con người, mang lại nhiều lợi ích nhờ vào khả năng chống oxy hóa, kháng viêm và các tác động sinh học khác.

Polyphenol có vai trò quan trọng trong sức khỏe con người nhờ vào khả năng chống oxy hóa, kháng viêm.
Polyphenol có vai trò quan trọng trong sức khỏe con người nhờ vào khả năng chống oxy hóa, kháng viêm.

Phân loại polyphenol (flavonoid, phenolic acid, stilbene, lignans…)

Hiện nay, có hơn 8,000 loại polyphenol khác nhau đã được xác định, và chúng thường được chia thành 4 nhóm chính:

  • Flavonoid: Chiếm khoảng 60% tổng số polyphenol. Các flavonoid phổ biến bao gồm quercetin (trong hành tây và táo), kaempferol, catechin (trong sô cô la đen), và anthocyanin (trong bắp cải đỏ).
  • Phenolic Acid: Chiếm khoảng 30% tổng số polyphenol. Ví dụ như acid ferulic và acid chlorogenic có trong cà phê và ngũ cốc.
  • Polyphenolic Amide: Bao gồm capsaicinoid (trong ớt) và avenanthramides (trong yến mạch).
  • Các Polyphenol khác: Các polyphenol khác như stilbene (trong nho và quả mọng), resveratrol (trong rượu vang đỏ), acid ellagic (trong quả mọng), curcumin (trong nghệ), và lignan (trong hạt lanh và hạt mè).

Hấp thụ và chuyển hóa polyphenol trong cơ thể

Polyphenol, sau khi được tiêu thụ, trải qua một hành trình phức tạp trong cơ thể, bắt đầu từ quá trình hấp thụ qua màng ruột. Hầu hết các chất dinh dưỡng, bao gồm cả polyphenol, được hấp thụ nhờ các chất vận chuyển đặc hiệu tại màng ruột.

Tuy nhiên, không giống như các chất dinh dưỡng khác, polyphenol không có một con đường vận chuyển cụ thể, mà phụ thuộc vào cấu trúc và đặc tính phân tử của chúng. Chúng có thể được vận chuyển qua các liên kết chặt chẽ giữa các tế bào ruột hoặc thông qua các chất vận chuyển trung gian.

Sau khi vào tế bào ruột, polyphenol tiếp tục tham gia vào các quá trình chuyển hóa phức tạp, bao gồm các phản ứng pha I như thủy phân, khử methyl và methyl hóa, và các phản ứng pha II như sulfat hóa và glucuronid hóa.

Các phản ứng này thường xảy ra ở vị trí nhóm hydroxyl của polyphenol, tạo ra các dạng chuyển hóa khác nhau. Sau quá trình hấp thụ ở ruột, polyphenol tiếp tục di chuyển vào máu, nơi chúng phát huy các tác dụng sinh học.

Mức độ hấp thụ polyphenol vào máu thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào từng loại polyphenol, liều dùng và các yếu tố cá nhân. Một số polyphenol có nồng độ tối đa trong máu rất thấp, trong khi các loại khác có thể đạt nồng độ cao hơn.

Thời gian để polyphenol đạt nồng độ tối đa trong máu thường khá ngắn, thường dưới 3 giờ, cho thấy chúng được hấp thụ tương đối nhanh chóng sau khi tiêu thụ.

Quá trình hấp thụ và chuyển hóa polyphenol trong cơ thể
Quá trình hấp thụ và chuyển hóa polyphenol trong cơ thể

Cơ chế hoạt động và lợi ích sức khỏe của Polyphenols

Cơ chế chống oxy hóa

Polyphenol thể hiện khả năng chống oxy hóa ưu việt thông qua cơ chế trung hòa các gốc tự do, những tác nhân hàng đầu gây ra oxy hóa và tổn thương tế bào. Cơ chế cốt lõi của hoạt động này là việc polyphenol chuyển giao một nguyên tử hydro từ nhóm hydroxyl hoạt động của mình đến gốc tự do, làm vô hiệu hóa gốc tự do và ngăn chặn các phản ứng dây chuyền gây hại.

Phản ứng này có thể được mô tả bằng phương trình: Ar-OH + R· → Ar-O· + RH, trong đó Ar-OH đại diện cho polyphenol, R· là gốc tự do, Ar-O· là gốc tự do của polyphenol sau khi nhường hydro, và RH là sản phẩm ổn định.

Polyphenol giúp trung hòa các gốc tự do, tác nhân hàng đầu gây ra oxy hóa và tổn thương tế bào.
Polyphenol giúp trung hòa các gốc tự do, tác nhân hàng đầu gây ra oxy hóa và tổn thương tế bào.

Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn

Về khả năng chống viêm, polyphenol đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, vốn là yếu tố then chốt trong nhiều bệnh lý mãn tính như béo phì, tiểu đường type II, bệnh tim mạchcác bệnh thoái hóa thần kinh.

Chúng hoạt động bằng cách ức chế sản xuất các chất trung gian gây viêm như prostaglandin E-2 và các cytokine gây viêm, đồng thời giảm thiểu các dấu hiệu viêm trên cơ thể, đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu cả in vitro và in vivo.

Ví dụ, các polyphenol từ dầu oliu nguyên chất, trà xanh, và các loại thảo dược khác cho thấy khả năng giảm viêm mạnh mẽ, đồng thời bảo vệ các tế bào và mô khỏi những tổn thương do quá trình viêm gây ra. Thêm vào đó, các polyphenol còn có thể điều chỉnh các con đường tín hiệu viêm, ức chế các enzyme gây viêm, và điều chỉnh hoạt động của các cytokine.

Bên cạnh đó, polyphenol còn sở hữu khả năng kháng khuẩn đáng kể, chống lại nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy, polyphenol có thể gây mất ổn định màng tế bào của vi khuẩn, ức chế sự phát triển của chúng và làm giảm độc lực của vi khuẩn, đồng thời hoạt động hiệp đồng với một số loại kháng sinh, giúp tăng cường hiệu quả điều trị và giảm thiểu tình trạng kháng thuốc.

Thú vị hơn nữa, polyphenol cũng được nghiên cứu để sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm tự nhiên, thay thế cho các chất bảo quản tổng hợp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các sản phẩm an toàn và tự nhiên.

Polyphenol gây mất ổn định màng tế bào của vi khuẩn, ức chế sự phát triển và làm giảm độc lực của vi khuẩn.
Polyphenol gây mất ổn định màng tế bào của vi khuẩn, ức chế sự phát triển và làm giảm độc lực của vi khuẩn.

Polyphenol trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

Polyphenol đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch thông qua nhiều cơ chế phức tạp. Chúng không chỉ giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch mà còn trực tiếp bảo vệ các tế bào tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyphenol có khả năng giảm tình trạng tăng mỡ máu sau ăn và stress oxy hóa, hai yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến xơ vữa động mạch.

Polyphenol cũng giúp giảm nguy cơ hình thành huyết khối, một trong những nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây, cá và rượu vang đỏ, mang lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch.

Trong số các loại polyphenol, resveratrol, có nhiều trong rượu vang đỏ, thu hút sự chú ý đặc biệt nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng cường biểu hiện eNOS và sản xuất NO, từ đó hỗ trợ giãn mạch và bảo vệ tim mạch. Hơn nữa, resveratrol còn cho thấy khả năng bảo vệ tim khỏi các tổn thương do thiếu máu cục bộ và tái tưới máu bằng cách giảm các gốc oxy phản ứng và ngăn ngừa rối loạn chức năng của tế bào cơ tim.

Polyphenol giúp giảm tình trạng tăng mỡ máu sau ăn, nguy cơ hình thành huyết khối.
Polyphenol giúp giảm tình trạng tăng mỡ máu sau ăn, nguy cơ hình thành huyết khối.

Polyphenol trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng polyphenol có thể tác động lên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển ung thư, từ giai đoạn khởi phát đến giai đoạn di căn, cho thấy tiềm năng lớn trong việc chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Các tác dụng chống ung thư của polyphenol đã được quan sát thấy ở nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư miệng, dạ dày, ruột, gan, phổi, vú và da.

Nhiều loại polyphenol như proanthocyanidin, flavonoid, resveratrol, tannin, epigallocatechin-3-gallate, gallic acid và anthocyanin đã cho thấy khả năng bảo vệ trong một số mô hình ung thư, mặc dù cơ chế hoạt động của chúng có thể khác nhau.

Chẳng hạn, proanthocyanidin đã chứng minh khả năng ức chế di căn ung thư vú ở chuột, trong khi các anthocyanin ức chế sự hình thành mạch máu nuôi khối u. Các polyphenol từ trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và gây chết tế bào ung thư. Các flavonoid, như flavone, cũng cho thấy khả năng ức chế sự phát triển và gây chết tế bào ung thư ruột kết.

Resveratrol, một polyphenol nổi tiếng, có khả năng ức chế đa giai đoạn của quá trình sinh ung thư và có thể loại bỏ các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các ellagitannin cũng cho thấy khả năng gây độc tế bào chọn lọc đối với tế bào ung thư biểu mô vảy ở miệng.

Cơ chế chống ung thư của polyphenol rất đa dạng, bao gồm việc ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất tiền ung thư, bảo vệ DNA, ức chế tăng sinh tế bào, chống oxy hóa, gây dừng chu kỳ tế bào hoặc chết tế bào theo chương trình và điều chỉnh hệ miễn dịch của cơ thể.

Polyphenol tác động lên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển ung thư, từ giai đoạn khởi phát đến giai đoạn di căn.
Polyphenol tác động lên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển ung thư, từ giai đoạn khởi phát đến giai đoạn di căn.

Polyphenol trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh khác như tiểu đường, Alzheimer

  • Bảo vệ da: Polyphenol có khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, giảm tổn thương da, ban đỏ, và lipid peroxidation. Epigallocatechin-3-gallate (EGCG) đã được chứng minh làm giảm các tác động tiêu cực của tia UVB lên da, giảm hình thành lipid peroxide, giảm ban đỏ, cải thiện độ đàn hồi, giảm sự suy giảm collagen do tia UVA và ức chế sự gia tăng tiết collagenase.
  • Ngăn ngừa ung thư da: Polyphenol trong trà xanh có thể ngăn chặn ung thư da do tia UV, làm giảm sự phát triển khối u và phục hồi tổn thương DNA nhanh hơn.
  • Bảo vệ thận: Polyphenol có tác dụng bảo vệ thận, chống lại tổn thương thận do rhabdomyolysis sau tiêm glycerol. Những người thường xuyên uống rượu vang đỏ có thể có tác dụng bảo vệ này rõ rệt hơn.
  • Bảo vệ phổi: Polyphenol có thể giúp bảo vệ phổi và cải thiện chức năng phổi ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn. Genistein, một isoflavone từ đậu nành, được liên kết với chức năng phổi tốt hơn ở bệnh nhân hen suyễn và người lớn.
  • Cải thiện độ nhạy insulin: Polyphenol, như resveratrol và EGCG, có lợi cho quá trình chuyển hóa năng lượng và có thể cải thiện độ nhạy insulin ở các mô hình bệnh béo phì và kháng insulin. EGCG có thể giúp giảm cân, cải thiện độ nhạy insulin, chức năng nội mô, và giảm sự xâm nhập của đại thực bào vào mô động mạch ở chuột béo phì.
  • Ngăn ngừa mất mật độ xương: Các isoflavone như genistein và daidzein có thể giúp ngăn ngừa sự mất mật độ xương và thể tích xương xốp. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy genistein có thể tăng cường mật độ xương, đặc biệt khi kết hợp với tập thể dục, giúp phục hồi mật độ xương bị suy giảm do cắt bỏ buồng trứng.
Polyphenol có thể giúp bảo vệ phổi và cải thiện chức năng phổi ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn.
Polyphenol có thể giúp bảo vệ phổi và cải thiện chức năng phổi ở những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn.

Nguồn thực phẩm giàu polyphenol

Các loại rau củ quả giàu polyphe (quả mọng, trà xanh, nho,…)

Loại Polyphenol

Nguồn (Khẩu phần)

Hàm lượng Polyphenol (mg/kg hoặc mg/L)

Hàm lượng Polyphenol (mg/khẩu phần)

Axit Hydroxybenzoic

Axit protocatechuic

Mâm xôi đen (100 g)

80-270

8-27

Axit gallic

Mâm xôi (100 g)

60-100

6-10

Nho đen (100 g)

40-130

4-13

Axit p-Hydroxybenzoic

Dâu tây (200 g)

20-90

4-18

Axit Hydroxycinnamic

Axit caffeic

Việt quất (100 g)

2000-2200

200-220

Axit chlorogenic

Kiwi (100 g)

600-1000

60-100

Anh đào (200 g)

180-1150

36-230

Axit Coumaric

Mận (200 g)

140-1150

28-230

Axit ferulic

Cà tím (200 g)

600-660

120-132

Axit Sinapic

Táo (200 g)

50-600

10-120

Lê (200 g)

15-600

3-120

Rau diếp xoăn (200 g)

200-500

40-100

Atiso (100 g)

450

45

Khoai tây (200 g)

100-190

20-38

Bột ngô (75 g)

310

23

Bột mì: lúa mì, gạo, yến mạch (75 g)

70-90

5-7

Rượu táo (200 mL)

10-500

2-100

Cà phê (200 mL)

350-1750

70-350

Anthocyanin

Cyanidin

Cà tím (200 g)

7500

1500

Pelargonidin

Mâm xôi đen (100 g)

1000-4000

100-400

Peonidin

Nho đen (100 g)

1300-4000

130-400

Delphinidin

Việt quất (100 g)

250-5000

25-500

Malvidin

Nho đen (200 g)

300-7500

60-1500

Anh đào (200 g)

350-4500

70-900

Đại hoàng (100 g)

2000

200

Dâu tây (200 g)

150-750

30-150

Rượu vang đỏ (100 mL)

200-350

20-35

Mận (200 g)

20-250

4-50

Bắp cải đỏ (200 g)

250

50

Flavonol

Quercetin

Hành vàng (100 g)

350-1200

35-120

Cải xoăn (200 g)

300-600

60-120

Kaempferol

Tỏi tây (200 g)

30-225

6-45

Myricetin

Cà chua bi (200 g)

15-200

3-40

Bông cải xanh (200 g)

40-100

8-20

Việt quất (100 g)

30-160

3-16

Nho đen (100 g)

30-70

3-7

Mơ (200 g)

25-50

5-10

Táo (200 g)

20-40

4-8

Đậu, xanh hoặc trắng (200 g)

10-50

2-10

Nho đen (200 g)

15-40

3-8

Cà chua (200 g)

2-15

0.4-3.0

Truyền trà đen (200 mL)

30-45

6-9

Truyền trà xanh (200 mL)

20-35

4-7

Rượu vang đỏ (100 mL)

2-30

0.2-3

Flavanones

Hesperetin

Nước cam (200 mL)

215-685

40-140

Naringenin

Nước ép bưởi (200 mL)

100-650

20-130

Eriodictyol

Nước cốt chanh (200 mL)

50-300

10-60

Isoflavone

Daidzein

Đậu nành, luộc (200 g)

200-900

40-180

Genistein

Sữa đậu nành (200 mL)

30-175

6-35

Flavanol đơn phân

Catechin

Nho (200 g)

30-175

6-35

Anh đào (200 g)

50-220

10-44

Táo (200 g)

20-120

4-24

Trà xanh (200 mL)

100-800

20-160

Trà đen (200 mL)

60-500

12-100

Rượu táo (200 mL)

40

8

Các loại gia vị, thảo mộc chứa polyphenol

Loại Polyphenol

Nguồn (Khẩu phần)

Hàm lượng Polyphenol (mg/kg hoặc mg/L)

Hàm lượng Polyphenol (mg/khẩu phần)

Flavone

Apigenin

Mùi tây (5 g)

240-1850

1.2-9.2

Luteolin

Cần tây (200 g)

20-140

4-28

Ớt chuông (100 g)

5-10

0.5-1

Isoflavone

Daidzein

Bột đậu nành (75 g)

800-1800

60-135

Genistein

Miso (100 g)

250-900

25-90

Glycitein

Đậu phụ (100 g)

80-700

8-70

Tempeh (100 g)

430-530

43-53

Flavanol đơn phân

Catechin

Sô cô la (50 g)

460-610

23-30

Epicatechin

Đậu (200 g)

350-550

70-110

Mơ (200 g)

100-250

20-50

Anh đào (200 g)

50-220

10-44

Mâm xôi đen (100 g)

130

13

Tương tác giữa polyphenol với thuốc và thực phẩm khác

Tương tác với thuốc điều trị bệnh

Polyphenol có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc bằng cách điều chỉnh hoạt động của các enzyme chịu trách nhiệm phân hủy thuốc, chẳng hạn như enzyme cytochrome P450. Ví dụ, một số polyphenol có thể ức chế hoặc gây ra các enzym này, dẫn đến thay đổi nồng độ thuốc trong cơ thể. Sự điều chỉnh này có thể dẫn đến giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng nguy cơ phản ứng bất lợi.

Tương tác với chất dinh dưỡng khác

Polyphenol cũng có thể tương tác với các chất dinh dưỡng đa lượng, ảnh hưởng đến sinh khả dụng và quá trình tiêu hóa của chúng. Chúng có khả năng liên kết với protein, tạo thành các phức hợp làm giảm độ tiêu hóa protein và làm thay đổi khả năng hấp thụ axit amin. Những tương tác như vậy có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng và độ tiêu hóa tổng thể của protein.

Thêm vào đó, polyphenol có thể tác động đến quá trình chuyển hóa lipid bằng cách giảm tổng hợp chất béo và axit béo tại gan, hoặc làm chậm quá trình hấp thụ lipid ở ruột. Chúng cũng có thể điều chỉnh quá trình tiêu hóa carbohydrate, thông qua việc ức chế các enzyme tiêu hóa hoặc điều chỉnh sự hấp thụ glucose.

Polyphenol cũng có thể tương tác với các chất dinh dưỡng trong quá trình ăn uống.
Polyphenol cũng có thể tương tác với các chất dinh dưỡng trong quá trình ăn uống.

Polyphenol và liều lượng sử dụng

Liều lượng khuyến nghị hàng ngày

Mặc dù không có một khuyến nghị chính thức về lượng polyphenol cần thiết mỗi ngày, nó sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ từ 500 đến 1500 miligam polyphenol mỗi ngày có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Cách bổ sung polyphenol thông qua chế độ ăn uống

Để đạt được mức tiêu thụ này, bạn nên tập trung vào chế độ ăn uống giàu các thực phẩm chứa polyphenol, bao gồm:

  • Trái cây: Các loại quả mọng, táo và nho.
  • Rau củ: Các loại rau lá xanh, hành tây và bông cải xanh đóng góp một lượng lớn polyphenol.
  • Đồ uống: Trà xanh, cà phê và rượu vang đỏ (với lượng vừa phải).
  • Các loại hạt: Quả óc chó, hạnh nhân và hạt lanh.
  • Gia vị và thảo mộc: Đinh hương, đại hồi và bột cacao đặc biệt giàu polyphenol.
Bổ sung polyphenol qua chế độ ăn uống giàu các thực phẩm chứa polyphenol, bao gồm các loại hạt, các loại rau lá xanh, hành tây và bông cải xanh,...
Bổ sung polyphenol qua chế độ ăn uống giàu các thực phẩm chứa polyphenol, bao gồm các loại hạt, các loại rau lá xanh, hành tây và bông cải xanh,…

Lưu ý khi bổ sung polyphenol

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng quá liều

Mặc dù polyphenol có lợi, việc tiêu thụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy liều cao polyphenol có thể gây tổn thương thận, phát triển khối u và thay đổi sản xuất hormone tuyến giáp.

Ngoài ra, việc bổ sung polyphenol ở liều cao có thể gây ra các triệu chứng nhẹ về đường tiêu hóa như tiêu chảy.

Những đối tượng nên thận trọng khi sử dụng

  • Người thiếu sắt hoặc có nguy cơ thiếu máu: Polyphenol có thể ức chế sự hấp thu sắt không heme, loại sắt phổ biến trong thực phẩm thực vật. Điều này có thể dẫn đến giảm hấp thu sắt, đặc biệt ở những người có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, những người này nên thận trọng khi tiêu thụ lượng lớn polyphenol hoặc sử dụng thực phẩm chức năng chứa polyphenol.
  • Người đang sử dụng thuốc: Polyphenol có thể tương tác với một số loại thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả của chúng. Ví dụ, polyphenol trong bưởi có thể ức chế enzyme CYP3A4, ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có đủ nghiên cứu về an toàn của việc bổ sung polyphenol ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người có vấn đề về tuyến giáp: Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung polyphenol có thể ảnh hưởng đến sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Người có nguy cơ ung thư hoặc đang điều trị ung thư: Mặc dù polyphenol có đặc tính chống oxy hóa, một số nghiên cứu cho thấy ở liều cao, chúng có thể có hoạt tính pro-oxidant, có thể gây hại cho DNA và tăng nguy cơ ung thư.

Polyphenol là một nhóm hợp chất tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Với khả năng hỗ trợ tim mạch, cải thiện sức khỏe não bộ, ngăn ngừa lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, polyphenol đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích mà không gặp phải tác dụng phụ, việc bổ sung polyphenol cần được thực hiện đúng cách, từ việc chọn thực phẩm giàu polyphenol như trái cây, rau xanh, trà xanh, các loại hạt đến việc sử dụng liều lượng hợp lý. Đồng thời, những nhóm đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người thiếu sắt hoặc đang sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hãy tiếp tục theo dõi Mediphar USA để cập nhật những thông tin về sức khỏe hữu ích được cập nhật thường xuyên nhé!

Tài liệu tham khảo:

  1. Polyphenols: From Theory to Practice – Source: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8621732/
  2. What Are Polyphenols? Types, Benefits, and Food – Source: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8621732/
  3. Polyphenols-absorption and occurrence in the body system – Source: https://www.jstage.jst.go.jp/article/fstr/28/1/28_FSTR-D-21-00264/_html/-char/en
  4. Antioxidant Activity, Metabolism, and Bioavailability of Polyphenols in the Diet of Animals – Source: https://www.mdpi.com/2076-3921/12/6/1141
  5. Resources and Biological Activities of Natural Polyphenols – Source: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4277013/
  6. Polyphenols: food sources and bioavailability – Source: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0002916522039144#s0040
  7. Interactions between CYP3A4 and Dietary Polyphenols – Source: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4477257/
  8. Covalent polyphenols-proteins interactions in food processing formation mechanisms, quantification methods, bioactive effects, and applications – Source: https://www.frontiersin.org/journals/nutrition/articles/10.3389/fnut.2024.1371401/full
  9. Polyphenols and Their Interactions With Other Dietary Compounds – Source: Implications for Human Health https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29555067/
  10. What Are Polyphenols and How Much You Need – Source: https://blog.zoneliving.com/lifestyletips/what-are-polyphenols-and-how-much-you-need?
  11. Why are polyphenols good for you? – Source: https://www.medicalnewstoday.com/articles/319728
  12. Apple Polyphenols – Uses, Side Effects, and More – Source: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1593/apple-polyphenols
  13. Possible Side Effects of Polyphenols and Their Interactions with Medicines – Source: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10058246/
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan