Natri Citrate là gì? Có đặc điểm như thế nào? Vì sao nó được dùng nhiều trong các loại thực phẩm và dược phẩm? Đọc bài viết dưới đây để được giải đáp kĩ càng về hoạt chất này nhé!
Mục lục bài viết
Tìm hiểu chung về Natri Citrat
Natri citrat hay Sodium Citrate là muối natri của axit citric. Nó có màu trắng, dạng bột kết tinh hoặc tinh thể trắng, dạng hạt, hơi hóa lỏng trong không khí ẩm.
Sodium Citrate hòa tan tự do trong nước, thực tế không hòa tan trong rượu.
Giống như axit citric, nó có vị chua, mặn, tính bazơ nhẹ và có thể được sử dụng cùng với axit citric để tạo ra các chất đệm.
Natri Citrate được biết đến như một loại phụ gia thực phẩm với ký hiệu E331 giúp điều vị, bảo quản. Trong Y tế, nó được sử dụng như một chất kiềm hóa.
Sodium Citrate được tìm thấy trong tự nhiên ở cả thực vật và động vật, chủ yếu là ở các cây thuộc họ cam quýt. Tuy nhiên Sodium Citrate thường được sử dụng là chất tổng hợp nhân tạo.
Công thức hóa học: C6H5Na3O7
Tên gọi khác: Sodium Citrate, Citrisodine, Trisodium Citrate, 1,2,3-Axit propanđioxylic, muối trinatri, dihidrato, Trisodio citrato diidrato, Trinatriumcitraatdihydraat…
Phân loại:
Có 3 loại Natri Citrat (mono, di và xitrinatri) dựa trên sự trung hòa một phần hoặc toàn bộ axit citric.
Trong đó, trinatri citrat được sử dụng nhiều nhất trong thực phẩm, còn dinatri citrat thì ít khi thấy trong thực phẩm.
Gồm hai dạng là trisodium citrate dihydrate và khan.
Xem thêm => Ăn rau có giảm cân không và cách để giảm cân an toàn
4 lĩnh vực ứng dụng phổ biến của Natri Citrat
Công nghiệp thực phẩm và đồ uống
Natri citrat chủ yếu được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm, thường là để tạo hương vị hoặc làm chất bảo quản.
Nó là thành phần trong nhiều loại thực phẩm như:
- Thành phần phổ biến trong xúc xích Đức.
- Sử dụng để tạo ra hương vị chua cay trong đồ uống đóng sẵn, nước giải khát.
- E311 cũng có trong thành phần của gelatin, kem, mứt, đồ ngọt, sữa bột, pho mát chế biến, đồ uống có ga và rượu vang.
- Sử dụng làm chất nhũ hóa cho dầu trong quá trình sản xuất pho mát giúp pho mát tan chảy mà không bị nhờn.
- Ngũ cốc, đồ ăn nhẹ, đồ ăn sẵn có kem, đồ ăn liền.
- Chế phẩm từ trái cây, thức ăn cho trẻ sơ sinh có vị ngọt, các loại nước sốt, gia vị…
Các chức năng chính của Natri Citrat E331 trong thực phẩm và đồ uống có thể được tóm tắt như sau:
- Chất bổ trợ hương vị, tạo vị chua hoặc để cải thiện và điều chỉnh hương vị, tạo mùi.
- Tác nhân giúp kiểm soát độ pH, ví dụ như để kiểm soát tạo gel, tăng cường chất đệm và chất bảo quản.
- Hoạt chất để cải thiện hoạt động của chất chống oxy hóa và ngăn ngừa sự hư hỏng của thực phẩm.
Trong các loại nước giải khát, đồ uống có gas, natri citrat giúp duy trì hương vị của các loại nước giải khát khác mà không làm tăng thêm độ ngậy, cung cấp vị mặn mát.
Xem thêm => Cốm tiêu hóa cho trẻ em được nhiều người dùng nhất
Ứng dụng trong Y tế và dược phẩm
Trong công nghiệp dược phẩm, Sodium Citrate được sử dụng để kiểm soát độ pH. Nó có thể được sử dụng như một chất kiềm hóa, chất đệm, chất nhũ hóa hoặc chất cô lập.
Thường là tá dược (chất không hoạt động dược lý) hoặc thành phần bổ sung cho một số loại thuốc:
- Kiểm soát độ pH: Natri Nitrat kết hợp với axit citric hoặc kali nitrat, là một hệ thống đệm hiệu quả được sử dụng trong nhiều ứng dụng dược phẩm và mỹ phẩm để cải thiện độ ổn định và tăng cường hoạt động của chất bảo quản.
- Hương vị: Nhờ vị axit mạnh (thường được sử dụng để làm tăng hương vị trái cây) có thể giúp che đi mùi vị khó chịu của dược phẩm.
- Chất chống oxy hóa: Ion citrate là một chất chelat hóa mạnh mẽ đối với các ion kim loại vết.
- Thành phần trong các loại thuốc chống đông máu và ứng dụng trong việc bảo quán máu ở các ngân hàng máu.
- Natri citrat được sử dụng để làm cho nước tiểu ít có tính axit hơn do đó ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Nó cũng hữu ích như một chất đệm và chất trung hòa axit dịch vị nên được ứng dụng trong điều trị bệnh dạ dày và giúp lợi tiểu.
- Ngoài ra Sodium Citrate cũng được ứng dụng làm thuốc chống nhiễm trùng, chống viêm và nhuận tràng, thuốc kháng acid trong gây mê.
Mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân
Sử dụng như một loại chất đệm và chất bảo quản trong một số sản phẩm:
-
Chất khử mùi mỹ phẩm.
-
Sản phẩm chăm sóc tóc
-
Xà phòng, sữa tắm
-
Đồ chăm sóc da, miệng…
Sản xuất chất tẩy rửa
Các thành phần chính của sản phẩm tẩy rửa là chất hoạt động bề mặt và chất xây dựng.
Natri citrat là những chất xây dựng phổ biến giúp tăng cường hoặc duy trì hiệu quả làm sạch của chất hoạt động bề mặt.
Chức năng chính của nó là làm giảm độ cứng của nước, cung cấp và duy trì độ kiềm, giúp làm sạch, giữ cho đất loại bỏ không bị đọng lại trong quá trình rửa đồng thời nhũ hóa đất dầu và nhờn.
Ngoài ra Natri Citrat cung được ứng dụng trong công nghiệp xây dựng, dệt may, trong mạ điện…
Phụ gia Natri Citrat có an toàn không?
Natri Citrat không độc, tương đối an toàn khi tiếp xúc trực tiếp.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận muối citrate, bao gồm cả natri citrate được coi là an toàn (GRAS) khi sử dụng với số lượng bình thường.
Ngoài ra nó cũng được phê duyệt sử dụng trong thực phẩm bởi Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA), Ủy ban chuyên gia FAO / WHO về Phụ gia Thực phẩm (JECFA).
Kết luận
Natri Citrat được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chủ yếu là làm phụ gia thực phẩm, chất bảo quản hay thuốc chống đông máu. Natri CItrat nhìn chung an toàn tuy nhiên cần dùng với liều lượng tùy theo từng mục đích sử dụng.
Liên hệ với chúng tôi theo
Hotline: 0903.893.866
Email: medipharusa2018@gmail.com
Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM
Website: https://medipharusa.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany
Youtube: https://www.youtube.com/@medipharusa3250
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.