Mắt bị loạn thị có tự khỏi không? Cách giảm loạn thị

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến, gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống hàng ngày khi hình ảnh nhìn thấy thường bị nhòe, méo mó. Rất nhiều người thắc mắc liệu mắt bị loạn thị có tự khỏi không và đâu là cách giảm loạn thị hiệu quả. Bài viết này Mediphar USA sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết rằng loạn thị có thể tự khỏi được hay không? Vì sao và cách điều trị loạn thị hiệu quả nhất nhé. 

Loạn thị có tự khỏi không?

Loạn thị không thể tự khỏi mà không cần điều trị vì nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sự bất thường về hình dạng của giác mạc hoặc thủy tinh thể gây ra. Sự bất thường này làm cho tia sáng không thể hội tụ lên võng mạc, dẫn đến tình trạng hình ảnh bị mờ hoặc méo. Do đó, chỉ những biện pháp tác động trực tiếp lên bề mặt giác mạc như đeo kính điều chỉnh, kính áp tròng và đặc biệt là phẫu thuật loạn thị mới có thể cải thiện hoặc điều chỉnh triệt để tình trạng loạn thị.

Mặc dù một số trường hợp loạn thị nhẹ (dưới 1.0 Diop) có thể không gây ảnh hưởng đáng kể đến chức năng thị giác và thường không cần can thiệp điều trị , nhưng bản thân tật khúc xạ này không biến mất theo thời gian.

Nếu loạn thị đã ở mức độ nặng (từ 1.0 Diop trở lên, đặc biệt trên 2.0 Diop) và không được điều chỉnh, các triệu chứng khó chịu như nhìn mờ, méo mó, đau đầu, mỏi mắt sẽ vẫn tồn tại và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nhược thị ở trẻ em. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để cải thiện thị lực và ngăn ngừa các hậu quả nghiêm trọng.

Loạn thị có tự khỏi không?
Loạn thị không thể tự khỏi nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách

Cách điều trị loạn thị hiệu quả

Loạn thị không thể tự khỏi nhưng có thể khắc phục bằng các phương pháp điều trị y khoa. Mục tiêu chính của các phương pháp này là điều chỉnh độ cong của giác mạc và/hoặc thể thủy tinh trở lại bình thường để ánh sáng hội tụ đúng điểm trên võng mạc. Một số phương pháp điều trị loạn thị phổ biến như:

Đeo kính

Loạn thị có thể được khắc phục bằng thấu kính chuyên biệt (kính trụ hoặc kết hợp độ cầu và độ trụ) giúp bù trừ cho độ cong bất thường của giác mạc hoặc thể thủy tinh. Thấu kính này bẻ cong ánh sáng một cách chính xác để các tia sáng hội tụ đúng một điểm trên võng mạc, giúp hình ảnh sắc nét và rõ ràng. 

Đeo kính thường được áp dụng cho người có độ loạn từ vừa phải từ 1.0 đến 2.0 Diop. Đối với trường hợp loạn nhẹ dưới 1.0 Diop việc đeo kính sẽ không cần sử dụng thường xuyên. Bạn có thể đeo trong các tình huống đòi hỏi thị lực rõ như lái xe, đọc sách hoặc làm việc với màn hình máy tính. 

Sử dụng kính áp tròng

Kính áp tròng hoặc động tương tự như kính gọng, giúp điều chỉnh loạn thị bằng cách uốn cong ánh sáng để hội tự chính xác trên võng mạc. Tuy nhiên thay vì đeo thì kính áp tròng được đặt trực tiếp trên bề mặt của nhãn cầu, ôm sát giác mạc để điều chỉnh khúc xạ.

Kính áp tròng thường được sử dụng cho vận động viên, người thường xuyên vận động hoặc không thích mang kính. 

Sử dụng kính Ortho-K

Ortho-K là loại kính áp tròng cứng đặc biệt được thiết kế để đeo vào ban đêm khoảng 6 đến 8 tiếng khi ngủ nhằm định hình tạm thời giác mạc. Phương pháp này giúp người bệnh không bị phụ thuộc vào kính đeo và kính áp tròng vào ban ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn không đeo kính Ortho-K một ngày, thị lực của bạn có thể bị giảm tạm thời. Điều này là do hiệu quả định hình giác mạc của kính không vĩnh viễn và sẽ dần mất đi nếu bạn ngừng đeo. Giác mạc sẽ dần trở lại hình dạng ban đầu và độ cận thị sẽ quay về mức cũ trong vài ngày đến một tuần sau khi ngừng sử dụng kính. Do đó, nên sử dụng kính Ortho-K mỗi đêm để duy trì thị lực tốt nhất.

Cách điều trị loạn thị hiệu quả
Kính gọng, kính áp tròng và Ortho-K thường được dùng để khắc phục tình trạng cận thị

Phẫu thuật loạn thị

Phẫu thuật loạn thị là là phương pháp duy nhất có thể loại bỏ loạn thị hoàn toàn. Phương pháp này sử dụng tia laser để tái tạo lại giác mạc nhằm cải thiện độ cong bất thường. Từ đó giúp ánh sáng hội tự chính xác lên võng mạc và cải thiện thị lực rõ rệt. Phẫu thuật loạn thị được chỉ định áp dụng cho trẻ em từ 18 tuổi trở lên và những người không muốn đeo kính nữa.

Các phương pháp phẫu thuật loạn thị phổ biến bao gồm: 

  • LASIK: Bác sĩ tạo một vạt giác mạc mỏng, dùng laser định hình lại giác mạc bên dưới, sau đó đặt vạt về lại vị trí cũ. 
  • PRK: Là phương pháp loại bỏ lớp biểu bì mô giác mạc và dùng laser định hình lại. Sau đó đợi biểu mô tự phát triển lại.
  • LASEK: Là phương pháp tương tự PRK nhưng làm lỏng lớp biểu mô bằng cồn đặc biệt, sau đó đặt lại .
  • SMILE: Là phương pháp tạo một mảnh mô hình thấu kính dưới bề mặt giác mạc bằng laser, sau đó lấy ra qua một vết rạch nhỏ.
Phẫu thuật trị loạn thị
Để điều trị loạn thị vĩnh viễn cần can thiệp phẫu thuật điều chỉnh độ cong của giác mạc và thủy tinh thể

Loạn thị không điều trị có sao không?

Nếu loạn thị không được phát hiện và điều trị kịp thời, đặc biệt là ở mức độ nặng, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

Nhược thị

Nhược thị là biến chứng hàng đầu và nguy hiểm nhất của loạn thị không được điều trị, đặc biệt ở trẻ em. Loạn thị trên 2.0 Diop hoặc loạn thị một mắt nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có nguy cơ cao gây nhược thị.

Khi mắt bị loạn thị nặng, hình ảnh truyền đến não luôn bị mờ hoặc méo mó. Não bộ sẽ ưu tiên xử lý hình ảnh từ mắt có thị lực tốt hơn (nếu chỉ loạn thị một mắt) hoặc bỏ qua các tín hiệu mờ từ mắt loạn thị. Theo thời gian, vùng não xử lý thị giác của mắt đó không được kích thích đầy đủ, dẫn đến suy giảm chức năng vĩnh viễn.

Lác mắt

Loạn thị không được điều chỉnh, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến tình trạng lác mắt (mắt không thẳng hàng hoặc nhìn theo các hướng khác nhau). Điều này xảy ra do một mắt phải hoạt động nhiều hơn để cố gắng nhìn rõ, khiến não bộ bỏ qua hình ảnh từ mắt bị lác, lâu dần làm tình trạng lác mắt ngày càng trầm trọng hơn do khả năng kết hợp hai mắt suy yếu.

Giác mạc hình chóp

Trong một số trường hợp, loạn thị tiến triển nặng dần có thể dẫn đến giác mạc hình chóp. Đây là tình trạng giác mạc mỏng dần và lồi ra có hình nón, gây ra thị lực mờ và biến dạng nghiêm trọng hơn. Nếu không được điều chỉnh, giác mạc hình chóp có thể dẫn đến sẹo giác mạc.

Đau nhức mắt

Mắt phải điều tiết quá mức để cố gắng nhìn rõ, dẫn đến mỏi mắt, nhức mắt, đau đầu, đau cổ/vai gáy thường xuyên. Trong một vài trường hợp có thể kèm theo khô mắt nghiêm trọng, dẫn đến việc phải dùng thuốc nhỏ mắt nhiều lần trong ngày để giảm khó chịu.   

Tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt

Mắt phải làm việc quá sức và căng thẳng liên tục do loạn thị không được điều chỉnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mắt khác như viêm nhiễm, bệnh tủy đục (đục thủy tinh thể), hoặc thoái hóa võng mạc.

Loạn thị không điều trị có sao không?
Loạn thị nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ làm suy giảm thị lực, tăng nguy cơ bị bệnh về mắt

Cách chăm sóc mắt loạn thị hạn chế tăng độ

Mặc dù loạn thị thường có nguyên nhân bẩm sinh hoặc di truyền và không thể tự khỏi, nhưng việc áp dụng các biện pháp chăm sóc mắt đúng cách có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng, hạn chế tình trạng tăng độ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như nhược thị. Dưới đây là các cách chăm sóc mắt loạn thị để hạn chế tăng độ:

Kiểm tra thị lực định kỳ

Định kỳ kiểm tra mắt là biện pháp quan trọng nhất để theo dõi tình trạng mắt, phát hiện sớm các thay đổi bất thường và điều chỉnh kính phù hợp. Bạn nên kiểm tra thị lực ngay khi có các dấu hiệu lạ như nheo mắt, lác, mỏi mắt, đau đầu, dụi mắt, nhìn mờ. Đối với trẻ em, việc khám mắt định kỳ từ khoảng 6 tháng tuổi là cần thiết để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, đặc biệt để phòng tránh nhược thị.

Hạn chế nhìn gần màn hình điện tử

Đặt màn hình cách mắt 50-60 cm và tâm màn hình nên thấp hơn tầm nhìn để mắt làm việc thoải mái khi liếc nhẹ xuống. Nếu đánh văn bản, nên đặt văn bản giữa bàn phím và màn hình hoặc dùng kẹp giấy cố định sát màn hình.

Nghỉ ngơi ngắt quãng thường xuyên khi làm việc, đặc biệt với máy tính. Nên nghỉ khoảng 15-20 phút sau mỗi 2 giờ làm việc với máy tính. Đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày để mắt được thư giãn hoàn toàn.   

Điều chỉnh ánh sáng trong phòng

Điều chỉnh ánh sáng trong phòng không quá sáng hoặc quá tối. Đảm bảo ánh sáng tự nhiên và đèn trong phòng không phản xạ lên màn hình hoặc chiếu thẳng vào mắt. Có thể sử dụng kính có chức năng lọc ánh sáng xanh từ màn hình để giảm căng thẳng cho mắt.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Cần có chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, đường, chất béo, vitamin và chất khoáng. Ưu tiên thực phẩm tươi xanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất tốt cho mắt như: Vitamin A, C, E, Omega-3, Lutein và Zeaxanthin có trong rau củ và các loại trái cây. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung các loại dưỡng chất tốt cho mắt bằng thực phẩm chức năng hoặc các loại viên uống bổ mắt. Trong đó dầu gấc Vina là một trong những loại dầu gấc tốt giúp hỗ trợ bổ sung các chất cần thiết cho mắt, giảm oxy hóa gây hại cho mắt và duy trì thị lực. 

Sản phẩm này được khuyến nghị sử dụng cho những người có thị lực yếu, mắt bị khô, mờ mắt hoặc mỏi mắt. Đặc biệt, những người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân oxy hóa gây thoái hóa võng mạc hay tổn thương thủy tinh thể cũng là đối tượng phù hợp để sử dụng Dầu Gấc Vina.

Cách chăm sóc mắt loạn thị hạn chế tăng độ
Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp hạn chế tăng độ loạn lên cao

Thường xuyên tập thể dục cho mắt

Khi bị loạn thị mắt phải làm việc quá sức để cố gắng nhìn rõ, dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi. Mặc dù các bài tập và thư giãn không thể chữa khỏi loạn thị, nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng và hạn chế tăng độ. Để thư giãn cho mắt, bạn có thể áp dụng các bài tập cơ mắt, massage cầu mắt hoặc chườm khăn ấm,… 

Tóm lại, dù loạn thị không thể tự khỏi bởi bản chất cấu trúc mắt, nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động quản lý và cải thiện tình trạng này bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật để loại bỏ loạn thị hoàn toàn. Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng cần quan tâm hơn đến việc chăm sóc mắt bằng cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mắt thông qua các loại thực phẩm và viên bổ mắt nhé. Nếu còn thắc mắc về loạn thị hoặc tham khảo thêm về viên uống bổ mắt, liên hệ Mediphar USA thông qua số hoteline: 0903 893 866 để được chuyên viên tư vấn nhé!

  • https://jieh.vn/en/news/ophthalmology-information/can-astigmatism-go-away-on-its-own.html
  • https://www.eduardobessermd.com/blog/astigmatism-causes-treatment-and-more
  • https://www.westbocaeyecenter.com/post/can-astigmatism-go-away
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

Bài viết liên quan