Đường ăn kiêng là một chất tạo ngọt đang dần trở nên phổ biến hiện nay. Nhờ vị ngọt tự nhiên và lượng calo thấp, đường ăn kiêng ngày càng trở thành lựa chọn cho những ai mong muốn giảm cân hay duy trì lối sống lành mạnh và đặc biệt phù hợp cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Nhưng đường ăn kiêng có thực sự an toàn và phù hợp với sức khỏe?
Trong bài viết này, Dược sĩ Phạm Cao Hà – Cố vấn chuyên môn tại Mediphar USA sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích về đường ăn kiêng, một loại chất tạo ngọt có thể dùng để thay thế đường thông thường.
Đường ăn kiêng là gì?
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia chính phủ Anh (NHS), đường ăn kiêng là một loại chất tạo ngọt được sử dụng thay cho đường để làm ngọt thực phẩm hay đồ uống. Đường ăn kiêng không chứa hoặc chứa rất ít năng lượng (calo). [1]
Dựa trên nghiên cứu của FDA, đường ăn kiêng được tạo ra ngọt hơn đường gấp nhiều lần. Do đó để mang lại vị ngọt, đường ăn kiêng chỉ cần được sử dụng một lượng rất ít. Ngoài ra, các chất tạo ngọt này thường không làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, đường ăn kiêng thường được sử dụng thay thế đường cho những người cần kiểm soát lượng đường trong cơ thể. [2]
Đường ăn kiêng có tốt không?
Kiểm soát cân nặng
Một số nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Mỹ cho rằng đường ăn kiêng có vai trò hữu ích trong việc giảm cân hay duy trì cân nặng. Tuy nhiên, những bằng chứng khoa học về hiệu quả này vẫn chưa đủ để đưa ra kết luận chắc chắn. [3]
Đường ăn kiêng không phải là chất ức chế cảm giác thèm ăn. Tác dụng kiểm soát cân nặng phụ thuộc vào tính chất cung cấp ít năng lượng của chúng. [4]
Việc thay thế đường năng lượng cao trong thực phẩm bằng đường ăn kiêng giúp hạn chế lượng năng lượng hấp thụ. Chúng là một giải pháp thay thế khá tuyệt vời cho những người thường xuyên sử dụng nước ngọt đồng thời muốn giảm cân hay giảm lượng đường tiêu thụ. [5]
Ổn định chỉ số đường huyết
Việc sử dụng đường ăn kiêng không làm tăng lượng đường trong máu do chúng chứa rất ít hoặc thậm chí không chứa calo. [6]
Chúng được sử dụng như một giải pháp thay thế cho đường thông thường, đặc biệt hữu ích cho người mắc bệnh đái tháo đường. Đường ăn kiêng giúp giảm lượng calo và carbohydrate hấp thu, từ đó hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. [7]
Giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý chuyển hóa
Việc sử dụng các loại nước ngọt sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, tiểu đường hay bệnh tim mạch, vì vậy nhiều nghiên cứu khuyến nghị thay thế nước ngọt bằng nước hay các loại đồ uống ít calo.
Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, việc tiêu thụ thực phẩm có lượng calo thấp sẽ giúp cơ thể không có năng lượng dư thừa và không chuyển hóa thành mỡ để dự trữ. Điều này giúp hạn chế sự tích tụ mỡ trong gan, cơ và các cơ quan nội tạng khác, từ đó giảm nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa và đái tháo đường type 2.
Tuy nhiên, cần thêm những nghiên cứu để chứng minh tác động của đường ăn kiêng đến các bệnh lý chuyển hóa. [8]
Ngăn ngừa sâu răng
Các thực phẩm chứa đường tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong khoang miệng lên men, làm tăng nguy cơ sâu răng. Ngược lại, đường ăn kiêng không trải qua quá trình lên men này, giúp bảo vệ răng miệng và giảm nguy cơ tổn thương men răng. [5]
Đường ăn kiêng khác gì so với đường thường?
Đường ăn kiêng là hợp chất cực ngọt, ngọt hơn đường thông thường hàng trăm lần. Do đó, chỉ cần một lượng rất nhỏ để tạo ra độ ngọt mong muốn cho thực phẩm.
Tiêu chí | Đường Ăn Kiêng | |
Nguồn gốc |
|
|
Lượng calo |
|
|
Ảnh hưởng đến đường huyết |
|
|
Bảng so sánh sự khác nhau giữa đường ăn kiêng với đường thông thường.
Đối tượng nên sử dụng đường ăn kiêng
Với những lợi ích sức khỏe mà đường ăn kiêng mang lại, đường ăn kiêng được sử dụng như một giải pháp thay thế cho đường thông thường và phù hợp với nhiều đối tượng như: người mắc bệnh tiểu đường, người thừa cân, béo phì, người muốn giảm cân, hay những người mong muốn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh,…
Những loại đường ăn kiêng phổ biến hiện nay
Hiện nay, FDA ( Cục quản lý thực phẩm – dược phẩm Hoa Kỳ ) đã phê chuẩn 6 loại đường ăn kiêng an toàn, bao gồm: [9]
- Aspartam: một trong những loại đường ăn kiêng được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực thực phẩm. Aspartam ngọt hơn 200 lần so với đường thường và chứa 4 kcal/gam. Chúng không bền với nhiệt và mất vị ngọt khi đun nóng, vì vậy aspartam thường không được sử dụng trong các sản phẩm gia nhiệt. Những bệnh nhân có rối loạn phenylketonuria nên không dùng.
- Acesulfame kali: ngọt hơn đường ăn khoảng 200 lần. Acesulfame kali không chứa calo và thường được kết hợp với các chất tạo ngọt khác.
- Sucralose: ngọt hơn 600 lần so với đường ăn và không chứa calo.
- Neotame: ngọt hơn 13.000 lần so với đường ăn.
- Advantame: ngọt hơn 20.000 lần so với đường ăn.
- Saccharin: ngọt hơn 200-700 lần so với đường ăn và không chứa calo.

Ngoài ra, một số chất tạo ngọt tự nhiên (có nguồn gốc từ thực vật, ít hoặc không ảnh hưởng đến đường huyết) như:
- Stevia (cỏ ngọt): Chiết xuất từ lá cây stevia, có độ ngọt cao gấp 200-00 lần đường thường nhưng không ảnh hưởng đến đường huyết.
- Monk fruit (la hán quả): Chiết xuất từ quả la hán, có độ ngọt gấp 100-250 lần đường mà không làm tăng đường huyết.
- Thaumatin: được phân lập, chiết xuất từ quả Thaumatococcus danielli, có độ ngọt gấp 2000-3000 lần so với đường thường.
>>> Tìm hiểu thêm các thông tin liên quan:
Liều dùng và cách dùng của đường ăn kiêng
Việc sử dụng đường ăn kiêng cần tuân theo mức tiêu thụ tối đa hàng ngày (ADI) để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là mức ADI của một số chất tạo ngọt được FDA phê duyệt như sau: [10]
- Aspartame: 50 mg/kg/ngày
- Acesulfame kali: 15 mg/kg/ngày
- Sucralose: 5 mg/kg/ngày
- Neotame: 0.3 mg/kg/ngày
- Advantame: 32.8 mg/kg/ngày
- Saccharin: 15 mg/kg/ngày

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả và an toàn cho người sử dụng, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng đường ăn kiêng
- Dùng đúng liều lượng khuyến cáo – Mỗi loại đường ăn kiêng có mức tiêu thụ tối đa an toàn (ADI). Việc sử dụng quá mức có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
- Không lạm dụng để giảm cân – Mặc dù chứa ít hoặc không có calo, tuy nhiên đường ăn kiêng không trực tiếp giúp giảm cân. Việc sử dụng thường xuyên có thể làm tăng cảm giác thèm ngọt, khiến bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường hơn.
- Chọn loại phù hợp với sức khỏe – Một số chất tạo ngọt như aspartame không phù hợp với người mắc bệnh phenylketon niệu (PKU)
- Không sử dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai mà không có tư vấn y tế – Một số chất tạo ngọt nhân tạo chưa có đủ nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh – Thay vì chỉ dựa vào đường ăn kiêng, hãy tập trung vào chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và tăng cường thực phẩm tự nhiên như rau củ, trái cây.
Tóm lại, đường ăn kiêng có thể là lựa chọn thay thế tốt cho đường thông thường, nhưng cần sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu có vấn đề sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Một số câu hỏi thường gặp về đường ăn kiêng
Sử dụng đường ăn kiêng có an toàn không?
Đường ăn kiêng được xem là an toàn khi sử dụng dưới mức tiêu thụ tối đa hàng ngày (ADI) mà FDA khuyến nghị. Tuy nhiên một số tác hại của chúng có thể xảy ra như sau:
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: khó tiêu, làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, phá hủy sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. [11] [12]
- Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, cao huyết áp, đột quỵ. [13]
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: đau đầu, co giật, lo lắng, trầm cảm và mất ngủ. [11]
- Nguy cơ ung thư: một vài nghiên cứu đã chứng minh đường ăn kiêng có khả năng ung thư, nhưng phần lớn dữ liệu vẫn chưa đủ để khẳng định điều này. [11]
- Dị ứng: phát ban da, viêm da tiếp xúc, nổi mày đay. [11]

Có phải tất cả các loại đường ăn kiêng đều không có calo?
Theo FDA, hầu hết các loại đường ăn kiêng đều không chứa calo như sucralose, saccharin, acesulfame K,… Bên cạnh đó một số loại có chứa calo tuy nhiên lượng calo mà nó mang lại rất ít như aspartam (4 kcal/gam). [9]
Có nên dùng đường ăn kiêng thay thế hoàn toàn đường tự nhiên không?
Chức năng chính của đường trong cơ thể là cung cấp năng lượng giúp cơ thể hoạt động hằng ngày. Việc loại bỏ hoàn toàn đường khỏi chế độ ăn uống hay thay thế hoàn toàn bằng đường ăn kiêng sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng có trong trái cây, ngũ cốc nguyên hạt hay sữa,… Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.
Khi không có đường, cơ thể phải tìm nguồn năng lượng thay thế, chủ yếu từ thể ketone – hợp chất do gan sản xuất để cung cấp năng lượng. Quá trình này khiến cơ thể chuyển sang trạng thái tương tự như khi nhịn đói. Điều này có thể gây ra “cúm keto”, với các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và suy giảm tập trung,…
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cắt giảm đường trong chế độ ăn hằng ngày, nhưng không nên loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống. [14]
Kết luận
Đường ăn kiêng là chất tạo ngọt thay thế đường thông thường, giúp giảm lượng calo và kiểm soát đường huyết. Sản phẩm này thường được sử dụng trong chế độ ăn kiêng, hỗ trợ giảm cân và đặc biệt phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết này Dược sĩ Phạm Cao Hà tại Mediphar USA đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về đường ăn kiêng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm đường ăn kiêng an toàn và chất lượng, đường bắp tự nhiên Maize Slim do Mediphar USA sản xuất sẽ là một lựa chọn đáng để cân nhắc. Sản phẩm đã được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn khắt khe như GMP, ISO, HACCP, mang lại sự an toàn cho sức khỏe người dùng.
Với thành phần bao gồm inulin – chất xơ tự nhiên giúp hỗ trợ tiêu hóa cùng với vị ngọt tự nhiên của đường bắp, Maize Slim giúp tạo vị ngọt tự nhiên, đặc biệt phù hợp với người ăn kiêng và người tiểu đường.
>>> Tìm hiểu thêm về sản phẩm đường bắp Maize Slim
- [1] The truth about sweeteners https://www.nhs.uk/live-well/eat-well/food-types/are-sweeteners-safe/
- [2] How Sweet It Is: All About Sweeteners https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/how-sweet-it-all-about-sweeteners
- [3] Non-nutritive sweeteners and obesity https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25532596/
- [4] Intense sweeteners, energy intake and the control of body weight https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17299484/
- [5] Sugar substitutes: Health controversy over perceived benefits https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC3198517/
- [6] Artificial sweeteners and other sugar substitutes https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/artificial-sweeteners/art-20046936
- [7] Diabetes Mellitus: Dietary Management https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/B9780123750839000702?via%3Dihub
- [8] Artificially sweetened beverages–do they influence cardiometabolic risk? https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24190652/
- [9] Aspartame and Other Sweeteners in Food https://www.fda.gov/food/food-additives-petitions/aspartame-and-other-sweeteners-food
- [10] Safe Levels of Sweeteners https://www.fda.gov/media/168517/download?attachment
- [11] The Impact of Artificial Sweeteners on Human Health and Cancer Association: A Comprehensive Clinical Review https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC10822749/
- [12] Effects of Sweeteners on the Gut Microbiota: A Review of Experimental Studies and Clinical Trials https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6363527/
- [13] Sugar substitutes: New cardiovascular concerns? https://www.health.harvard.edu/heart-health/sugar-substitutes-new-cardiovascular-concerns
- [14] Facts About Sugar and Sugar Substitutes https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/facts-about-sugar-and-sugar-substitutes
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.