Trong lĩnh vực nhãn khoa, diop (D) là đơn vị đo lường quan trọng phản ánh khả năng khúc xạ của mắt, đặc biệt liên quan đến các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hay loạn thị. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa hiểu rõ diop là gì và chỉ số này có ý nghĩa thế nào đối với sức khỏe thị giác. Trong bài viết này, Mediphar USA sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm diop là gì, ý nghĩa lâm sàng và cách xác định độ cận thị hiệu quả để bảo vệ thị lực tốt hơn.
Diop là gì?
Diop (D) là đơn vị đo lường khả năng khúc xạ của mắt, được sử dụng để xác định mức độ của các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị. Về mặt vật lý, độ tụ (diop) là nghịch đảo của tiêu cự thấu kính (tính bằng mét). Một thấu kính có độ tụ 1 diop sẽ có tiêu cự 1 mét – tức là có khả năng hội tụ các tia sáng song song về một điểm cách thấu kính đúng 1 mét.
Trong thực hành lâm sàng, đơn vị diop được dùng để mô tả mức độ điều chỉnh cần thiết cho từng bệnh nhân. Ví dụ, khi một người bị cận thị với chỉ số -3.00 D, điều đó có nghĩa là mắt họ cần một thấu kính phân kỳ có độ tụ âm 3 diop để đưa hình ảnh trở về đúng vị trí trên võng mạc, giúp cải thiện thị lực.

Ý nghĩa của diop trong nhãn khoa
Đơn vị diop (D) là thước đo chuyên môn giúp xác định chính xác mức độ khúc xạ của mắt. Dựa vào chỉ số diop, bác sĩ nhãn khoa có thể đưa ra chỉ định cụ thể về loại thấu kính cần thiết để hiệu chỉnh tầm nhìn cho bệnh nhân.
Cận thị (Myopia)
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến khiến người bệnh nhìn mờ các vật ở xa do hình ảnh hội tụ phía trước võng mạc. Để hiệu chỉnh, bác sĩ sẽ chỉ định kính có độ tụ âm (diop âm), giúp đưa hình ảnh trở về đúng vị trí trên võng mạc.
Đối với những người bị cận thị, kính phân kỳ (có giá trị diop âm) sẽ giúp ánh sáng hội tụ chính xác vào võng mạc, cải thiện tầm nhìn xa. Ví dụ: Nếu một người có độ cận thị là -3 diop, điều này có nghĩa là mắt của họ cần một thấu kính có tiêu cự 0.33 mét (hoặc 33cm) để có thể nhìn rõ các vật ở xa.

Viễn thị (Hyperopia)
Viễn thị xảy ra khi ánh sáng hội tụ phía sau võng mạc, khiến người bệnh nhìn mờ ở khoảng gần. Kính điều chỉnh viễn thị là kính hội tụ có độ diop dương.
Ở người trẻ, viễn thị nhẹ có thể không cần can thiệp bằng kính do khả năng điều tiết của thủy tinh thể còn tốt. Tuy nhiên, ở mức viễn thị trung bình đến nặng, đặc biệt khi có triệu chứng mỏi mắt, nhức mắt hoặc nhìn mờ kéo dài, việc đeo kính thường xuyên là cần thiết để duy trì thị lực ổn định và phòng tránh biến chứng.
Lão thị (Presbyopia)
Lão thị là hiện tượng sinh lý do giảm khả năng điều tiết của mắt theo tuổi tác, thường bắt đầu sau tuổi 40. Kính điều chỉnh lão thị sử dụng thấu kính hội tụ có độ diop dương, thường được tích hợp trong phần dưới của kính đa tròng (hai tròng, ba tròng hoặc đa tiêu cự), hoặc dưới dạng kính đọc sách riêng biệt.
Phần điều chỉnh lão thị trong đơn kính được ký hiệu là ADD (Add Power), thể hiện mức độ cộng thêm vào độ cầu để hỗ trợ nhìn gần. Giá trị ADD thường dao động từ +1.00 D đến +2.50 D, và tăng dần theo tuổi.
Loạn thị (Astigmatism)
Loạn thị xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng bất đối xứng, khiến ánh sáng hội tụ không đều trên võng mạc. Để hiệu chỉnh, bác sĩ chỉ định thấu kính hình trụ (cylindrical lens), có công suất quang học điều chỉnh theo một trục nhất định. Trong đơn kính thuốc, loạn thị được thể hiện bởi hai thông số:
- CYL (Cylinder): biểu thị độ loạn thị, có thể mang giá trị âm hoặc dương tùy theo hệ thống đo.
- AXIS: Xác định trục đặt của thấu kính hình trụ, được tính theo độ từ 0 đến 180, tương ứng với hướng cần hiệu chỉnh.
Giá trị tuyệt đối của CYL càng lớn thì mức độ loạn thị càng nặng, đồng nghĩa với sự méo mó và mờ hình ảnh rõ rệt hơn nếu không được chỉnh đúng.

Công thức tính độ cận thị của mắt bằng diop
Đối với những người bị cận thị, việc tính toán độ cận thị qua diop giúp xác định độ khúc xạ cần thiết của thấu kính để ánh sáng hội tụ đúng trên võng mạc. Công thức tính Diop đơn giản như sau:
Độ cận (Diop) = 100 / Khoảng cách nhìn rõ (cm)
Ví dụ: Nếu bạn chỉ nhìn rõ vật thể ở khoảng cách 40cm, độ cận của bạn sẽ là: Độ cận = 100 / 40 = 2.5 diop.
Độ Diop và độ cận thường được sử dụng tương đương với nhau: Ví dụ:
- 3 Diop tương đương với cận thị 3 độ
- 1.5 Diop tương đương với cận thị 1.5 độ
- 4 Diop tương đương với cận thị 4 độ
- 5 Diop tương đương với cận thị 5 độ
- 6 Diop tương đương với cận thị 6 độ
Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, bạn nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng.
Bảng quy đổi độ cận thị theo diop
Tham khảo bảng quy đổi thị lực, diop và độ cận thị sau để hiểu hơn về tính trạng mắt của bản thân nhé
Thị lực | Diop | Độ cận | Mức độ cận |
6 – 7/10 | Khoảng -0.5 Diop | Khoảng 0.5 độ | Cận thị nhẹ |
4 – 5/10 | Khoảng -1 Diop | Khoảng 1 độ | Cận thị nhẹ |
1/10 | Từ -1.5 đến -2 Diop | Từ 1.5 đến 2 độ | Cận thị nhẹ |
Dưới 1/10 | Trên -2.25 Diop | Trên 2.25 độ | Cận thị nhẹ đến vừa |
Không đo thị lực | Từ -0.25 đến -3.00 Diop | Từ 0.25 đến 3 độ | Cận thị nhẹ |
Không đo thị lực | Từ -3.25 đến -6.00 Diop | Từ 3.25 đến 6 độ | Cận thị vừa |
Không đo thị lực | Từ -6.25 đến -10.00 Diop | Từ 6.25 đến 10 độ | Cận thị nặng |
Không đo thị lực | Từ -10.25 Diop trở lên | Từ 10.25 trở lên độ |
▷ Bạn có thể tham khảo thêm về:
- Thị lực 6/10 là cận bao nhiêu độ?
- Thị lực 7/10 là cận bao nhiêu độ?
- Thị lực 3/10 là cận bao nhiêu độ?
- Thị lực 4/10 là cận bao nhiêu độ?
Các cách đo độ cận thị
Có nhiều phương pháp khác nhau giúp bạn xác định chính xác độ cận thị, từ việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng đến những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà, cụ thể:
Máy đo chuyên nghiệp
Máy đo chuyên nghiệp là công cụ được sử dụng trong các cơ sở y tế, phòng khám nhãn khoa để đo chính xác độ cận thị của bệnh nhân. Việc sử dụng máy đo sẽ giúp xác định được chính xác giá trị diop của mắt, giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như kính thuốc hoặc phẫu thuật khúc xạ.

Đo bằng các ứng dụng online
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, một số ứng dụng di động cho phép người dùng đo độ cận thị trực tuyến. Các ứng dụng này sử dụng camera của điện thoại hoặc các công nghệ đặc biệt để kiểm tra khả năng nhìn của mắt và đưa ra kết quả tương đối về độ cận thị. Tuy nhiên, kết quả từ các ứng dụng này chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế việc kiểm tra chuyên sâu bởi bác sĩ nhãn khoa.
Sử dụng bảng chữ cái cận thị
Bạn có thể in bảng chữ cái kiểm tra thị lực (thường là bảng Snellen) từ internet hoặc mua sẵn tại các cửa hàng dụng cụ y tế. Sau đó, treo bảng ở vị trí ngang tầm mắt, đảm bảo ánh sáng chiếu đều và rõ.
Cách thực hiện:
- Đứng cách bảng khoảng 6 mét (hoặc theo hướng dẫn trên bảng).
- Che một bên mắt, giữ thẳng lưng và nhìn thẳng vào bảng.
- Đọc lần lượt các dòng chữ từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
- Đổi bên mắt và lặp lại. Dòng cuối cùng bạn đọc được một cách chính xác sẽ phản ánh thị lực tương ứng.

Lưu ý: Các phương pháp đo tại nhà chỉ giúp nhận biết dấu hiệu cận thị và không thể xác định chính xác độ cận. Để có kết quả chính xác, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhãn khoa. Các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên nghiệp và phương pháp đo chuẩn xác để xác định mức độ cận thị của bạn và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Hướng dẫn cách bảo vệ thị lực
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì vậy việc bảo vệ và chăm sóc mắt là điều quan trọng để duy trì sức khỏe lâu dài. Dưới đây là một số cách giúp bạn bảo vệ đôi mắt và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các vấn đề về mắt:
- Kiểm tra mắt định kỳ: Việc thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện sớm các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị hay các bệnh lý nghiêm trọng như đục thủy tinh thể hay tăng nhãn áp. Từ đó, bạn sẽ tìm được cho mình phương pháp điều trị kịp thời.
- Bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh: Việc tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời và ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể gây hại cho mắt. Do đó, bạn hãy lưu ý sử dụng kính mát khi ra ngoài và sử dụng kính chống ánh sáng xanh khi làm việc với máy tính hoặc điện thoại.
- Giữ thói quen nghỉ ngơi cho mắt: Khi làm việc với máy tính hoặc đọc sách lâu, bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20 (Cứ mỗi 20 phút, nhìn xa 20 feet (6 mét) trong ít nhất 20 giây để giảm căng thẳng cho mắt).
- Duy trì thói quen sống lành mạnh: Bạn cần lưu ý ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần thư giãn để giúp giảm căng thẳng cho mắt và cơ thể.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn giàu vitamin A, C, E và omega-3 thường mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đôi mắt. Do đó, bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm như cà rốt, rau xanh, cá hồi và các loại hạt chứa nhiều dưỡng cho bữa ăn hàng ngày để bảo vệ và duy trì thị lực hiệu quả.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mắt: bên cạnh chế độ ăn uống bạn cũng có thể lựa chọn thêm các loại thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ mắt. Dầu gấc Vina giúp bổ sun vitamin A và E, có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ võng mạc. Sử dụng sản phẩm đều đặn hàng ngày có thể giúp tăng cường thị lực, giảm mỏi mắt và hỗ trợ phòng ngừa thoái hóa điểm vàng cho người mắt yếu hoặc làm việc thường xuyên.

Diop là đơn vị đo độ cong của thấu kính sử dụng giúp mắt có thể quan sát các vật xung quanh được rõ hơn. Trong y học, Diop thường được dùng để đánh giá mức độ cận thị, viễn thị, loạn thị và các tật khúc xạ khác của mắt. Hy vọng thông qua bài viết từ Mediphar USA đã giúp bạn có thể hiểu hơn về Diop là gì cũng như cách tính và quy đổi diop sang độ cận. Mắt là bộ phân quan trọng và rất nhạy cảm, do đó hãy bảo vệ và chăm sóc mắt đúng cách, thường xuyên tham khám và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp mắt khỏe mạnh hơn, hạn chế quá trình lão hóa sớm nhé.
- http://matkinhhoangha.com/diop-la-gi
- https://fptshop.com.vn/tin-tuc/danh-gia/diop-la-gi-175611
- https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/bi-can-nang-nhat-la-bao-nhieu-do-vi
- https://suckhoedoisong.vn/can-thi-nguyen-nhan-trieu-chung-dieu-tri-va-cac-bien-phap-phong-ngua-16924032111415104.htm
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.