Tổng hợp danh mục thuốc thiết yếu trong trường học mới nhất

Tổng hợp danh mục thuốc thiết yếu trong trường học

Danh mục thuốc thiết yếu trong phòng y tế trường học là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh. Phòng y tế trường học là nơi học sinh tìm đến đầu tiên khi gặp vấn đề về sức khỏe. Vì thế để đảm bảo phòng y tế có đủ khả năng xử lý các tình huống y tế thường gặp, việc cập nhật và tuân thủ danh mục thuốc mới nhất là vô cùng quan trọng. 

Bài viết dưới đây Mediphar USA sẽ cập nhật danh mục thuốc thiết yếu trong trường học mới nhất từ đó đưa ra quyết định hợp lý trong việc trang bị thuốc cho cơ sở.

Tổng hợp danh mục thuốc thiết yếu trong trường học
Tổng hợp danh mục thuốc thiết yếu trong trường học

Bài viết được tham vấn bởi dược sĩ Phạm Cao Hà

Danh mục thuốc thiết yếu trong trường học

1.1 Thuốc giải độc, cấp cứu

Thuốc giải độc, cấp cứu là những loại thuốc quan trọng được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp để ngăn chặn tác hại của chất độc hoặc điều trị các phản ứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

  • Morphin dùng cho cấp cứu: tiêm, ống 10mg/ml.
  • Adrenalin: tiêm, ống dung tích 1mg/ml.
  • Alverin (citrat): uống; dạng viên 40 mg hoặc 60 mg.
  • Atropin (sulfat): uống; dạng viên 0,25mg/Tiêm hoặc ống 0,25 mg/ml.
  • Depersolon: tiêm; ống dung tích 30 mg/2 ml.
  • Papaverin: uống; dạng viên 40 mg.
  • Methionin: uống, dạng viên 250mg.
  • Than hoạt: uống; dạng bột hoặc viên.

1.2 Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc giảm đau, hạ sốt là những thuốc cơ bản nhưng có vai trò lớn trong việc duy trì sự thoải mái và sức khỏe tổng quát của học sinh trong môi trường học đường.

  • Acid Acetylsaticylic: Uống; dạng gói 100mg hoặc viên 100mg, 500mg.
  • Diclofenac: Uống; dạng viên khối lượng 25mg, 50mg, 75mg hoặc 100mg.
  • Paracetamon: Uống; dạng viên 100mg hoặc 500mg; dạng thuốc đặt, viên đạn khối lượng 80mg, 150mg hoặc 300mg.

1.3 Thuốc chống dị ứng

Thuốc chống dị ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong môi trường học đường, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu như ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, mắt đỏ,… giúp học sinh tập trung hơn vào việc học.

  • Cetirizine: Uống, dạng viên 10mg.
  • Chlopheniramin: Uống, dạng viên 4mg.

1.4 Thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng

Các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, các bệnh về đường hô hấp, các bệnh do ký sinh trùng gây ra rất dễ lây lan trong môi trường đông người như trường học. Từ đó, ngăn chặn sự lây lan của bệnh, bảo vệ sức khỏe cho cả học sinh và giáo viên.

Thuốc trị giun sán

  • Albendazol: Uống; dạng viên 200mg hoặc 400mg.
  • Mebendazol: Uống; dạng viên 100mg hoặc 500mg.

Thuốc chống nhiễm khuẩn

  • Amoxicilin (hoặc có thể kết hợp với acid clavulanic): Uống; dạng viên 250mg, 500mg hoặc bột pha hỗn dịch 125mg.
  • Benzylpenicilin: Tiêm; dạng ống 1 triệu IU hoặc 5 triệu IU.
  • Cephalexin: Uống hoặc tiêm với dung tích 125mg, 250mg, 500mg hoặc bột pha tiêm lọ 500mg.
  • Phenoxymeythylpenicilin: Uống; dạng viên 200.000 IU, 400.000IU hoặc 1.000.000 IU.
  • Gentamycin: Tiêm; dạng ống 40mg, 80mg hoặc dung tích 2ml.
  • Cloramphenicol: Uống, viên 250mg.
  • Erythromycin: Uống; viên 250mg hoặc 500mg.
  • Sulfamidin (muối natri): Uống; viên 500mg.
  • Sulfamethoxazol và trimethoprim: Uống; viên 400mg hoặc 80mg,
  • Metronidazol: Uống; viên 250mg hoặc 500mg.

Thuốc chống nấm

  • Nystatin: Uống; dạng viên 250.000IU hoặc 500.000IU.
Thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng
Thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng

1.5 Thuốc có tác dụng với máu

Đây là những loại thuốc cần thiết và buộc phải có trong tủ thuốc y tế trường học. Trong danh mục thuốc thiết yếu trong trường học, các loại thuốc này có vai trò cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn và sức khỏe của học sinh.

  • Acid folic: Uống; dạng viên 1mg hoặc 5mg.
  • Cyanocobalamin: Tiêm; dạng ống 500mcg hoặc 1000mcg.
  • Sắt sulfat (hay oxalat): Uống; dạng viên 60mg sắt.
  • Sắt sulfat và acid folic.
  • Phytomenadion (vitamin K1): Uống; dạng viên 2mg, 5mg, 10mg hoặc Tiêm; 6mg/ml, ống dung tích 5ml.

1.6 Thuốc ngoài da

Thuốc ngoài da đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh lý da liễu thường gặp ở lứa tuổi học đường.

Thuốc chống nấm

  • Acid benzoic và acid salicylic: dùng ngoài da; dưới dạng kem bôi, mỡ 6% tuýp 5g, 15g.
  • Cồn A.S.A: dùng ngoài da; lọ dung tích 15ml.
  • Cồn BSI: dùng ngoài da; lọ dung tích 15ml.
  • Clotrimazol: dùng ngoài da; dạng kem 1% tuýp trọng lượng 10g hoặc 20g.

Thuốc chống viêm ngứa

  • Fluocinolol: dùng ngoài da, mỡ 0,025%.

Thuốc trị ghẻ

  • Benzyl benzoat: dùng ngoài da, dạng dung dịch.
  • Diethylphtalat: dùng ngoài da, dạng dung dịch hoặc dạng mỡ tuýp 5g hoặc 15g.

Thuốc chữa bỏng

  • Panthenol: Dạng xịt bọt.

1.8 Thuốc tẩy và khử trùng

Thuốc tẩy và khử trùng có tác dụng diệt khuẩn và khử trùng. Trong môi trường học đường, học sinh thường xuyên có hoạt động vui chơi và những tai nạn nhẹ do chạy ngã, xô đẩy,… là điều khó tránh khỏi. Việc chuẩn bị thuốc sẵn có thể giúp học sinh làm sạch vết thương, sơ cứu ban đầu hiệu quả cũng như bảo vệ môi trường phòng học luôn an toàn.

  • Cồn 70 độ: Dùng ngoài da, lọ dung tích 60ml.
  • Cồn iod: Dùng ngoài da, dung dịch 2,5%, lọ dung tích 15ml.
  • Nước oxy già: Dùng ngoài da, dung dịch 3%, lọ dung tích 15ml, 60ml.
  • Povidon iod: Dùng ngoài da, dung dịch 10%, lọ dung tích 15ml

1.9 Thuốc đường tiêu hóa

Nhiều học sinh mắc các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu… Thuốc đường tiêu hóa giúp giảm các triệu chứng này, giúp học sinh thoải mái hơn và tập trung vào học tập.

Thuốc tẩy, nhuận tràng

  • Bisacodyl: Uống; dạng viên 5mg hoặc 10mg.
  • Magnesi sulfat: Uống; gói dạng bột 5g.

Thuốc tiêu chảy

  • Oresol: Uống; gói bột 27,9.
  • Atapulgit: Uống, dạng bột 3g.
  • Berberin (hydroclorid): Uống; dạng viên 10 mg.
  • Loperamid: Uống; dạng viên 2mg.
Thuốc đường tiêu hóa
Thuốc đường tiêu hóa

1.10 Sinh phẩm miễn dịch

Sinh phẩm miễn dịch là những sản phẩm được tạo ra từ hệ thống miễn dịch của cơ thể hoặc được sản xuất nhân tạo, có khả năng kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Trong y tế học đường, sinh phẩm miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của học sinh.

Huyết thanh kháng bệnh uốn ván: Tiêm; ống 1.500 IU/ml.

1.11 Thuốc dùng cho tai mắt mũi họng

Thuốc dùng cho tai mắt mũi họng giúp giảm các triệu chứng như ngạt mũi, sổ mũi, đau họng,… giúp học sinh thoải mái hơn và tập trung vào học tập. Song, ngăn chặn và giảm sự lây lan của bệnh.

Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus

  • Argyrol: Nhỏ mắt; dạng dung dịch 3%.
  • Cloramphenicol: Nhỏ mắt; dạng dung dịch 0,4%, lọ dung tích 10ml.
  • Gentamicin: Nhỏ mắt; dạng dung dịch 0,3%, lọ dung tích 5ml.
  • Neomycin (sulfat): Nhỏ mắt; dạng dung dịch 0,5%, lọ dung tích 5ml.
  • Tetracyclin (hydroclorid): Tra mắt, dạng mỡ 1%, tuýp dung tích 5g, 10g.

Thuốc tai, mũi, họng

  • Naphazolin: Nhỏ mũi; dạng dung dịch 0,05%, lọ dung tích 10ml.
  • Neomycin (sulfat): Dùng ngoài da; dạng dung dịch 0,5%.
  • Natri clorid: Nhỏ mắt dạng dung dịch 0,9%.
  • Sulfarin: Nhỏ mũi dạng dung dịch.

1.12 Thuốc tác dụng với đường hô hấp

Thuốc tác dụng với đường hô hấp đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh, giúp phòng ngừa và ngăn chặn các bệnh lý đường hô hấp thường gặp ở lứa tuổi học đường.

Thuốc chữa hen

  • Salbutamol: Uống; viên trọng lượng 2mg, 4mg/Đường hô hấp, hộp 0,1mg/liều.

Thuốc chữa ho

  • Acetylcystein: Uống; viên trọng lượng 100mg, 200mg/Uống; dạng gói 200mg bột pha hỗn dịch.
  • Dextromenthorphan: Uống; dạng viên 15mg.

1.13 Dung dịch cân bằng acid – base và điều chỉnh nước điện giải

Dung dịch cân bằng acid-base và điều chỉnh nước điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng nội môi của cơ thể. Thuốc được sử dụng cho những học sinh gặp tình trạng tiêu chảy, ói mửa hay các vấn đề khác về đường tiêu hóa.

  • Oresol: Uống; gói bột 27,9 g.
  • Kali clorid: Uống; viên 600mg.
  • Nước cất pha tiêm: ống tiêm dung tích 2ml, 5ml và 10ml.
  • Dung dịch glucose: Tiêm; ống 20ml, dạng dung dịch 5% và 30% hoặc tiêm truyền; dạng chai 250ml hoặc 500ml, với dung dịch 5% và 3Ch.
  • Dung dịch ringer lactat: tiêm truyền; Chai 250ml hoặc 500ml.
  • Natri clorid: Tiêm hoặc truyền; dạng chai dung tích 500ml và dung dịch 0,9%.

1.14 Vitamin và chất vô cơ

  • Vitamin và chất vô cơ là những dưỡng chất phải có cho danh mục thuốc thiết yếu trong trường học. Trong môi trường học đường, việc đảm bảo cung cấp đủ vitamin và chất vô cơ cho học sinh là vô cùng cần thiết.
  • Calci gluconat: Uống; ống dung tích 10ml, dung dịch 10%.
  • Vitamin A: Uống; viên uống bọc đường dung tích 5.000 IU.
  • Vitamin A và D: Uống, viên dung tích 5.000 IU chứa vitamin A và 500 IU chứa vitamin D.
  • Vitamin B1: Uống; viên trọng lượng 10mg, 50mg, 100mg hoặc đường tiêm, ống trọng lượng 25mg, 100mg.
  • Vitamin B2: Uống; viên 5mg.
  • Vitamin B6: Uống; viên 25mg, 100mg.
  • Vitamin C: Uống; viên 50mg, 100mg, 500m.
  • Vitamin PP: Uống; viên 50mg.
 Vitamin và chất vô cơ
Vitamin và chất vô cơ

Danh mục thuốc thiết yếu có thể bổ sung vào trường học mới nhất

1.1 Thuốc gây tê

Đây là loại thuốc gây tê thường được sử dụng trong các thủ thuật nhỏ, chỉ gây tê tại một vùng nhất định. Thuốc gây tê thường không phải là loại thuốc được sử dụng thường xuyên trong môi trường học đường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt tại thuốc gây tê vẫn được sử dụng.

  • Lidocain (hydrocloric): Tiêm 1%, 2%; dạng ống 5 ml
  • Procain (hydrocloric): Tiêm 1%, 3%, 5%; dạng ống 1 ml

1.2 Thuốc tim mạch

Thuốc tim mạch giúp kiểm soát các triệu chứng của các bệnh liên quan như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim hoặc các bạn học sinh mắc bệnh bẩm sinh về tim, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm hơn.

Thuốc chống đau thắt ngực

  • Atenolol: Uống; dạng viên 50mg hoặc 100mg.
  • Glyceryl trinitrat: Uống; dạng viên 2mg, 2,5mg hoặc 3mg, 5mg; Ngậm dưới lưỡi với viên 0,5mg.

Thuốc chống loạn nhịp

  • Atenolol: Uống; dạng viên 50mg hoặc 100mg.
  • Propanolol (hydropclorid): Uống; dạng viên 40mg.

Thuốc điều trị tăng huyết áp

  • Catopril: Uống; dạng viên 25mg hoặc 50mg.
  • Enalapril: Uống; dạng viên 5mg hoặc 20mg.
  • Methydopa: Uống; dạng viên 250mg.
  • Nifedipin: Uống; dạng viên 5mg, 10mg hoặc viên có tác dụng chậm 20mg.

1.3 Thuốc ngoài da

Ngoài các loại thuốc ngoài da trong danh mục thuốc thiết yếu trong trường học, ở danh sách bổ sung còn cập thêm một số loại mới như:

  • Ketoconazol: Dùng ngoài; dạng kem 2%, tuýp 15g.
  • Neomycin và bacitracin: Dùng ngoài; dạng kem 5mg neomycin và 500IU bacitracin.
  • Miconazol: Dùng ngoài; dạng kem 2%, Cimetid.
  • Hydrocortison (acetat): Dùng ngoài; dạng mỡ 1%.
Thuốc ngoài da
Thuốc ngoài da

1.4 Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu cũng là hạng mục bổ sung trong danh sách này. Một số bệnh tim mạch, thận, tăng huyết áp nặng,… Đây không phải là thuốc thông dụng khi điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp ở học sinh vì thế khi sử dụng phải cân nhắc kỹ lưỡng.

  • Furosemid: Uống; dạng viên 20mg hoặc 40mg; Dùng cho cấp cứu: Tiêm, dạng ống 20mg/2ml.
  • Hydroclorothiazid: Uống; dạng viên 6,25mg, 25mg hoặc 50mg.

1.5 Hormon nội tiết tố

Hormone nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, tăng trưởng và sức khỏe tổng thể của mỗi người, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Vì thế nhóm thuốc này khá quan trọng và cần thiết trong tủ y tế học đường.

Hormon thượng thận và các chất thay thế

  • Dexarnethason (natri phosphat): Uống; dạng viên 0,5 mg hoặc 1 mg.
  • Prednisolon: Uống; dạng viên 1 mg hoặc 5 mg.

1.6 Thuốc đường tiêu hóa

Hạng mục thuốc đường tiêu hóa bổ sung thêm các loại thuốc xoay quanh tình trạng loét dạ dày và tá tràng.

Thuốc chống loét dạ dày và tá tràng

  • Cimetidin: Uống; dạng viên 200mg hoặc 400mg.
  • Omeprazole: Uống; dạng viên 20mg.

Magnesi hydroxyd và nhôm hydroxyd: Uống; dung dịch hỗn hợp bao gồm 550mg magne oxide/10ml + 320mg nhôm oxide/5ml.

1.7 Thuốc trị bệnh đau nửa đầu 

Đau nửa đầu là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. Các cơn đau nửa đầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập của các em. Do đó, việc cập nhật thêm thuốc trị đau nửa đầu là cần thiết.

  • Ergotamin (tartrat): Uống; dạng viên 1mg.

1.8 Thuốc chống rối loạn tâm thần

Thuốc chống rối loạn tâm thần là nhóm thuốc đặc biệt, được sử dụng để điều trị các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt… Ở lứa tuổi học sinh, việc sử dụng thuốc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ nên được thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

  • Haloperidol: Uống; dạng viên 1mg hoặc 5mg.
Thuốc chống rối loạn tâm thần
Thuốc chống rối loạn tâm thần

1.9 Thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroide

Thuốc giảm đau không steroid là nhóm thuốc phổ biến được sử dụng để giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Trong trường học các loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau nhức thông thường như đau đầu, đau cơ, đau bụng kinh…

  • Piroxicam: Uống; dạng viên 10mg hoặc 20mg.
  • Colchinic: Uống; dạng viên 1mg.

1.10 Thuốc chống nhiễm khuẩn và trị ký sinh trùng

Danh sách cập nhật bổ sung vào hạng mục thuốc chống nhiễm khuẩn và trị ký sinh trùng tại trường học như sau:

Thuốc trị giun sán

  • Niclosamid: Uống; dạng viên 500mg.

Thuốc chống nhiễm khuẩn

  • Benzathin benzylpenicilin500m: Tiêm; lọ 600.000 IU, 1.200.000 IU hoặc 2.400.000 IU.
  • Cefaclor: Uống; viên 250mg hoặc 500mg.
  • Cloxacilin: Uống với viên 250mg hoặc 500mg; qua đường tiêm với lọ 500mg bột pha tiêm.

Thuốc chống nấm

  • Griseofulvin:  Uống; dạng viên 250mg hoặc 500mg.
  • Ketoconazol: Uống; dạng viên 200mg.

Thuốc điều trị bệnh sốt rét

  • Cloroquin: Uống; dạng viên 100mg hoặc 210mg.
  • Artemisinin: Uống; dạng viên 250mg.
  • Artesunat: Uống; dạng viên 50mg hoặc 100mg.
  • Cloroquin: Uống; dạng viên 100mg hoặc 250mg.
  • Primaquin: Uống; dạng viên 7,5mg hoặc 15m.
  • Quinin dihydroclorid: Tiêm; dạng 150mg/ml hoặc ống 2ml.
  • Quinin sulfat: Uống; dạng viên 300mg.

Các thông tin có thể bạn quan tâm:

Giải đáp các thắc mắc chung

Điều kiện quy định về phòng y tế của trường học

Dựa theo khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, phòng y tế trường học phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có phòng y tế riêng, có vị trí và diện tích phù hợp thuận tiện cho công tác thực hiện
  • Trang bị ít nhất 1 giường khám bệnh, tủ thuốc, bàn ghế làm việc, các dụng cụ y tế (xem thêm chi tiết tại Phụ lục 2 của Quy định) và những loại thuốc được liệt kê trên danh mục thuốc thiết yếu trong trường học mới nhất
  • Chuẩn bị sổ khám bệnh theo quy định và các loại sổ theo dõi sức khỏe theo hai mẫu được đính kèm tại phần Phụ lục số 01
Điều kiện quy định về phòng y tế của trường học
Điều kiện quy định về phòng y tế của trường học

Điều kiện quy định về người phụ trách phòng y tế trong trường học

Dựa theo khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, nhân viên y tế trường tiểu học phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Nhân viên chuyên môn ngành Dược ít nhất là trung cấp y sĩ
  • Thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong ngành bằng cách tham gia các buổi tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng hoặc hội thảo do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức
  • Nhân viên y tế có nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện theo quy định và các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo trường học phân công
Điều kiện quy định về người phụ trách phòng y tế trong trường học
Điều kiện quy định về người phụ trách phòng y tế trong trường học

Kinh nghiệm khi nhập danh mục thuốc thiết yếu cho trường học

Việc nhập danh mục tủ thuốc y tế trường học là một công việc quan trọng, đòi hỏi sự cẩn trọng và chính xác vì đó là cơ sở để xây dựng một phòng y tế trường học đầy đủ, đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị ban đầu cho học sinh.

Dưới đây là một số kinh nghiệm khi nhập danh mục thuốc thiết yếu trong trường học mới nhất:

  • Hiểu rõ quy định: Tìm hiểu các quy định của Bộ Y tế, Sở Y tế địa phương về danh mục thuốc thiết yếu cho trường học.
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Ưu tiên nhà thuốc có giấy phép hoạt động và uy tín trên thị trường, yêu cầu nhà cung cấp cung cấp hóa đơn, chứng từ chứng minh chất lượng thuốc.
  • So sánh giá cả của nhiều nhà cung cấp để chọn được mức giá hợp lý.
  • Xây dựng danh mục chi tiết: Phân loại thuốc, tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, hạn sử dụng, số lượng,… để theo dõi và cập nhật khi có thuốc hết hạn hoặc có thuốc mới cần bổ sung.
  • Sắp xếp khoa học theo từng nhóm chức năng hoặc thứ tự và bảo quản thuốc đúng cách trong điều kiện phù hợp

Ngoài các loại thuốc trong danh mục thuốc dùng trong trường học, nếu bạn có nhu cầu nhập thêm các loại TPCN uy tín chất lượng cho trường học, nhà thuốc, phòng khám bạn có thể tham khảo danh mục thực phẩm chức năng tại Mediphar USA.

Mediphar USA là đối tác tin cậy cung cấp thực phẩm chức năng chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện của khách hàng. Với đa dạng sản phẩm, giá cả hợp lý và nhiều ưu đãi hấp dẫn, chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng.

Mediphar USA phân phối hơn 150 sản phẩm thực phẩm chức năng chất lượng
Mediphar USA phân phối hơn 150 sản phẩm thực phẩm chức năng chất lượng

>>> Xem ngay: Danh mục thực phẩm chức năng tại Mediphar USA

Nếu có thắc mắc, hay cần tư vấn về thuốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua

Nguồn tham khảo:

  • Tham khảo các điều kiện quy định theo tại cơ sở y tế trường học theo Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT tại đây: LINK
  • Tham khảo danh mục thuốc thiết yếu trong trường học theo Quyết định số 1221/2008/QĐ-BYT tại đây: LINK

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan