Cận thị 1.5 diop là bao nhiêu độ​? Có cần đeo kính không?

Cận thị 1.5 diop là bao nhiêu độ và mức độ ảnh hưởng của nó đến thị lực là điều không phải ai cũng hiểu rõ. Trên thực tế, nhiều người còn mơ hồ trong việc đọc chỉ số độ cận và chưa biết cách đánh giá khả năng nhìn xa bị suy giảm ở từng mức độ. Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, Dược sĩ Phạm Cao Hà – Cố vấn chuyên môn của Mediphar USA đã tổng hợp những thông tin khoa học về cách xác định độ cận, đồng thời chia sẻ các phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát và ngăn chặn sự tiến triển của cận thị. Hãy cùng Mediphar USA tìm hiểu những thông tin này một cách chi tiết thông qua bài viết dưới đây!

Cận thị 1.5 diop là bao nhiêu độ?

Khi nhắc đến cận thị chúng ta thường nghe đến thuật ngữ diop (D), đây là đơn vị đo lường mức độ cận thị và độ cong của thấu kính cần thiết để điều chỉnh tầm nhìn. Con số này càng lớn đồng nghĩa với mức độ cận thị càng nặng và thấu kính phải có độ dày cao hơn để giúp mắt nhìn rõ hơn.

Vậy cận 1.5 diop có nghĩa là gì? Trên thực tế, cận thị 1.5 diop tương đương với cận 1.5 độ. Khi bạn thấy ký hiệu -1.5D trên đơn kính, điều đó có nghĩa là mắt của bạn cần một thấu kính có độ cong -1.5 diop để điều chỉnh tầm nhìn xa. Ngược lại, nếu con số này mang dấu “+”, đó là biểu thị của viễn thị thay vì cận thị.

Hiểu đúng về chỉ số diop không chỉ giúp bạn nắm rõ tình trạng mắt của mình mà còn giúp bạn chọn lựa phương pháp điều chỉnh thị lực phù hợp, từ việc đeo kính gọng, kính áp tròng đến các giải pháp chuyên sâu hơn như phẫu thuật khúc xạ.

Cận thị 1.5 diop là bao nhiêu độ?
Cận thị 1.5 độ (-1.5D) tương đương với mức cận 1.5 độ

Các mức độ cận thị chia theo diop

Cận thị thường được chia thành hai mức chính: cận thị nhẹ (low myopia) và cận thị nặng (high myopia), trong đó cận thị nặng tiếp tục được phân thành hai cấp độ: trung bình (moderate myopia) và nặng (severe myopia):

Cận thị nhẹ

Cận thị nhẹ là tình trạng cận thị dưới 3 diop. Ở mức độ này, người mắc có thể chỉ cần đeo kính trong một số trường hợp cụ thể như lái xe, nhìn bảng từ xa hoặc làm các công việc cần có sự quan sát ở tầm xa.

Cận thị nặng

Cận thị nặng là khi mắt cần từ 3 diop trở lên để có thể nhìn rõ. Tùy theo mức độ, người mắc có thể thuộc một trong hai nhóm sau:

  • Cận thị trung bình (3 – 6 diop): Người bị cận trong khoảng này cần đeo kính thường xuyên trong hầu hết các hoạt động hàng ngày, không chỉ giới hạn trong một số công việc nhất định.
  • Cận thị nặng (trên 6 diop): Đây là mức cận cao nhất, đòi hỏi việc đeo kính hoặc kính áp tròng suốt cả ngày để đảm bảo thị lực ổn định cho các hoạt động trong đời sống thông thường.
Các mức độ cận thị chia theo diop
Cận thị nhẹ là mức độ cận thị dưới 3 diop và nặng là từ 3 diop trở lên

Cách để kiểm tra độ cận thị bằng biểu đồ đo thị lực

Khi kiểm tra mắt, các bác sĩ nhãn khoa thường sử dụng biểu đồ đo thị lực để đánh giá khả năng nhìn rõ của bạn ở một khoảng cách tiêu chuẩn, từ đó so sánh với thị lực trung bình của người bình thường. Hiện nay có nhiều loại biểu đồ khác nhau dùng trong các trường hợp khác nhau, nhưng phổ biến nhất là:

Biểu đồ Snellen

Đây là biểu đồ kinh điển thường thấy trong các phòng khám mắt để nhanh chóng xác định độ cận, được bác sĩ người Hà Lan – Hermann Snellen – phát triển từ những năm 1860. Một biểu đồ Snellen đáp ứng tiêu chuẩn thường bao gồm:

  • 11 dòng chữ cái in hoa.
  • Dòng trên cùng có một chữ cái duy nhất, thường là chữ “E” lớn (hoặc đôi khi vẫn có thể là chữ khác).
  • Các dòng dưới nhỏ dần theo từng mức.

Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc dòng chữ nhỏ nhất mà bạn có thể thấy rõ. Nếu bạn đọc được dòng cuối cùng, điều đó chứng minh thị lực của bạn vẫn đang rất tốt. Điều đó đồng nghĩa với sức khoẻ thị lực sẽ tỉ lệ nghịch nếu bạn không nhìn rõ các ký tự khi ngày càng lên cao (tương ứng với các chữ lớn hơn).

Kiểm tra thị lực bằng biểu đồ Snellen
Kiểm tra thị lực bằng biểu đồ Snellen

Biểu đồ chữ E xoay (Tumbling E)

Trong một số trường hợp, bác sĩ nhãn khoa sẽ không thể dùng biểu đồ Snellen thông thường khi xác định nhanh độ cận. Khi đó, họ sẽ sử dụng một loại biểu đồ khác gọi là biểu đồ chữ E xoay.

Biểu đồ này thường được áp dụng với một số đối tượng hay trường hợp như:

  • Trẻ nhỏ chưa biết đọc chữ cái hoặc ngại phát âm.
  • Người có khiếm khuyết khiến việc đọc chữ trở nên khó khăn.
  • Người lớn tuổi hoặc không biết chữ.

Khác với bảng Snellen, biểu đồ chữ E xoay chỉ dùng một ký tự duy nhất là chữ “E” in hoa, nhưng được xoay theo nhiều hướng khác nhau (trái, phải, lên, xuống). Khi đo mắt, bác sĩ sẽ yêu cầu người được đo dùng tay chỉ theo hướng mà “các nhánh” của chữ E đang quay: trái, phải, lên hoặc xuống.

Việc sử dụng các loại biểu đồ khác nhau không gây ảnh hưởng tới kết quả thị lực của bạn. Kết quả đo được bằng biểu đồ chữ E xoay gần như tương đương với biểu đồ Snellen truyền thống, đảm bảo độ chính xác khi kiểm tra thị lực.

Kiểm tra thị lực bằng biểu đồ chữ E xoay (Tumbling E)
Kiểm tra thị lực bằng biểu đồ chữ E xoay (Tumbling E)

Thực tế, việc cận thị với mức 1.5 diop vẫn được quy là mức cận nhẹ, không ảnh hưởng tới giới hạn sinh hoạt thông thường. Ngoài các phương pháp như đeo kính hoặc phẫu thuật khúc xạ để cải thiện trải nghiệm sinh hoạt hoặc ngăn ngừa tiến triển của cận thị thì việc bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mắt cũng là một cách hiệu quả để duy trì sức khỏe thị lực. Khi nhắc đến một sản phẩm bổ sung thân thiện, hiệu quả và kinh tế phù hợp với mọi đối tượng người dùng, Dầu gấc Vina của Mediphar USA là một lựa chọn lý tưởng dành cho những ai mong muốn chăm sóc và bảo vệ đôi mắt mỗi ngày.

Nhờ công thức kết hợp dầu gấc, DHA và vitamin E, sản phẩm này giúp hỗ trợ thị lực, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và bảo vệ mắt trước các tác động từ môi trường. Với hàm lượng dầu gấc nằm trong nhóm cao nhất khi xét về các dòng sản phẩm tương tự trên thị trường, kết hợp cùng DHA và vitamin E, giúp nâng cao sức khỏe thị lực toàn diện. Đây vừa có thể là sản phẩm bổ sung phù hợp cho đối tượng cần cải thiện thị lực trong các bệnh lý, nó còn phù hợp cho những người muốn có cho mình một lớp “phòng thủ” cho sức khỏe thị lực với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. 

Viên uống dầu gấc Vina
Viên uống dầu gấc Vina

Mong rằng những thông tin Mediphar USA cung cấp sẽ giúp bạn có được cho mình những thông tin cần thiết để trả lời cho các câu hỏi cá nhân khi nhắc về sức khỏe của “cửa sổ tâm hồn”. Hy vọng ngoài việc giúp bạn trả lời được cho câu hỏi đầu bài “cận thị 1.5 diop là bao nhiêu độ”, Mediphar USA còn cung cấp đủ cho bạn những lựa chọn phù hợp cho riêng bản thân và gia đình! Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi để được cập nhật nhanh chóng những thông tin y khoa chính thống.

  1. What Do the Abbreviations and Numbers Mean on Your Eyeglass Prescription?
  2. Your Guide to Nearsightedness Levels and Progression
  3. Test your vision with 3 different eye charts
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

Bài viết liên quan