Cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP theo quy định Bộ Y tế

Cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP

Mục lục

Việc sắp xếp thuốc tại nhà thuốc không chỉ giúp tối ưu hóa không gian mà còn đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc bảo quản và cấp phát thuốc. Theo quy định của Bộ Y tế, nhà thuốc đạt chuẩn GPP (Good Pharmacy Practice) phải tuân thủ các nguyên tắc sắp xếp thuốc nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm sản xuất, phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe và hợp tác với hơn 2000 nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc, Mediphar USA sẽ giới thiệu đến bạn cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP theo Quy định 696/QĐ-QLD năm 2021 của Bộ Y tế trong bài viết dưới đây.

Nguyên tắc sắp xếp thuốc theo quy định của Bộ Y tế

Để đảm bảo an toàn, tránh sai sót và tuân thủ quy định, việc sắp xếp thuốc trong nhà thuốc cần thực hiện theo 2 nguyên tắc sau:

1. Áp dụng nguyên tắc FIFO và FEFO

Hai nguyên tắc quan trọng giúp kiểm soát hàng tồn và hạn sử dụng là:

  • FIFO (First In First Out – Nhập trước xuất trước): Thuốc nhập vào trước phải được bán trước để tránh tồn đọng lâu dài.
  • FEFO (First Expire First Out – Hết hạn trước xuất trước): Thuốc có hạn sử dụng ngắn hơn phải được ưu tiên bán trước nhằm hạn chế thuốc hết hạn.

2. Bố trí gọn gàng, khoa học

Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc về xuất nhập và hạn sử dụng, thuốc cũng cần được bố trí gọn gàng, khoa học: 

  • Thuốc và các sản phẩm phải được sắp xếp ngay ngắn, nhãn hàng quay ra ngoài để dễ dàng nhận diện.
  • Không xếp lẫn lộn giữa các loại thuốc khác nhau để tránh nhầm lẫn.
  • Các sản phẩm dễ vỡ như chai lọ, ống tiêm phải đặt ở vị trí an toàn, không xếp chồng lên nhau.
Sắp xếp thuốc và sản phẩm ngay ngắn, khoa học
Sắp xếp thuốc và sản phẩm ngay ngắn, khoa học

Cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc đạt chuẩn GPP theo quy định của Bộ Y Tế

Sắp xếp theo phân loại theo từng ngành hàng

Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải có khu vực riêng cho từng loại sản phẩm:

  • Thuốc: Sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý và quy định kê đơn.
  • Thực phẩm chức năng: Thường có ký hiệu “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, “Thực phẩm bổ sung”, và đi kèm với số đăng ký ATTP-TNCB hoặc ATTP-XNCB.
  • Mỹ phẩm: Có số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm (CBMP) do Bộ Y tế hoặc các Sở Y tế cấp.
  • Dụng cụ y tế: Như nhiệt kế, máy đo huyết áp, khẩu trang y tế… cần được phân khu riêng biệt để tránh nhầm lẫn với thuốc.
Sắp xếp theo phân loại theo từng ngành hàng tại nhà thuốc
Sắp xếp theo phân loại theo từng ngành hàng tại nhà thuốc

>>> Tìm hiểu thêm thông tin: Thực phẩm chức năng là gì? Phân loại, công dụng và lưu ý khi sử dụng

Sắp xếp theo mức độ quản lý (thuốc phải kiểm soát đặc biệt, thuốc hạn chế bán lẻ)

Một số nhóm thuốc cần có khu vực bảo quản riêng theo quy định của Bộ Y tế:

  • Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất: Phải bảo quản trong tủ riêng có khóa chắc chắn, chỉ cấp phát theo đơn.
  • Thuốc dạng phối hợp chứa dược chất gây nghiện hoặc hướng thần: Sắp xếp trong khu vực riêng để kiểm soát chặt chẽ.
  • Thuốc độc, thuốc hạn chế bán lẻ: Được đặt ở khu vực riêng, có cảnh báo rõ ràng để tránh nhầm lẫn.
Các nhóm thuốc đặc biệt phải để riêng
Các nhóm thuốc đặc biệt phải để riêng

Sắp xếp theo điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc đúng điều kiện giúp duy trì chất lượng và hiệu quả điều trị. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thuốc được chia thành hai nhóm bảo quản chính:

1. Bảo quản ở điều kiện thường

  • Nhiệt độ: 15-30°C, độ ẩm không quá 75%. Đây là điều kiện bảo quản phổ biến đối với đa số các loại thuốc uống thông thường như viên nén, viên nang, thuốc siro (chưa mở nắp), và một số loại thuốc bôi ngoài da.
  • Tránh ánh sáng mạnh, thoáng khí, không để gần các nguồn ô nhiễm.

2. Bảo quản theo yêu cầu đặc biệt

  • Bảo quản lạnh: 2-8°C (Ví dụ: vắc-xin, insulin, thuốc sinh học, chế phẩm men vi sinh).
  • Bảo quản mát: 8-15°C (Ví dụ: một số thuốc kháng sinh dạng dung dịch, thuốc nhỏ mắt).
  • Bảo quản khô, tránh ẩm: Không quá 75% độ ẩm, sử dụng bao bì chống thấm (áp dụng cho thuốc bột, viên sủi).
  • Tránh ánh sáng: Đựng trong bao bì chuyên dụng tránh tia UV (áp dụng cho vitamin, dung dịch nhạy cảm ánh sáng).
  • Ngoài ra, thường những loại thuốc cần bảo quản theo yêu cầu đặc biệt là các thuốc sinh học, thuốc tiêm, vaccine, thuốc có hoạt chất dễ bị phân hủy do nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.
  • Bảo quản khô, tránh ẩm: Không quá 75% độ ẩm, sử dụng bao bì chống thấm.
  • Tránh ánh sáng: Đựng trong bao bì chuyên dụng tránh tia UV.
Một số thuốc cần bảo quản khô, tránh ẩm
Một số thuốc cần bảo quản khô, tránh ẩm

Sắp xếp theo tác dụng dược lý và thuốc kê đơn/thuốc không kê đơn

Nhà thuốc GPP phải phân loại rõ ràng thuốc kê đơn và không kê đơn để đảm bảo an toàn cho người dùng:

  • Thuốc kê đơn: Chỉ bán theo đơn bác sĩ, sắp xếp theo nhóm dược lý riêng biệt.
  • Thuốc không kê đơn: Được phép bán mà không cần đơn, nhưng vẫn cần tư vấn dược sĩ trước khi sử dụng.
  • Nhóm thuốc có cả kê đơn và không kê đơn (thuốc dùng ngoài, thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi): Được phân khu riêng biệt, tránh nhầm lẫn.
Tách riêng thuốc kê đơn và không kê đơn
Tách riêng thuốc kê đơn và không kê đơn

>>> Tìm hiểu chi tiết thông tin: Phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn

Lưu ý sắp xếp bảo quản thuốc trong điều kiện môi trường thích hợp

Môi trường bảo quản thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng thuốc. Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Thuốc nhạy cảm với ánh sáng

Một số loại thuốc như vitamin B2, các loại kháng sinh hoặc thuốc bôi ngoài da có thể bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Do đó, các loại thuốc này cần được bảo quản trong hộp kín hoặc khu vực không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Các loại thuốc kháng sinh phải bảo quản tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào
Các loại thuốc kháng sinh phải bảo quản tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào

Thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ thấp

Những loại thuốc như insulin, vắc xin hoặc một số loại kháng sinh cần được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 2-8°C. Nhà thuốc cần trang bị thiết bị đo nhiệt độ để đảm bảo tủ lạnh luôn duy trì được mức nhiệt độ ổn định.

Các lỗi phổ biến khi sắp xếp thuốc và cách khắc phục

Việc sắp xếp thuốc hợp lý không chỉ giúp nhà thuốc vận hành trơn tru mà còn hạn chế sai sót khi tư vấn và cấp phát thuốc. Dưới đây là những lỗi phổ biến khi sắp xếp thuốc và cách khắc phục hiệu quả mà bạn cần lưu ý:

1. Trộn lẫn thuốc kê đơn và không kê đơn

Tác hại:

  • Gây nhầm lẫn trong tư vấn và bán thuốc, dễ dẫn đến việc bán thuốc không đúng quy định.
  • Khó kiểm soát đối tượng khách hàng sử dụng, tiềm ẩn rủi ro về an toàn.

Cách khắc phục:

  • Phân chia rõ ràng khu vực trưng bày giữa thuốc kê đơn (ETC) và thuốc không kê đơn (OTC).
  • Dán bảng phân loại trên kệ và hướng dẫn nhân viên nhận biết đúng nhóm thuốc.
  • Chỉ để thuốc kê đơn ở khu vực riêng, nhân viên bán hàng phải được kiểm soát và tư vấn trước khi xuất bán.

2. Không kiểm tra hạn sử dụng

Tác hại:

Nguy cơ bán thuốc cận date hoặc hết hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng và uy tín nhà thuốc.

Cách khắc phục:

  • Thực hiện nguyên tắc FEFO (First Expired – First Out): Thuốc có hạn sử dụng gần phải được sắp xếp ra phía trước để ưu tiên bán trước.
  • Kiểm tra định kỳ hạn dùng, đặc biệt với các mặt hàng có thời hạn ngắn.
  • Lập danh sách sắp hết hạn và có chính sách khuyến mãi hoặc xử lý kịp thời.
Kiểm tra định kỳ hạn sử dụng của thuốc
Kiểm tra định kỳ hạn sử dụng của thuốc

3. Sắp xếp lộn xộn, khó tìm kiếm

Tác hại:

  • Mất thời gian tìm kiếm sản phẩm, ảnh hưởng đến tốc độ phục vụ khách hàng.
  • Dễ xảy ra sai sót trong quá trình bán hàng, giao nhầm thuốc.

Cách khắc phục:

  • Gắn nhãn rõ ràng theo từng nhóm thuốc, phân loại theo công dụng và dạng bào chế (viên, siro, bột, thuốc nhỏ…).
  • Lập sơ đồ sắp xếp kệ thuốc và phổ biến cho toàn bộ nhân viên.
  • Áp dụng phần mềm quản lý để theo dõi vị trí và tồn kho, giúp dễ tra cứu khi cần thiết.

>>> Xem ngay mẫu sơ đồ nhà thuốc gpp

Mẹo sắp xếp thuốc hiệu quả

Việc sắp xếp thuốc khoa học không chỉ giúp nhà thuốc vận hành thuận lợi mà còn tạo ấn tượng chuyên nghiệp với khách hàng. Dưới đây là những mẹo sắp xếp thuốc thực tế giúp tối ưu hóa không gian và công việc hàng ngày:

1. Sử dụng kệ phân cấp để tiết kiệm không gian

Trong nhà thuốc, diện tích trưng bày luôn có giới hạn. Việc sử dụng kệ phân cấp nhiều tầng giúp tận dụng tối đa không gian theo chiều cao, đồng thời dễ dàng phân loại thuốc theo nhóm điều trị hoặc dạng bào chế.

Ngoài ra, kệ phân cấp còn giúp trưng bày sản phẩm rõ ràng, tránh việc xếp chồng lộn xộn và gây mất thẩm mỹ.

Sử dụng kệ để tiết kiệm không gian nhà thuốc
Sử dụng kệ để tiết kiệm không gian nhà thuốc

2. Đặt thuốc bán chạy ở tầm tay dễ lấy

Những sản phẩm có doanh số cao hoặc thường xuyên được tư vấn nên đặt ở vị trí ngang tầm tay và gần khu vực quầy bán hàng. Điều này giúp nhân viên dễ dàng lấy thuốc nhanh chóng, tăng tốc độ phục vụ và hạn chế nhầm lẫn khi vội vàng.

3. Dùng hộp đựng nhỏ cho thuốc lẻ hoặc dễ vỡ

Các loại thuốc lẻ, dạng ống hoặc chai thủy tinh nhỏ rất dễ rơi vỡ hoặc thất lạc nếu không được bảo quản đúng cách. Việc sử dụng hộp đựng nhỏ, có ngăn chia rõ ràng không chỉ giúp giữ sản phẩm an toàn mà còn giúp việc kiểm kê và lấy hàng trở nên gọn gàng, tiện lợi hơn.

4. Ứng dụng phần mềm quản lý để theo dõi vị trí thuốc

Trong quá trình vận hành nhà thuốc, việc ghi nhớ thủ công vị trí của hàng trăm, thậm chí hàng nghìn sản phẩm là điều không dễ dàng. Do đó, ứng dụng phần mềm quản lý nhà thuốc sẽ giúp lưu trữ thông tin vị trí từng sản phẩm theo mã hàng. Khi cần tra cứu, chỉ mất vài giây để biết thuốc nằm ở kệ nào, tầng mấy, giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế tối đa sai sót.

>>> Xem thêm các phần mềm quản lý nhà thuốc GPP

Một số câu hỏi thường gặp

Thuốc hết hạn xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư 11/20218/TT-BYT, thuốc hết hạn không được phép sử dụng và cần được xử lý đúng quy trình. Nhà thuốc nên phân loại riêng thuốc hết hạn, lập biên bản, và bàn giao cho đơn vị được cấp phép tiêu hủy. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho cộng đồng và tránh vi phạm pháp luật.

Làm sao sắp xếp thuốc trong không gian nhỏ?

Nếu nhà thuốc có diện tích hạn chế, hãy ưu tiên các sản phẩm bán chạy để trưng bày. Sử dụng kệ tầng, ngăn kéo, và hộp đựng để phân loại rõ ràng. Đồng thời, hãy bố trí kệ theo dạng chữ U hoặc chữ L để tận dụng tối đa diện tích và thuận tiện di chuyển.

Có cần sắp xếp lại thuốc mỗi ngày không?

Không nhất thiết phải sắp xếp lại toàn bộ mỗi ngày, nhưng cuối ngày nên kiểm tra nhanh để đảm bảo sản phẩm về đúng vị trí. Việc này giúp giữ cho kệ thuốc luôn gọn gàng, dễ tìm. Ngoài ra, nên lên lịch tổng kiểm tra và sắp xếp lại mỗi tuần để duy trì sự ngăn nắp và chuyên nghiệp.

Như vậy bài viết trên đã cho bạn biết nguyên tắc cũng như cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc GPP theo quy định của Bộ Y tế. Việc này không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tối ưu hoạt động vận hành của nhà thuốc. 

Nếu quý nhà thuốc đang tìm kiếm nguồn hàng thực phẩm chức năng (TPCN) chất lượng cao, đa dạng và giá tốt thì hãy liên hệ Mediphar USA. Với hơn 20 năm kinh nghiệm phân phối TPCN đến các nhà thuốc trên cả nước và hệ thống nhà máy đạt chuẩn GMP, Mediphar USA cam kết mang đến những sản phẩm an toàn, hiệu quả và hỗ trợ đối tác phát triển bền vững.

Mediphar USA phân phối hơn 150 sản phẩm thực phẩm chức năng trên toàn quốc
Mediphar USA phân phối hơn 150 sản phẩm thực phẩm chức năng trên toàn quốc

Đăng ký nhận báo giá sỉ

Tìm hiểu thêm các thông tin liên quan:

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan