Viên nén là dạng bào chế phổ biến trong sản xuất thực phẩm chức năng và dược phẩm, mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ dược chất, tiện lợi khi sử dụng và bảo quản, cùng với khả năng kiểm soát liều lượng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các ưu, nhược điểm cũng như các kỹ thuật bào chế viên nén hiện nay.
1. Viên nén là gì?
Viên nén là một dạng bào chế rắn, được tạo thành từ hỗn hợp các dược chất và tá dược, sau đó nén thành từng viên với kích thước và liều lượng đạt chuẩn theo quy định. Viên nén thường được sử dụng trong ngành dược phẩm nhằm đảm bảo tính ổn định và tiện lợi khi phân phối và sử dụng.
2. Thành phần viên nén
Tùy vào mục đích sử dụng và công dụng của viên nén mà thành phần sẽ khác nhau. Dưới đây là một số thành phần cụ thể để hình thành viên nén:
- Dược chất: Đây là thành phần không thể thiếu trong các loại thực phẩm chức năng để tạo nên công dụng cho người tiêu dùng. Một số ít dược chất có tinh thể đều đặn, không cần thêm tá dược, nhưng với số lượng rất nhỏ.
- Tá dược: Thành phần này không có tác dụng điều trị bệnh mà đây chỉ là thành phần thường được kết hợp tạo nên thuốc, thực phẩm chức năng hoặc vắc-xin. Bao gồm các chất sau:
- Chất liên kết: Thành phần này có công dụng giữ các hoạt chất và các thành khác lại với nhau bao gồm: cellulose, gelatin hoặc các polymer khác.
- Chất phụ gia: Đây là thành phần được thêm vào có tác dụng cải thiện tính chất của viên nén như chất tạo hương vị, chất tạo màu, chất làm dẻo,…
- Chất phủ: Một số viên nén có thể được phủ bên ngoài để bảo vệ hoạt chất khỏi sự phân hủy và dễ sử dụng hơn bao gồm polymer, polysorbate hoặc shellac,…
- Chất chống thấm nước: Đôi khi, viên nén cần chứa các chất chống thấm nước để bảo vệ hoạt chất khỏi sự hủy hoại do độ ẩm.
3. Phân loại viên nén như thế nào?
Viên nén có thể được phân loại dựa trên mục đích sử dụng:
Phân loại viên nén dạng uống
- Viên nén quy ước
- Viên nhai
- Viên sủi bọt
- Viên giải phóng có kiểm soát
- Viên bao phim
Phân loại viên nén dạng dùng
- Viên nén dùng ngậm
- Viên nén đặt phụ khoa
- Viên nén cấy vào cơ thể
- Viên nén đặt dưới lưỡi
4. Ưu, nhược điểm của viên nén
4.1. Ưu điểm
Viên nén sẽ được phân chia thành liều chính xác cho từng viên, tiện lợi, tương đối an toàn, dễ bảo quản và có thể mang theo khi sử dụng. Đây là dạng viên khá phổ biến trên thị trường Dược phẩm hiện nay.
Thông thường, dạng viên nén có kích thước nhỏ, sử dụng theo đường uống là chủ yếu, dễ sử dụng hơn thuốc bột, cốm, và dung dịch. Tránh được các tình trạng nhiễm khuẩn, an toàn cho người tiêu dùng.
Ngày nay, dạng viên nén thường được sản xuất theo mô hình tự động hóa nên sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và nguồn nhân lực.
4.2. Nhược điểm
- Các thành phần dược chất để sản xuất viên nén còn hạn chế.
- Có thể gây một số tác dụng phụ như viêm loét đường tiêu hóa, kích ứng đối với cơ thể.
- Khả năng tiêu hóa chậm, không ổn định như các dạng bào chế khác, khả năng sinh dụng kém.
5. Một số kỹ thuật bào chế viên nén phổ biến nhất
Dưới đây là một số kỹ thuật bào chế viên nén phổ biến và thông dụng nhất hiện nay:
5.1. Dập thẳng
Viên nén sản xuất bằng phương pháp dập thẳng với thành phần dược chất chiếm tỉ lệ nhỏ kết hợp cùng các tá dược chuyên dụng để chịu nén tốt cho khối bột, tá dược chuyên dụng để tăng độ nhầy. Các khối bột được đưa vào cối và nén trực tiếp nên thao tác được diễn ra nhanh chóng mà vẫn giữ nguyên được độ ổn định của dược chất.
Tuy nhiên, không phải dược chất nào cũng có thể được dập thẳng. Một số viên nén chịu nhiệt kém, khó đồng đều sẽ không được đưa vào phương pháp bào chế này.
5.2. Tạo hạt khô
Thành phần chính của phương pháp này là sử dụng dạng bột khô không cần quá trình sấy. Đây là dạng bào chế thích hợp với dược chất kém bền với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp giúp cải thiện độ trơn chảy và chịu nén của khối bột.
5.3. Tạo hạt ướt
Tương tự như phương pháp bào chế tạo hạt khô, tạo hạt ướt chỉ khác về tá dược. Phương pháp tạo hạt ướt viên nén cần lầm ẩm khối bột, rây hạt, sấy và sửa hạt nên các dược chất sẽ kém bền. Các hạt sấy phải đạt đến một hàm lượng ẩm nhất định theo yêu cầu mới mới có thể có thể dập viên.
Ưu điểm của phương pháp bào chế này là cải thiện độ trơn chảy, đồng đều các thành phần trong khối bột, chịu nén của khối bột, thích hợp với các dược chất chịu nhiệt kém.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về viên nén, ưu nhược điểm của dạng viên này. Công ty TNHH Mediphar USA là nhà máy gia công thực phẩm chức năng dạng viên nén hàng đầu cả nước. Nếu bạn đang có thắc mắc nào cần giải đáp thì liên hệ ngay qua số hotline 0903 893 866 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.