Để đạt tiêu chuẩn GPP, nhà thuốc cần phải đảm bảo các yếu tố về nhân sự, cơ sở vật chất, thời gian hoạt động và các mẫu sổ sách. Vậy, các mẫu sổ sách nhà thuốc GPP cần phải có bao gồm những gì? Với kinh nghiệm đồng hành cùng với các khách hàng là chủ nhà thuốc GPP trong 20 năm qua, các chuyên gia Mediphar USA sẽ giải đáp thắc mắc trên cho các bạn!
Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Thiều Thị Ngọc – Giám đốc chất lượng nhà máy Mediphar USA
Tiêu chuẩn GPP là gì?
GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices” có nghĩa là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”. Tiêu chuẩn GPP thể hiện được các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc để bảo đảm việc sử dụng thuốc được chất lượng, hiệu quả và an toàn. Tiêu chuẩn này là cao nhất trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc – từ khâu sản xuất (Thực hành tốt sản xuất thuốc – GMP); đến khâu kiểm tra chất lượng (Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc – GLP); sau đó là tồn trữ bảo quản (Thực hành tốt bảo quản thuốc – GSP); lưu thông phân phối (Thực hành tốt phân phối thuốc – GDP) và phân phối đến tay người bệnh (Thực hành tốt nhà thuốc – GPP).
Hiện nay, nhà thuốc/quầy thuốc được thành lập với mục đích là cung cấp thuốc theo đơn, thuốc không theo đơn, trang thiết bị y tế và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe khác. Khi những đơn vị này có mong muốn xây dựng một nhà thuốc đạt chứng nhận “Thực hành tốt nhà thuốc-GPP” thì phải đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2018/TT-BYT, cụ thể:
- Đảm bảo về yếu tố nhân sự;
- Đáp ứng về yêu cầu cơ sở vật chất, kỹ thuật;
- Chứng minh được thời gian hoạt động của nhà thuốc ổn định, phát triển lâu dài và hiệu quả.
Xem thêm: Các câu hỏi khi thẩm định nhà thuốc GPP
Danh sách các mẫu sổ sách nhà thuốc GPP cần có
Các mẫu sổ sách nhà thuốc GPP được quy định rõ tại tiểu mục 4 Mục II phụ lục I-1a, trong thông tư 02/2018/TT-BYT. Các mẫu sổ sách bao gồm:
- Sổ nhập thuốc
- Sổ bán thuốc theo đơn
- Sổ theo dõi bệnh nhân
- Sổ theo dõi chất lượng thuốc định kỳ
- Sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ
- Sổ theo dõi khiếu nại của khách hàng
- Sổ theo dõi tác dụng phụ của thuốc
- Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng
- Sổ theo dõi thuốc bị thu hồi, đình chỉ lưu hành
- Sổ theo dõi vệ sinh nhà thuốc
- Sổ theo dõi nhập – xuất – tồn thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực
- Sổ theo dõi nhập – xuất – tồn thuốc kiểm soát đặc biệt dạng phối hợp
Bắt đầu từ ngày 01/01/2019, theo yêu cầu từ Bộ y tế các Nhà thuốc GPP cần phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng. Mục đích chính của điều này là có thể đảm bảo việc kiểm tra xuất xứ, giá cả, nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Tất cả các mẫu sổ sách nhà thuốc GPP được Bộ y tế yêu cầu phải đảm bảo được lưu trữ ít nhất 1 năm kể từ khi hết hạn dùng của thuốc. Đặc biệt nếu đơn vị đó có bệnh nhân thường xuyên mua thuốc và các loại thuốc về một hoặc một số bệnh nhất định thì cần có hồ sơ lưu trữ.
Trên đây là danh sách các mẫu sổ sách nhà thuốc GPP cần trang bị, nếu bạn có những thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0903 893 866 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết được tham vấn bởi Cố vấn chuyên môn Dược sĩ Phạm Cao Hà
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.