Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược marketing dược hiệu quả

Marketing dược: Thị trường, xu hướng và cách xây dựng chiến lược hiệu quả

Ngành dược phẩm đang đối mặt với những thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Marketing dược không chỉ là công cụ thúc đẩy doanh số, mà còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và nâng cao nhận thức về sức khỏe cộng đồng.

Với kinh nghiệm 20 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, phân phối TPCN và bảo vệ sức khỏe, Mediphar USA sẽ chỉ ra tầm quan trọng của marketing dược và chia sẻ bí quyết để bạn lên kế hoạch marketing cho doanh nghiệp của mình.

Khái niệm và tầm quan trọng của Marketing dược

Theo Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi. Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác”.

Dựa trên cơ sở định nghĩa chung về marketing, marketing dược (Pharmaceutical Marketing) được định nghĩa cụ thể hơn. Đây là sự kết hợp của marketing và chuyên ngành dược, bao gồm các hoạt động xây dựng chiến lược và chính sách tiếp thị nhằm thúc đẩy việc cung cấp và phân phối sản phẩm dược đến người tiêu dùng. Marketing dược nhằm mục đích quảng bá thuốc và các sản phẩm về dược có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, marketing dược không chỉ tập trung vào việc tăng trưởng doanh số mà còn phải đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu điều trị của bệnh nhân, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Định nghĩa về marketing dược
Định nghĩa về marketing dược

Đặc điểm của marketing dược

Dược phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, do đó marketing dược phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt hơn so với các ngành khác. Marketing dược yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí “5 đúng”: Đúng đối tượng (người dùng), đúng cách dùng & đường dùng, đúng liều lượng & số lượng, đúng thời gian, đúng thuốc (Right patient, right rounte, right dose, right time, right medication). Cụ thể như sau:

Đặc điểm của marketing dược
Đặc điểm của marketing dược

Những đặc điểm này tạo nên sự khác biệt và đồng thời cũng là thách thức đối với các chiến lược marketing dược, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định y tế.

Marketing dược khác với marketing ngành khác như thế nào?

Không giống các ngành nghề khác, marketing dược phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý và đạo đức trong việc truyền thông và quảng bá sản phẩm. Điều này đòi hỏi các chiến lược tiếp thị phải dựa trên cơ sở khoa học và thông tin chính xác, tập trung vào việc truyền tải giá trị thực sự của sản phẩm.

Dưới đây là những điểm khác nhau giữa marketing dược khác với marketing ngành khác (cụ thể ngành hàng tiêu dùng):

Tiêu chí

Marketing dược

Marketing hàng tiêu dùng

Mục tiêu

  • Sức khỏe cộng đồng và lợi ích kinh tế.
  • Tối đa hóa lợi nhuận và mở rộng thị phần.

Quy định pháp lý

  • Quảng cáo bị giới hạn bởi các quy định pháp luật nghiêm ngặt và chuẩn mực đạo đức.
  • Ít bị pháp luật hạn chế hơn, tự do sáng tạo nội dung quảng cáo.

Khách hàng

  • Người tiêu dùng cuối cùng.
  • Bác sĩ, dược sĩ, các chuyên gia y tế…
  • Người tiêu dùng đại chúng.

Sự trung thành

  • Khách hàng trung thành cao, ít thay đổi thương hiệu do tin tưởng vào hiệu quả điều trị.
  • Dễ thay đổi nếu có sản phẩm hấp dẫn hơn.

Quy trình kiểm duyệt

  • Phức tạp, đòi hỏi kiểm soát nghiêm ngặt trước khi tung ra thị trường.
  • Đơn giản hơn, nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường.

Chiến lược quảng bá

  • Thông tin quảng cáo phải chính xác, khoa học và phù hợp với đạo đức nghề nghiệp. Tránh gây hiểu lầm hoặc thổi phồng công dụng sản phẩm.
  • Có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo sáng tạo, đánh vào cảm xúc, nhu cầu và mong muốn chung của khách hàng.

Nghiên cứu thị trường ngành dược

Ngành dược Việt Nam có tiềm năng lớn, được đánh giá là thị trường “dược phẩm mới nổi” nhờ dân số đông, tốc độ già hóa nhanh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Theo dự báo của Tổng Cục dân số, đến năm 2038, Việt Nam dự kiến có hơn 20% dân số trên 60 tuổi, tạo nhu cầu lớn về dược phẩm.

Ngoài ra, thị trường nội địa còn có nhiều cơ hội phát triển lớn kết hợp với sự hỗ trợ từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như EVFTA mang lại cơ hội để ngành dược mở rộng xuất khẩu, tiếp cận công nghệ tiên tiến và thu hút nguồn vốn đầu tư.

Đồng thời, các chính sách quốc gia như Quyết định 1165/QĐ-TTg đến năm 2045 đang góp phần thúc đẩy việc nâng cao tính tự chủ trong sản xuất, phát triển thuốc biệt dược và chuyển đổi số toàn diện trong ngành. Chiến lược này cũng nhắm đến việc xây dựng Việt Nam thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực.

Dù có nhiều thách thức từ các doanh nghiệp từ nước ngoài, nhưng ngành dược Việt Nam vẫn có triển vọng lớn nhờ vào định hướng chiến lược rõ ràng, tiềm năng thị trường mạnh mẽ và sự chủ động cải tiến của các doanh nghiệp. Nếu tận dụng tốt các cơ hội và chuyển đổi số, ngành dược có thể trở thành trụ cột kinh tế quan trọng trong tương lai.

Thị trường ngành dược có nhiều cơ hội phát triển
Thị trường ngành dược có nhiều cơ hội phát triển

Xem thêm: Nghiên cứu thị trường dược phẩm: Chìa khóa thành công cho công ty dược

Xây dựng chiến lược Marketing Mix trong dược phẩm

Chiến lược Marketing Mix trong ngành dược phải kết hợp linh hoạt giữa 5 đúng và các yếu tố quy định chung, đảm bảo sản phẩm được cung cấp đúng loại, đúng giá, đúng nơi và đúng thời điểm, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.

1. Sản phẩm (Product):

  • Tập trung vào chất lượng và tính an toàn của thuốc, đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu điều trị.
  • Phát triển danh mục sản phẩm đa dạng bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng (nếu có năng lực đáp ứng).
  • Cung cấp thông tin minh bạch và dễ hiểu trên bao bì và tài liệu hướng dẫn sử dụng.

2. Giá cả (Price):

  • Chiến lược định giá: Đưa ra mức giá phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.
  • Giá trị cảm nhận: Xây dựng niềm tin vào giá trị của sản phẩm thông qua chất lượng và hiệu quả điều trị.
  • Chính sách giá linh hoạt: Giảm giá, chương trình khuyến mãi và ưu đãi cho các cơ sở y tế hoặc khách hàng thân thiết.

3. Phân phối (Place):

  • Mở rộng mạng lưới phân phối qua các kênh truyền thống (nhà thuốc, quầy thuốc, bệnh viện) và kênh trực tuyến (thương mại điện tử).
  • Tăng cường hợp tác với các bệnh viện, phòng khám để tiếp cận sâu hơn với các chuyên gia y tế.
  • Phát triển hệ thống logistics mạnh mẽ để đảm bảo thuốc được vận chuyển kịp thời và đúng nơi.

4. Quảng bá (Promotion):

  • Digital Marketing: Sử dụng SEO, quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
  • Hội thảo y khoa: Tổ chức các sự kiện dành cho bác sĩ và dược sĩ để giới thiệu sản phẩm mới.
  • Truyền thông giáo dục: Phát triển nội dung tập trung vào việc nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe và cách sử dụng thuốc an toàn.
  • Chương trình hỗ trợ khách hàng: Tư vấn trực tiếp hoặc qua các ứng dụng, chatbot để hướng dẫn sử dụng sản phẩm đúng cách.
Chiến lược marketing mix ngành dược
Chiến lược marketing mix ngành dược

5 xu hướng marketing dược phẩm hiện nay

Ngành dược phẩm đang trải qua những thay đổi đáng kể trong chiến lược marketing để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và sự tiến bộ của công nghệ. Dưới đây là 5 xu hướng marketing dược phẩm nổi bật hiện nay:

  • Marketing dựa trên cảm xúc (Emotional Marketing): Thay vì chỉ tập trung vào các thông tin lý tính như an toàn và hiệu quả, các chiến dịch marketing hiện nay hướng đến việc kết nối cảm xúc với khách hàng, tạo ra sự gắn kết sâu sắc hơn và thúc đẩy hành vi mua hàng.
  • Chiến lược marketing đa kênh (Omnichannel Marketing): Việc kết hợp nhiều kênh tiếp thị khác nhau như trực tuyến, trực tiếp, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông truyền thống giúp tiếp cận khách hàng ở nhiều điểm chạm, tăng cường hiệu quả truyền thông và tương tác với khách hàng.
  • Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ tiên tiến: Các doanh nghiệp dược phẩm đang tích cực áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nghiên cứu và tiếp thị sản phẩm. Việc sử dụng AI giúp phân tích hành vi khách hàng, dự đoán nhu cầu thị trường và cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, từ đó nâng cao hiệu quả của các chiến dịch marketing.
  • Tăng cường hợp tác với người có ảnh hưởng (Influencer Marketing): Hợp tác với các chuyên gia y tế và người có ảnh hưởng trong lĩnh vực sức khỏe giúp doanh nghiệp dược phẩm xây dựng uy tín và tiếp cận đối tượng khách hàng rộng lớn hơn.
  • Đẩy mạnh Marketing Online: Xây dựng nội dung hữu ích, đúng chuyên môn như các bài viết, video hướng dẫn, hoặc hội thảo trực tuyến giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và tạo niềm tin với khách hàng. Đồng thời tăng cường hiện diện trên mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,…
5 xu hướng marketing dược phẩm hiện nay
5 xu hướng marketing dược phẩm hiện nay

Thông tin, hình ảnh nào không được sử dụng trong quảng cáo thuốc?

1. Thông tin, hình ảnh nào không được sử dụng trong quảng cáo thuốc

Căn cứ Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, các thông tin, hình ảnh doanh nghiệp không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc trong năm 2024 bao gồm:

  • Các thông tin, hình ảnh quy định tại Luật Quảng cáo 2012.
  • Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc.
  • Các nội dung tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại.
  • Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê duyệt.
  • Ghi tác dụng của từng thành phần có trong thuốc để quảng cáo quá công dụng của thuốc hoặc gây nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc.
  • Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.
  • Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo: Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong; Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục; Chỉ định điều trị chứng mất ngủ; Chỉ định mang tính kích dục; Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u; Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy; Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác. Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh nguy hiểm mới nổi.
  • Các kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
  • Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng.
  • Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận.
  • Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc.
  • Lợi dụng xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc.
  • Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế.
  • Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  • Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.
  • Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.
Những thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong quảng cáo thuốc
Những thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong quảng cáo thuốc

2. Nội dung quảng cáo thuốc phải có các thông tin bắt buộc nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 125 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp khi thực hiện quảng cáo thuốc phải có những nội dung sau đây:

  • Tên thuốc, thành phần đã được phê duyệt, chỉ định, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ và phản ứng có hại.
  • Chống chỉ định, những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính).
  • Thận trọng và những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc.
  • Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc.
  • Lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
  • Cuối trang đầu nội dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: …/XNQC…, ngày … tháng … năm…
  • Đối với những nội dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào.
  • Nội dung quảng cáo thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.
Quy định trong nội dung quảng cáo thuốc
Quy định trong nội dung quảng cáo thuốc

>>> Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về marketing dược. Đây không chỉ thúc đẩy doanh số mà còn là công cụ nâng cao sức khỏe cộng đồng. Với chiến lược đúng đắn và ứng dụng công nghệ, ngành dược phẩm Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ, trở thành trụ cột kinh tế quan trọng trong tương lai.

Nếu bạn đang muốn kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, nhưng chưa tìm được đối tác uy tín, Mediphar USA sẽ là sự lựa chọn đáng tin cậy cho bạn. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, Mediphar USA cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đồng thời hỗ trợ bạn xây dựng chiến lược marketing hiệu quả để phát triển bền vững trên thị trường.

Hơn 150 sản phẩm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm giá tốt từ nhà máy Mediphar USA
Hơn 150 sản phẩm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm giá tốt từ nhà máy Mediphar USA

Thông tin liên hệ Mediphar USA:

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan