Mantodextrine là chất gì? Có an toàn cho sức khỏe không?

mantodextrine la chat gi

Mantodextrine là chất gì? Có an toàn cho sức khỏe không?

mantodextrine la chat gi
Mantodextrine là chất gì?

Mantodextrine là thành phần có trong nhiều loại thực phẩm đóng gói hiện nay. Nhưng Maltodextrine là chất gì? Đọc bài viết để tìm hiểu những lợi ích và nguy hiểm của Maltodextrin và các thực phẩm có chứa thành phần này nhé.

Mantodextrine là chất gì? Được tạo ra như thế nào?

maldextrin la ta duoc gi
Maltodextrin là tá dược gì?

Mantodextrine hay Maltodextrin là loại phụ gia thực phẩm dễ dàng tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói.

Chất phụ gia này có dạng tinh bột trắng, gần như không có hương vị, thường được làm từ tinh bột gạo, ngô, khoai tây hoặc lúa mì. 

Về cơ bản, Mantodextrine là một nhóm các thực thể carbohydrate (đường) do quá trình thủy phân ít nhiều một phần của tinh bột. Nó rất dễ tiêu hóa và được hấp thu nhanh như glucose.

Mantodextrine thường được sử dụng như một chất phụ gia để giữ hương vị của thực phẩm đã qua chế biến. Đồng thời nó dùng để làm đặc thức ăn và tăng thời gian bảo quản của sản phẩm. 

Chất này được tạo ra bằng cách lấy tinh bột từ thực phẩm đã qua chế biến sau đó phá vỡ chúng thông qua quá trình thủy phân.

Quá trình này liên quan đến việc sử dụng các phản ứng hóa học với nước, các enzym và axit bổ sung cho đến khi phân hủy thành loại bột có vị trung tính.

Maltodextrin không có dinh dưỡng. Nó chỉ chứa 4 calo mỗi gam và không chứa bất kỳ vitamin hoặc khoáng chất nào.

Xem thêm => Magnesium là gì và tường tận vai trò của nó

Mantodextrine có ở đâu? Tại sao có nhiều trong thực phẩm?

mantodextrine co o dau
Mantodextrine là thành phần khá phổ biến trong nhiều loại thực phẩm, dược phẩm

Hầu hết chúng ta đều có thể đã tiêu thụ Maltodextrin không hề hay biết. Maltodextrin là thành phần quen thuộc trong nhiều loại sản phẩm như:

  • Thực phẩm chế biến sẵn:

Sử dụng làm chất tạo ngọt nhân tạo, cải thiện kết cấu và hương vị trong các loại thực phẩm đóng gói :

– Bánh nướng, sữa chua, bia, chất bổ sung cho việc tập luyện cân nặng…

– Ngũ cốc, gia vị , nước sốt, hỗn hợp gia vị, nước sốt salad, khoai tây chiên…

  • Dược phẩm: Mantodextrine cũng được sử dụng trong một số loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung để hỗ trợ bào chế.
  • Mantodextrine có trong thành phần của một số loại kem dưỡng da và sản phẩm chăm sóc tóc, thức ăn chăn nuôi.
  • Trên thực tế, Maltodextrins cũng được tạo ra trong ruột khi chúng ta tiêu hóa thức ăn giàu tinh bột.

Maltodextrin có tác dụng gì trong chế biến thực phẩm?

maltodextrin trong thuc pham
Maltodextrin là loại phụ gia thực phẩm đa chức năng

Mantodextrine được dùng nhiều trong công nghiệp thực phẩm vì nó là loại phụ gia rẻ tiền, có nhiều công dụng như:

  • Chất làm ngọt giúp điều chỉnh hương vị sản phẩm.
  • Chất làm đặc, điều chỉnh kết cấu hoặc tăng độ kết dính giữa các thành phần.
  • Chất độn giúp tăng khối lượng thực phẩm.
  • Sử dụng thay thế đường hoặc chất béo cho các thực phẩm ít calo.
  • Kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm và bảo quản sản phẩm.
  • Là một chất hỗ trợ việc bảo quản lạnh các loại thực phẩm đông lạnh.
  • Phụ gia thực phẩm dễ sản xuất và giá thành rẻ.
  • Để tăng thời hạn sử dụng của các loại thực phẩm và giúp bảo quản.
  • Sử dụng làm chất thay thế đường trong thực phẩm chế biến ít calo.
  • Là chất giữ ẩm và để tăng tính linh hoạt trong các loại bánh kẹo mềm.
  • Giúp thay đổi sự kết tinh của đường và cũng để ngăn chặn đường nở trong kẹo.

3+ lợi ích sức khỏe của Mantodextrine

Maltodextrin không chứa Gluten

Gluten là loại protein có nhiều trong các loại tinh bột, ngũ cốc. 

Gluten có thể gây phản ứng dị ứng với người bị bệnh celiac, mẫn cảm với gluten, hội chứng ruột kích thích.

Maltodextrin không chứa Gluten vì chất này đã biến mất trong quá trình sản xuất.

Cung cấp năng lượng nhanh cho vận động

tac dung cua mantodextrine
Maltodextrin có khả năng cung cấp năng lượng nhanh chóng

Maltodextrin được tiêu hóa nhanh nên được thêm vào đồ uống thể thao hoặc chất bổ sung như một nguồn năng lượng nhanh chóng cho các vận động viên và người tập gym.

Ngoài ra còn giúp bù nước và bổ sung lượng carbohydrate dự trữ. Hỗ trợ cơ thể hấp thụ protein và thúc đẩy quá trình phục hồi cơ bắp lẫn sức bền sau mỗi buổi tập.

Xem thêm => GPP là gì và tại sao cần chứng nhân GPP khi mở nhà thuốc

Các lợi ích sức khỏe khác

Một số nghiên cứu ở phạm vi nhỏ cho thấy Mantodextrine có lợi trong việc:

  • Có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư trực tràng.
  • Giúp kiểm soát bệnh hạ đường huyết mãn tính.
  • Bổ sung chất xơ đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài ra hợp chất này cũng đang được nghiên cứu để dùng trong điều trị các bệnh viêm túi lệ, viêm da dị ứng, tự kỷ…

Mantodextrine có hại không? Tác dụng phụ?

maltodextrine co hai khong
Maltodextrin có an toàn không?

Mantodextrine được FDA công nhận là GRAS, tức là an toàn để sử dụng trong thực phẩm. 

Tuy nhiên vẫn có nhiều lo ngại về sức khỏe khi tiêu thụ thực phẩm chứa phụ gia này.

Maltodextrin có chỉ số đường huyết khá cao (khoảng từ 95 đến 136). Nghĩa là nó làm tăng lượng đường trong máu nhanh, tương đương với đường glucose.

Thực phẩm hoặc phụ gia có giá trị đường huyết càng cao thì càng nhanh chóng đi qua hệ tiêu hóa, đi vào máu và làm tăng lượng đường trong máu.

Nếu đang cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu thì maltodextrin không phải là lựa chọn an toàn.

Nhìn chung, hàm lượng Maltodextrin trong thực phẩm thường rất nhỏ và ít nguy cơ gây bệnh. 

Tuy nhiên ăn quá nhiều thức ăn chứa maltodextrin vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nên cần chú ý.

Tác hại sức khỏe khi tiêu thụ quá nhiều Maltodextrin

phu gia thuc pham mantodextrine
phu gia thuc pham mantodextrine

Tiêu thụ quá nhiều hàm lượng Maltodextrin hoàn toàn không tốt đối với trao đổi chất. Bời vì nó đồng nghĩa là chế độ ăn của bạn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, muối và ít chất xơ.

Điều này sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe như:

Ảnh hưởng xấu đến hệ vi khuẩn đường ruột

  • Maltodextrin cản trở sự phát triển của các lợi khuẩn. Đồng thời gây rối loạn đường ruột bằng cách hỗ trợ các vi khuẩn xấu. 
  • Maltodextrin cũng hỗ trợ sự tồn tại của vi khuẩn salmonella dẫn đến nhiều loại bệnh nghiêm trọng. 
  • Làm tăng sự kết dính của vi khuẩn E Coli và sự kết dính của vi khuẩn với các tế bào ruột. 
  • Có thể gây ra các bệnh đường ruột và triệu chứng tiêu hóa khó chịu như đầy hơi, tiêu chảy…

Mất cân bằng dinh dưỡng cơ thể, dễ tăng cân

Maltodextrin thiếu giá trị dinh dưỡng. Nó chỉ cung cấp 4 calo/g (theo USAD) và được chế biến ở mức độ cao.

Tiêu thụ nhiều Maltodextrin không có lợi cho nhu cầu dinh dưỡng cơ thể. Đặc biệt, ăn nhiều thực phẩm chứa Mantodextrine cũng không tốt cho những ai muốn kiểm soát cân nặng.

Không tốt cho bệnh tiểu đường

Maltodextrin có chỉ số đường huyết cao khiến lượng đường trong máu tăng đột biến và rất nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin. 

Chỉ số đường huyết của đường ăn là 65 còn maltodextrin thì lên đến 106 đến 136. Nó cũng được hấp thụ vào máu khá nhanh.

Tiêu thụ nhiều thức ăn chứa Mantodextrine không tốt cho sức khỏe

Xem thêm => Bệnh tiểu đường 1.5 là gì có nguy hiểm không?

Những ai nên tránh tiêu thụ Mantodextrine?

maltodextrin phu gia thuc pham
Đọc kỹ bảng thành phần trước khi sử dụng

Phần đa chúng ta đều có thể ăn thực phẩm chứa Maltodextrin mà không quá lo sợ tới sức khỏe. 

Tuy nhiên một số trường hợp dưới đây cần tránh hoặc hạn chế: 

  • Người mắc bệnh tiểu đường hoặc cơ thể kháng insulin.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.
  • Người có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tự miễn dịch.
  • Người đang muốn giảm cân.
  • Người mẫn cảm, dễ phản ứng với các chất phụ gia.

Các thắc mắc thường gặp về Maltodextrin

Q: Maltodextrin có trong tự nhiên không?

A: Maltodextrin được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột,  tuy nhiên Maltodextrin bán sẵn trên thị trường thường đã qua chế biến.

Q: Maltodextrin có làm tăng lượng đường trong máu không?

A: Có. Maltodextrin là một carbohydrate và chỉ số đường huyết của nó cao hơn so với đường ăn nên chắc chắn có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Q: Maltodextrin có gây viêm không?

A: Một số nghiên cứu cho thấy maltodextrin có thể gây ra các rối loạn viêm nhiễm và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích.

Q: MSG và maltodextrin có giống nhau không?

A: Không. Bột ngọt (Monosodium glutamate) và maltodextrin không giống nhau. Nhưng cơ thể chúng ta có thể phá vỡ chúng theo cách tương tự. 

Vì vậy, nếu bạn nhạy cảm với bột ngọt thì khả năng cao cũng có thể nhạy cảm với maltodextrin.

Kết luận

Mantodextrine được coi là an toàn và nghiên cứu thêm để xác nhận các tác động tiêu cực của nó đến sức khỏe. Dù vậy, trong thực phẩm chế biến sẵn thường có thể làm tăng nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe mãn tính khác nên cần hạn chế.

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://medipharusa.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Youtube: https://www.youtube.com/@medipharusa3250

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan