Thực đơn cho người bị rối loạn tiêu hóa là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, tiêu chảy hay táo bón. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Trong bài viết này, Mediphar USA sẽ gợi ý những thực đơn khoa học, dễ thực hiện, phù hợp với người gặp vấn đề về tiêu hóa, giúp bạn xây dựng lối sống lành mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa
Để tạo thực đơn phù hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa, bạn cần hiểu rõ những loại thực phẩm nên bổ sung để hỗ trợ đường ruột và những thực phẩm cần hạn chế để tránh làm nặng thêm triệu chứng. Một thực đơn cân đối sẽ giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe.
Các loại thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn
Dưới đây là các nhóm thực phẩm nên ưu tiên trong chế độ ăn của người rối loạn tiêu hóa:
- Rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, hỗ trợ nhu động ruột. Ưu tiên rau lá xanh đậm (ví dụ như cải bó xôi, cải kale,), chuối, dứa, bơ, khoang lang, đu đủ,…
- Nguồn protein lành mạnh: Chọn thịt trắng (gà, cá), đậu phụ hoặc các loại đậu để bổ sung đạm mà không gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
- Sữa chua: Dùng như bữa phụ (khoảng 2-3 lần/tuần) để bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Ngũ cốc nguyên cám: Gạo lứt, yến mạch, hạt quinoa giúp cung cấp chất xơ và prebiotics, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
- Uống đủ nước: Người rối loạn tiêu hóa cần uống 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nếu bị tiêu chảy, bổ sung nước có điện giải (natri, kali) để bù khoáng chất.

Các loại thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh
Để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa, người rối loạn tiêu hóa nên kiêng hoặc giảm các thực phẩm sau:
- Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Thức ăn như khoai chiên, gà rán làm cản trở hoạt động của nhu động ruột, gây đầy hơi và khó tiêu.
- Trái cây chua: Cam, chanh, khế,… chứa nhiều axit, có thể kích ứng dạ dày, gây trào ngược hoặc loét.
- Thực phẩm không an toàn: Đồ ăn không rõ nguồn gốc hoặc chưa nấu chín (gỏi, thịt tái, sashimi) dễ gây nhiễm khuẩn, làm nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Rau sống: Nên hạn chế vì có thể chứa vi khuẩn, đặc biệt khi hệ tiêu hóa đang yếu.
- Sữa bò và chế phẩm từ sữa bò: Nhiều người không dung nạp lactose, dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy.
- Lưu ý: Người bị rối loạn tiêu hóa cần tránh các loại đồ uống chứa caffeine (cà phê, trà đậm) hoặc chất kích thích (rượu, bia).
▷ Xem chi tiết thông tin bị rối loạn tiêu hóa nên và không nên ăn gì
Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người rối loạn tiêu hóa
Dựa trên nguyên tắc xây dựng thực đơn khoa học và lành mạnh cho người bị rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là gợi ý của Mediphar USA thực đơn 7 ngày trong tuần dành cho người gặp vấn đề về đường ruột. Các bữa ăn được thiết kế thanh đạm, cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với hệ tiêu hóa nhạy cảm:

Thực đơn ngày thứ Hai và thứ Năm
- Bữa sáng (7h): Cháo thịt nạc (50g gạo, 30g thịt heo băm) và 1 hộp sữa chua không đường để bổ sung lợi khuẩn.
- Bữa trưa (11h): Cơm (2 chén nhỏ), thịt nạc viên hấp (50g), canh rau ngót nấu thịt bằm (10g rau, 50g thịt), tráng miệng 1 quả chuối chín.
- Bữa phụ (14h): 1 ly sữa đậu nành không đường (200ml).
- Bữa tối (18h): Cơm (2 chén nhỏ), đậu hũ luộc (2 miếng nhỏ), cá thu kho nhạt (100g), rau muống luộc (100g), tráng miệng 1 quả táo.
Thực đơn ngày thứ Ba, thứ Sáu và Chủ Nhật
- Bữa sáng (7h): Súp thịt bò với khoai tây và cà rốt (50g thịt, 50g rau củ), 1 hộp sữa chua (có thể chọn loại có trái cây nếu muốn đổi vị).
- Bữa trưa (11h): Cơm (2 chén nhỏ), cá nục kho mắm nhạt (100g), canh cải ngọt nấu tôm (50g cải, 10g tôm nõn), tráng miệng 1 quả táo hoặc 1/2 quả bơ.
- Bữa phụ (14h): 1 hộp sữa chua không đường.
- Bữa tối (18h): Cơm (2 chén nhỏ), trứng hấp thịt băm (2 quả trứng, 50g thịt), canh bí xanh hầm xương (100g bí, 20g xương), tráng miệng 1/2 quả xoài chín.
Thực đơn ngày thứ Tư và thứ Bảy
- Bữa sáng (7h): Bánh mì nguyên cám với chà bông thịt (50g bánh, 20g chà bông), 1 hộp sữa chua không đường.
- Bữa trưa (11h): Cơm (2 chén nhỏ), thịt gà hấp lá chanh (100g), bắp cải luộc nhừ (100g), tráng miệng 2 miếng đu đủ chín.
- Bữa phụ (14h): 1 quả chuối chín.
- Bữa tối (18h): Cơm (2 chén nhỏ), thịt heo luộc (100g), su su luộc (100g), tráng miệng 1 quả chuối.
Lời khuyên về chế độ sinh hoạt cho người rối loạn tiêu hóa
Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, người bị rối loạn tiêu hóa cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát. Dưới đây là những gợi ý cụ thể:
- Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh làm việc quá sức hoặc để cơ thể rơi vào trạng thái kiệt sức, vì căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm rối loạn tiêu hóa.
- Hạn chế vận động mạnh sau ăn: Không tập thể dục nặng hoặc nằm ngay sau bữa ăn để tránh gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến trào ngược hoặc khó tiêu.
- Tập luyện nhẹ nhàng: Duy trì các hoạt động như đi bộ, yoga hoặc các bài tập tại nhà khoảng 30 phút mỗi ngày để kích thích nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Đặt lịch ngủ cố định, đi ngủ trước 23h và đảm bảo ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm để cơ thể phục hồi và hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
- Giữ vệ sinh môi trường sống: Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh nấm mốc và vi khuẩn tích tụ, vì chúng có thể gây nhiễm khuẩn đường ruột.
- Rửa tay thường xuyên: Luôn rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập qua thực phẩm.
- Khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng tiêu hóa và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Hãy thử áp dụng thực đơn mẫu cho người rối loạn tiêu hóa trong 1 tuần và ghi lại tình trạng sức khỏe tiêu hóa của bạn. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa không cải thiện, hãy đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Để biết thêm, bạn có thể tham khảo hướng dẫn từ Hiệp hội Dinh dưỡng Việt Nam.
Mediphar USA hy vọng bạn áp dụng thành công để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống!
▷ Xem thêm thông tin: cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.