Trong lĩnh vực dược phẩm hiện đại, viên nang cứng đang trở thành một trong những dạng bào chế phổ biến và được ưa chuộng nhất. Với thiết kế tiện lợi, dễ sử dụng và khả năng bảo vệ dược chất tối ưu, viên nang cứng mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho cả người dùng và nhà sản xuất. Vậy viên nang cứng là gì? Ưu nhược điểm và được sản xuất như thế nào? Hãy cùng Mediphar USA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Viên nang cứng là gì?
Viên nang cứng là một dạng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung. Con người uống chúng để đưa các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất hoặc thuốc quan trọng vào cơ thể. Loại viên này rất tiện lợi vì giúp chúng ta dễ dàng uống đúng liều lượng, dễ mang theo khi đi xa và dễ nhớ để uống đúng giờ. Nó không giống với các dạng khác như thuốc dạng lỏng, bột hay dạng sệt mà viên nang cứng nhỏ gọn và dễ uống hơn nhiều.
>>> Xem thêm: Viên nang là gì? Phân loại, quy trình và các tiêu chuẩn chất lượng cần biết
Viên nang cứng có tác dụng gì?
- Bảo vệ sản phẩm tốt hơn: Viên nang cứng từ gelatin giúp bảo vệ thuốc bên trong khỏi tác động của không khí, ánh sáng và độ ẩm. Nhờ đó, thuốc hoặc thực phẩm bổ sung giữ được tác dụng lâu hơn.
- Dễ nuốt: Bề mặt của viên nang gelatin trơn mịn, giúp dễ nuốt, thậm chí không cần nước. Điều này rất hữu ích cho những người khó uống thuốc viên hoặc bột.
- Có thể chứa nhiều loại chất khác nhau: Viên nang cứng có thể chứa bột, hạt nhỏ, viên tròn nhỏ và thậm chí một số chất bán rắn. Vì vậy, chúng phù hợp với nhiều ngành, từ dược phẩm đến thực phẩm bổ sung.
- Có thể tùy chỉnh: Viên nang cứng từ gelatin có thể sản xuất với nhiều kích cỡ, hình dáng và màu sắc khác nhau, phù hợp với yêu cầu nhãn hàng. Nhà sản xuất có thể in logo, số lô sản xuất hoặc thông tin liều lượng trực tiếp lên vỏ viên.
- Che giấu mùi vị: Viên nang gelatin giúp che giấu mùi vị khó chịu của một số thành phần bên trong, làm cho người dùng cảm thấy dễ chịu hơn khi uống thuốc.
- Giải phóng hoạt chất có kiểm soát: Viên nang cứng có thể được thiết kế để giải phóng thuốc từ từ, giúp thuốc phát huy tác dụng trong thời gian dài hơn, mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.
Viên nang cứng được làm từ gì?
Vỏ viên nang cứng thường được làm từ gelatin. Gelatin là một loại protein thu được từ collagen, có nguồn gốc từ da, xương và mô liên kết của động vật. Các loại gelatin chính được sử dụng trong viên nang thường được lấy từ nguyên liệu bò hoặc heo.
Tùy thuộc vào thành phần bên trong, công thức và nhóm thị trường mục tiêu, các nhà sản xuất có thể linh hoạt chọn nguyên liệu thô, với một số lựa chọn kết hợp giữa gelatin bò và heo. Gelatin từ xương bò giúp viên nang cứng cáp hơn, trong khi gelatin từ heo tạo độ dẻo và trong, làm cho viên nang trông bắt mắt và hấp dẫn hơn.
Về hình dáng, viên nang cứng có hai phần vỏ hình trụ có hai phần vỏ hình trụ – mỗi phần đều kín ở một đầu. Phần trên gọi là nắp, có đường kính lớn hơn một chút so với phần dưới, gọi là thân. Hai phần này vừa khít với nhau để tạo thành một đơn vị kín hoàn toàn. Viên nang cứng được sản xuất trước khi cho các thành phần hoạt tính vào trong viên nang.
Trong bước tiếp theo, các nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu thương hiệu sẽ thêm các thành phần hoạt tính hoặc thuốc vào các viên nang gelatin trống theo công thức với liều lượng phù hợp riêng cho từng sản phẩm cụ thể.
Hiện nay viên nang cứng dần trở thành dạng bào chế quen thuộc và ưa chuộng trong các dạng sản phẩm TPCN và thuốc nhờ vào tính tiện lợi, dễ sử dụng. Đặc biệt là từ sau thời điểm trải qua dịch Covid 19 và xu hướng dân số già hóa, nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tăng cao, mọi người ưu tiên sản phẩm tiện lợi.
Viên nang cứng mất bao lâu để tan trong cơ thể?
Viên nang gelatin cứng tiêu chuẩn sẽ tan trong dạ dày ở điều kiện bình thường (trong vòng hai mươi đến ba mươi phút sau khi nuốt). Tuy nhiên trên thực tế còn tùy thuộc vào các loại gelatin khác nhau hoặc các bước xử lý bổ sung mà quá trình hòa tan trong dạ dày sẽ có sự thay đổi. Một số loại gelatin tan nhanh hơn khi tiếp xúc với các chất lỏng có tính axit và nhiệt độ cao (điều kiện trong dạ dày).
Ngoài ra tùy thuộc vào mục đích hỗ trợ/ điều trị, nhà sản xuất sẽ có công thức và tính toán thời gian tan của viên nang cứng. Chẳng hạng 1 số loại thuốc giảm đau cần tác dụng nhanh thì thường cần vỏ nan tan nhanh hơn. Đối với các loại thuốc nhắm đến ruột tác dụng từ từ thì tan chậm.
Đối với một số loại thuốc như thuốc giảm đau, cần có lớp vỏ tan nhanh hơn. Đối với các loại thuốc nhắm đến ruột, cần lớp vỏ tan chậm hơn vì nếu thuốc đến dạ dày – môi trường acid mạnh, có thể phá hủy một số thành phần hoạt chất của thuốc. Lớp vỏ gelatin tan chậm sẽ giúp bảo vệ thuốc cho đến khi nó tới được ruột – nơi môi trường kiềm nhẹ hơn và phù hợp để thuốc phát huy tác dụng.
Tại sao viên nang cứng được ưa chuộng hơn so với các dạng khác?
Viên nang gelatin cứng mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất. Những ưu điểm này chủ yếu nhờ vào thành phần chính của nó là gelatin. Gelatin là một bột khô không màu, đã được sử dụng trong nhiều ứng dụng thực phẩm và dược phẩm trong nhiều thế kỷ.
Đối với người sử dụng, gelatin tan ở nhiệt độ cơ thể người, nên rất thích hợp làm vỏ viên nang. Lớp gelatin này giúp bảo vệ thuốc bên trong khỏi oxy, ánh sáng, độ ẩm và bụi bẩn, đồng thời dễ nuốt. Ngoài ra, kích thước và màu sắc của viên nang cũng giúp mọi người dễ nhận biết thuốc hoặc vitamin bên trong.
Đối với nhà sản xuất, gelatin giúp quá trình sản xuất viên nang diễn ra nhanh chóng nhờ vào thời gian cố định ngắn, khả năng tan lý tưởng. Đồng thời lớp vỏ gelatin giúp bảo vệ tối ưu các thành phần bên trong. Các nhà sản xuất sau đó có thể cung cấp các viên nang gelatin trống cho các chủ sở hữu thương hiệu để họ thêm thuốc hoặc các thành phần khác vào bên trong.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và đảm bảo chất lượng sản phẩm, hiện nay các nhà cung cấp gelatin cũng cần cung cấp một số chứng chỉ chất lượng điển hình là Halal (Chứng nhận thực phẩm, sản phẩm đáp ứng yêu cầu của luật Hồi giáo) và Kosher (Tiêu chí thực phẩm theo tiêu chuẩn người Do Thái) cho các loại gelatin.
Ưu và nhược điểm của viên nang cứng
Ưu điểm
- Thông thường, viên nang gelatin cứng chứa khoảng 13 đến 16% độ ẩm, giúp duy trì độ dẻo và tránh tình trạng giòn, vỡ.
- Ít thành phần phụ: Viên nang gelatin cứng không cần nhiều chất phụ gia để tạo ra công thức lý tưởng. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ kích ứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn.
- Viên nang gelatin cứng giúp cải thiện độ ổn định cho các loại thuốc nhạy cảm với môi trường, bảo vệ các thành phần bên trong khỏi tác động của độ ẩm và ánh sáng.
- Quá trình sản xuất dược phẩm trở nên tối ưu và chất lượng hơn, từ đó đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn, từ đó đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn.
- Màu sắc và hình dạng độc đáo của viên nang giúp dễ nhận diện sản phẩm.
- Viên nang giúp làm giảm mùi và vị khó chịu của các thành phần bên trong vỏ gelatin, nhờ đó giúp người dùng dễ uống hơn.
Nhược điểm
- Các loại thuốc có liều lượng quá lớn không thể đóng trong viên nang gelatin cứng vì sẽ làm tăng kích thước viên nang gây khó nuốt.
- Các loại thuốc có xu hướng làm tan vỏ viên nang không thích hợp để đóng gói trong viên nang gelatin cứng.
- Sự giải phóng nhanh của thuốc có thể gây kích ứng dạ dày do nồng độ cao của thuốc tập trung ở một vùng.
- Các chất hút ẩm và chất tan chảy không thể đóng gói trong viên nang gelatin cứng vì chúng làm viên nang bị hư hỏng.
- Các muối hòa tan cao (như iodua, bromua, clorua) không nên đóng trong viên nang gelatin cứng do tính chất dễ hòa tan của chúng.
Viên nang cứng gelatin được sản xuất như thế nào?
Để tạo ra viên nang cứng từ gelatin chất lượng cao, các nhà sản xuất phải thực hiện một cách thật cẩn thận nhằm đảm bảo viên nang đạt tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất. Dưới đây là các bước chi tiết trong quá trình sản xuất ra viên nang cứng từ gelatin.
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch gelatin
Gelatin được hòa tan trong nước đun nóng ở khoảng 60 – 70 độ C để tạo thành dung dịch gelatin đậm đặc. Dung dịch này chứa khoảng 30 – 40% gelatin. Để tránh tạo bọt khí (gây rắc rối khi đóng thuốc), người ta sẽ hút chân không trong quá trình chuẩn bị. Màu sắc và chất tạo màu cũng được thêm vào để có màu sắc viên nang như mong muốn. Độ đặc của dung dịch rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các bước tiếp theo trong quá trình sản xuất.
Bước 2: Nhúng khuôn vào dung dịch gelatin
Khi dung dịch gelatin đạt độ đặc phù hợp, khuôn viên nang sẽ được nhúng vào dung dịch này. Điều này giúp tạo lớp vỏ cho viên nang. Khuôn phải được nhúng hoàn toàn để lớp gelatin bám đều lên toàn bộ bề mặt.
Bước 3: Làm khô
Khuôn vừa nhúng được đưa qua lò sấy để lớp vỏ gelatin cứng lại và khô. Ở bước này, nhiệt độ và độ ẩm cần được kiểm soát cẩn thận để lớp vỏ không còn độ ẩm dư thừa.
Bước 4: Tách và cắt vỏ nang
Khuôn được chuyển sang máy để tách vỏ viên nang thành hai phần bằng nhau. Sau khi tách, máy sẽ tự động ghép hai nửa lại với nhau để tạo thành viên nang hoàn chỉnh.
Bước 5: In thông tin lên viên nang
Trong bước này, thông tin quan trọng như liều lượng, nhãn hiệu hoặc mã viên nang được in lên bề mặt viên để giúp nhận diện.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng
Sau khi in, viên nang sẽ trải qua nhiều kiểm tra chất lượng để đảm bảo đạt tiêu chuẩn và có thể bảo quản tốt.
Bước 7: Đóng gói
Cuối cùng, viên nang được đóng gói cẩn thận để dễ bảo quản và sử dụng.
>>> Xem chi tiết về: Quy trình sản xuất viên nang cứng chất lượng, đạt chuẩn GMP
Kết luận
Trên đây Mediphar USA đã chia sẻ cho các bạn về viên nang cứng là gì và các thông tin về viên nang cứng. Nếu bạn đang có thắc mắc hoặc muốn tư vấn gia công thực phẩm chức năng dạng viên nang cứng, hãy liên hệ ngay với Mediphar USA để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!
Thông tin liên hệ:
- Văn phòng đại diện: 93 Đất Thánh, Phường 6, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Nhà máy: Ấp Bình Tiền 2, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
- Hotline: 0903 893 866
- Website: https://medipharusa.com/
- Email: medipharusa2018@gmail.com
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.