Vai trò của Dược sĩ tại nhà thuốc là điều mà các bạn sinh viên trường dược sắp tốt nghiệp cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi muốn bắt đầu với công việc này. Điều này sẽ giúp bạn hình dung được những việc sẽ làm và bản thân mình có phù hợp với công việc này hay không? Qua bài viêt dưới đây, các chuyên gia Mediphar USA sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vai trò của dược sĩ tại nhà thuốc, cùng tìm hiểu nhé!
Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Thiều Thị Ngọc – Giám đốc chất lượng nhà máy Mediphar USA
Mục lục bài viết
Dược sĩ nhà thuốc là gì?
Dược sĩ là những người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực dược hoặc hành nghề dược tại các cơ sở y tế. Họ tham gia vào quá trình điều trị và xử lý bệnh tật, phối hợp với các thầy thuốc, nhân viên y tế khác để hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng.
Dược sĩ nhà thuốc là những người tham gia vào quá trình tư vấn và bán thuốc, cũng như giải thích tất cả những vấn đề liên quan đến thuốc cho bệnh nhân tại nhà thuốc. Bạn có thể hiểu đơn giản, Dược sĩ nhà thuốc giúp bệnh nhân sử dụng đúng thuốc và đúng liều lượng. Hoặc dựa theo chuẩn đoán bệnh của Bác sĩ để biết được bệnh nhân đang cần thuốc gì, bổ sung những gì, giải đáp tất cả những thắc mắc xoay quanh lĩnh vực y dược cho họ.
Đây là một công việc khá quan trọng trong nhà thuốc, nên đòi hỏi Dược sĩ cần phải biết được hết tất cả công dụng của loại thuốc, bao gồm cả tác dụng phụ và những ai không được dùng thuốc để có thể tư vấn cho khách hàng một cách đúng nhất. Tránh việc bệnh nhân tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của Bác sĩ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Vai trò của Dược sĩ tại nhà thuốc
Tư vấn chuyên môn
Tư vấn chuyên môn là vai trò quan trọng nhất của Dược sĩ tại nhà thuốc. Khi có khách hàng tìm đến nhà thuốc, việc đầu tiên mà Dược sĩ phải làm là tiếp đón và lắng nghe vấn đề của họ. Sau đó, dựa vào kiến thức và kinh nghiệm tích lũy của mình, Dược sĩ sẽ đưa ra lời tư vấn thuốc phù hợp cho khách hàng như: công dụng, liều dùng, cách sử dụng, tác dụng phụ,…của thuốc. Điều này giúp hiệu quả sử dụng thuốc được đảm bảo hiệu quả và an toàn hơn. Ngoài ra, họ cũng đồng thời giới thiệu đến khách hàng những loại thuốc tốt hay tư vấn tình trạng bệnh nhân có nên đến thăm khám bác sĩ hay không. Bên cạnh đó, dược sĩ nhà thuốc còn đóng vai trò tư vấn viên ngành y tế để đưa ra lời khuyên có lợi cho sức khỏe như vận động rèn luyện thân thể, từ bỏ thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu … giúp khách hàng có cuộc sống tích cực lành mạnh hơn.
Đặt hàng và quản lý thuốc
Tại nhà thuốc có rất nhiều loại mặt hàng khác nhau như: thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, trang thiết bị y tế,… Trong đó thuốc còn được chia ra thành thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, một số loại thuốc nằm trong danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt,… Các loại thuốc này được nhập từ nhiều công ty khác nhau và thời hạn sử dụng cũng khác nhau. Chính vì vậy, dược sĩ cần phải là người nắm rõ các loại mặt hàng có trong nhà thuốc của mình gồm: tên, nhà cung cấp, lô date, hạn sử dụng, số lượng,… để có kế hoạch đặt hàng phù hợp. Bên cạnh đó, việc theo dõi các thông tin thuốc tại nhà thuốc là việc rất quan trọng để phục vụ cho công tác thẩm định gpp tại nhà thuốc.
>> Xem thêm: Bộ câu hỏi thẩm định gpp
Quản lý hồ sơ và giấy tờ
Tất cả các nhà thuốc đều có bộ hồ sơ GPP, các thông tin hướng dẫn của Sở Y tế liên quan đến nhà thuốc. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động thường có những vấn đề xảy ra như sự thay đổi về mặt nhân sự hay đào tạo thì các giấy tờ liên quan cũng cần được chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp tình hình hiện tại, theo đúng quy định của nhà nước. Vì vậy, một trong những vai trò của Dược sĩ tại nhà thuốc là cần nắm rõ các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến nhà thuốc. Bên cạnh đó, các dược sĩ nhà thuốc cũng cần phải quản lý và cất giữ cẩn thận các loại sổ sách và giấy tờ liên quan đến các đơn hàng nhập thuốc và các sản phẩm không phải nhà thuốc để có thể trình bày khi được cơ quan có trách nhiệm cần giải đáp thông tin.
Bán hàng và chăm sóc khách hàng
So với các vị trí công việc khác, bán hàng và chăm sóc khách hàng là một trong những nhiệm vụ của Dược sĩ tại nhà thuốc có phần tương đối đặc biệt. Sở dĩ như vậy bởi tại các nhà thuốc, hoạt động kinh doanh cần được đảm bảo để có thể duy trì nhà thuốc và đem lại lợi nhuận. Mỗi người tìm đến nhà thuốc đều là những khách hàng tiềm năng. Do đó, Dược sĩ nhà thuốc cần lắng nghe và tư vấn khách hàng, chốt các đơn thuốc phù hợp nhất. Bên cạnh đó, họ cũng cần chăm sóc khách hàng như tư vấn giúp dùng thuốc đúng cách, an toàn, hỏi thăm tình hình sức khỏe bệnh nhân,… để tạo thêm niềm tin và gắn kết của khách hàng với nhà thuốc.
Kỹ năng cần có của Dược sĩ tại nhà thuốc
Kiến thức chuyên môn
Để hoạt động trong lĩnh vực Y Dược, chắc chắn yêu cầu về kiến thức chuyên môn là rất quan trọng. Chính vì vậy, vị trí Dược sĩ nhà thuốc đều có yêu cầu về tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học dược trở lên,… Điều này nhằm đảm bảo quá trình tư vấn hay hướng dẫn người dùng hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra.
Sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và thái độ với công việc
Công việc Dược sĩ yêu cầu sự chính xác tuyệt đối và không được phép xảy ra bất kỳ sai sót nào trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, sự tỉ mỉ và kiên nhẫn sẽ giúp bạn có thể hoàn thành tốt công việc của mình dù phải đối mặt với hàng ngàn loại thuốc hay triệu chứng, chứng bệnh của khách hàng.
Bên cạnh đó, thái độ với công việc cũng quyết định Dược sĩ nhà thuốc có gắn bó lâu dài với nghề được hay không. Công việc bán hàng tại quầy thuốc đôi lúc sẽ gây chán nản, mệt mỏi với Dược sĩ. Tuy nhiên, hãy coi sự giúp đỡ bệnh nhân là niềm vui và công việc bản thân đang làm sẽ mang ý nghĩa cao cả cho xã hội này.
Khả năng giao tiếp và lắng nghe tốt
Đây là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và mức lương của Dược sĩ tại các cơ sở kinh doanh thuốc. Khi được lắng nghe và thấu hiểu, khách hàng chắc chắn sẽ dễ dàng chia sẻ và trao sự tin tưởng cho Dược sĩ. Thiếu đi sự chuyên nghiệp trong giao tiếp sẽ để lại ấn tượng xấu và khiến bạn mất đi những khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, Dược sĩ nhà thuốc cũng cần trang bị cho bản thân một số kỹ năng khác. Đó có thể là kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ nhập liệu và quản lý thuốc. Hay đó có thể là khả năng tạo dựng, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Đây đều là những kỹ năng phục vụ cho công việc của Dược sĩ rất tốt và cần được rèn luyện càng sớm càng tốt.
Chúng tôi hi vọng rằng, qua bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu được vai trò của dược sĩ tại nhà thuốc, và trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành tốt công việc mà mình hướng tới trong tương lai. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0903 893 866. Chúc các bạn thành công!