Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa bố mẹ cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?

Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa bố mẹ cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi dùng kháng sinh là vấn đề thường gặp, khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Mặc dù kháng sinh là giải pháp hiệu quả trong điều trị bệnh, nhưng chúng cũng có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, hoặc trẻ trở nên chán ăn. Vậy làm thế nào để xử lý tình trạng này một cách an toàn và hiệu quả?

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là Menpeptine, dòng sản phẩm giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa, Mediphar USA sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp chi tiết trong bài viết này.

Vì sao trẻ uống kháng sinh thường gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa?

Kháng sinh chiếm khoảng 25% trong các đơn thuốc dành cho trẻ em và thường gây ra tác dụng phụ, trong đó tiêu chảy là tình trạng phổ biến nhất. Tiêu chảy do kháng sinh (AAD) được định nghĩa là trẻ đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Tình trạng này có thể xảy ra vài giờ hoặc kéo dài đến 8 tuần sau khi dùng thuốc.

Trẻ em với hệ miễn dịch và hệ vi khuẩn đường ruột còn yếu, dễ bị tác động khi tiếp xúc với kháng sinh. Ruột non là nơi cân bằng tự nhiên của hàng tỷ vi khuẩn, với vi khuẩn “có lợi” đóng vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn “có hại”.

Một số kháng sinh có cơ chế tiêu diệt vi khuẩn mà không phân biệt “tốt” hay “xấu”, điều này làm mất cân bằng hệ vi khuẩn, dẫn đến các rối loạn tiêu hóa ở trẻ như tiêu chảy.

Trẻ nhỏ uống kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra rối loạn tiêu hóa
Trẻ nhỏ uống kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra rối loạn tiêu hóa

Các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa ở trẻ khi sử dụng kháng sinh:

  • Kê đơn nhiều hơn một loại kháng sinh.
  • Điều trị với liệu trình kháng sinh trong thời gian dài.
  • Dùng kháng sinh phổ rộng hoặc liều cao.

Ngay cả kháng sinh nhẹ đôi khi cũng gây tác động đến hệ vi khuẩn. Một loại vi khuẩn thường gặp trong trường hợp này là Clostridioides difficile. Khi kháng sinh tác động đến vi khuẩn “tốt” cho sức khỏe tiêu hóa, C. difficile phát triển mạnh, gây tiêu chảy và các triệu chứng nguy hiểm làm trẻ bị rối loạn tiêu hóa. 

Cách để bố mẹ nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh

Khi trẻ dùng kháng sinh, hệ vi khuẩn đường ruột có thể bị xáo trộn, khiến trẻ gặp phải một số rối loạn tiêu hóa tạm thời trong vài ngày. Các triệu chứng này thông thường sẽ chấm dứt sau khi trẻ đã hoàn thành liệu trình điều trị với kháng sinh.

Tuy nhiên, nếu sự thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột trở nên nghiêm trọng và vi khuẩn C. difficile phát triển quá mức, các triệu chứng khác ở trẻ có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng quặn.
  • Bụng nhạy cảm, có dấu hiệu đau khi va chạm.
  • Sốt.
  • Có mủ hoặc máu trong phân (khi bệnh tiến triển thành viêm đại tràng do C. difficile).

Trong một số trường hợp, sốt và đau bụng có thể xuất hiện vài ngày trước khi ghi nhận các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Tiêu chảy do độc tố C. difficile thường xuất hiện trong thời gian dùng kháng sinh, nhưng đôi khi có thể khởi phát muộn, xảy ra vài tuần sau khi đã ngừng thuốc cho trẻ.

Bố mẹ cần nhận biết một số triệu chứng khi trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hoá
Bố mẹ cần nhận biết một số triệu chứng khi trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hoá

Một số loại thuốc kháng sinh có nhiều khả năng gây rối loạn tiêu hóa

Tiêu chảy do kháng sinh (AAD) ở trẻ thường bị ảnh hưởng bởi độ tuổi và loại kháng sinh sử dụng. Dựa trên phân tích từ 10 nghiên cứu thực hiện trên 1.438 trẻ tại 6 quốc gia, tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy do kháng sinh (AAD) dao động từ 5% đến 30%.

Các kháng sinh nhóm cephalosporin, clindamycin và penicillin phổ rộng đã được xác định là những loại có khả năng gây rối loạn tiêu hóa cao, với tiêu chảy là biểu hiện phổ biến nhất. Điều này cho thấy việc lựa chọn kháng sinh phù hợp là rất quan trọng để hạn chế tình trạng trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa.

5 cách xử lý chứng rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh cho trẻ tại gia

Dưới đây là một số cách xử trí tại gia bố mẹ có thể áp dụng để giúp cải thiện các rối loạn tiêu hóa của trẻ gây ra bởi kháng sinh:

Tăng cường thực phẩm chứa probiotic cho trẻ

Probiotic là các loại vi khuẩn có lợi, tồn tại trong các thực phẩm lên men hoặc các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe. Đây là những vi khuẩn có lợi giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ và phục hồi sự cân bằng hệ sinh vật tự nhiên trong ruột. 

Khi trẻ dùng kháng sinh, hệ vi khuẩn đường ruột có thể bị mất cân bằng, làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề tiêu hóa điển hình nhất là tiêu chảy. Probiotic giúp ngăn ngừa và làm giảm các tác dụng phụ này.

Một số thực phẩm giàu probiotics mà bố mẹ có thể cho trẻ ăn bao gồm:

  • Sữa chua
  • Thực phẩm lên men: kimchi, dưa cải bắp
  • Kombucha

Ngoài ra, probiotic cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm chức năng với nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Phụ huynh nên chọn bổ sung có từ 5–10 chủng vi khuẩn và liều lượng từ 10 tỷ CFUs trở lên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng probiotic để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ trong quá trình điều trị bằng kháng sinh.

Bổ sung probiotic để củng cố hàng rào lợi khuẩn tiêu hoá cho trẻ khi uống kháng sinh
Bổ sung probiotic để củng cố hàng rào lợi khuẩn tiêu hoá cho trẻ khi uống kháng sinh

Sử dụng thực phẩm chức prebiotic

Prebiotic là một chất xơ, đóng vai trò như là thức ăn cho các lợi khuẩn trong hệ thống đường ruột của trẻ. Việc cung cấp nguồn dinh dưỡng này không chỉ đóng vai trò cân bằng hệ vi sinh vật ở ruột mà còn giúp giảm thiểu các tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.

Một số lựa chọn thực phẩm prebiotic mẹ có thể cho trẻ ăn bao gồm: chuối, ngũ cốc nguyên hạt, việt quất, măng tây, đậu nành, rau bina, và củ cải…

Trước khi quyết định cho trẻ sử dụng bổ sung prebiotics, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì trong một số trường hợp, trẻ có thể gặp phải những vấn đề tiêu hóa nhẹ như đầy hơi.

Ăn các bữa ăn nhỏ hơn

Khi trẻ sử dụng kháng sinh, việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu cho dạ dày. Các bữa ăn lớn có thể làm thay đổi cân bằng vi sinh vật trong dạ dày, từ đó gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng và rối loạn tiêu hóa. 

Bằng cách cho trẻ ăn những bữa nhỏ, dễ tiêu hóa, mẹ có thể giảm thiểu được các tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc kháng sinh.

Cho trẻ uống đủ nước

Nước giúp duy trì quy trình hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm táo bón các cơn đau dạ dày. Cung cấp đủ nước cho trẻ không chỉ giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể mà còn làm loãng lớp dịch nhầy trong dạ dày, từ đó giảm thiểu sự kích ứng do kháng sinh gây ra. Việc này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm bớt các tác dụng phụ liên quan đến thuốc.

Uống đủ nước sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ở trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hoá
Uống đủ nước sẽ giúp cải thiện các triệu chứng ở trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hoá

Tuân thủ sử dụng thuốc cùng bữa ăn theo hướng dẫn điều trị

Bác sĩ điều trị có thể kê đơn một số loại kháng sinh với hướng dẫn sử dụng là cần cho trẻ uống cùng thức ăn để giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Điều này không chỉ giúp kháng sinh được hấp thụ tốt hơn nhờ cơ chế dược lý mà còn làm giảm các triệu chứng đau bụng hoặc khó chịu khi dùng thuốc. 

Vì vậy, cần tuân thủ các hướng dẫn theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa các vấn đề về tiêu hóa do kháng sinh gây ra.

Xem thêm: Thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa và những lưu ý khi chăm sóc đường ruột cho trẻ

Khi nào cần gặp bác sĩ nếu trẻ bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh?

Nếu trong quá trình sử dụng kháng sinh và ghi nhận ở trẻ có xuất hiện các triệu chứng sau, bố mẹ cần liên hệ và tìm sự can thiệp của chuyên gia y tế sớm nhất để được kiểm tra và điều trị:

Tiêu chảy nhiều hơn 5 lần trong một ngày hoặc đi ngoài với lượng nhiều nước

Khi trẻ đi ngoài phân lỏng liên tục hoặc có hơn 5 lần tiêu chảy trong ngày, điều này có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa do tác dụng phụ của kháng sinh. Tiêu chảy kéo dài không chỉ gây mất nước mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của trẻ.

Sốt cao

Sốt có thể là dấu hiệu cơ thể phản ứng với nhiễm trùng hoặc là tác dụng phụ của việc sử dụng kháng sinh. Nếu trẻ sốt cao, cần được theo dõi cẩn trọng và thông báo cho bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.

Trẻ rối loạn tiêu hóa kèm sốt cao cần gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời
Trẻ rối loạn tiêu hóa kèm sốt cao cần gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời

Đau bụng, có thể bị đau khi chạm vào

Đây có thể là dấu hiệu của việc xảy ra các phản ứng viêm nhiễm hoặc các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng. Đặc biệt, khi triệu chứng này xuất hiện cùng với tiêu chảy, lúc này trẻ cần được kiểm tra kỹ lưỡng.

Xuất hiện máu hoặc mủ trong phân:

Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như phân có máu hoặc mủ, điều này có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng nghiêm trọng, như nhiễm vi khuẩn C. difficile. Phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi các tác động tiêu cực lâu dài.

Việc theo dõi sức khỏe của trẻ trong suốt quá trình sử dụng kháng sinh là rất quan trọng, không chỉ giúp phát hiện các vấn đề tiêu hóa mà còn có thể ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng. 

Cách phòng chống lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy khi trẻ dùng thuốc kháng sinh

Nếu bạn đang chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, đặc biệt là nghi ngờ tiêu chảy do vi khuẩn C. difficile, bạn có thể ngăn ngừa việc lây nhiễm vi khuẩn trong sinh hoạt cho trẻ khác và người thân bằng các cách đơn giản như sau:

Rửa tay thường xuyên

ơRửa tay sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là sau khi thay tã hoặc vệ sinh. Việc rửa tay giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan qua tay và các vật dụng sinh hoạt khác.

Vệ sinh, giặt giũ quần áo và đồ vật bị dính chất thải sinh hoạt

Chất tẩy rửa và thuốc tẩy chứa clo có thể được sử dụng để giặt quần áo, tã hoặc đồ dùng bị dính phân. Clo là chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giúp làm sạch đồ vật và phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn do sinh hoạt cho trẻ.

Vệ sinh bề mặt phòng tắm và các khu vực tiếp xúc

Sử dụng chất tẩy rửa có chứa clor để lau sạch các bề mặt phòng tắm bị nghi nhiễm. Vi khuẩn có thể tồn tại lâu trên các bề mặt sinh hoạt trong gia đình, vì vậy vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi các mầm bệnh có thể lây lan.

Rửa tay sau khi tiếp xúc với trẻ bị tiêu chảy

Sau khi chăm sóc trẻ bị nghi nhiễm C. difficile, hãy dùng xà phòng và nước để rửa tay thay vì dùng nước rửa tay có cồn, vì cồn không hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn này.

Một số câu hỏi của bố mẹ khi trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa

Con tôi sẽ bị rối loạn tiêu hoá do kháng sinh trong bao lâu? 

Những ảnh hưởng trên tiêu hoá do kháng sinh thường sẽ kết thúc trong vài ngày. Có nhiều trường hợp các rối loạn tiêu hoá do ở trẻ sẽ kéo dài trong suốt quá trình điều trị. Nhưng thường thì mọi việc sẽ ổn khi trẻ được ngừng điều trị với kháng sinh.

Liệu trình điều trị với kháng sinh thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Tuy nhiên thời gian này không phải quy ước chung, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào loại nhiễm trùng mà trẻ đang gặp phải. Sau khi ngừng thuốc nếu các triệu chứng rối loạn trên tiêu hoá ở trẻ vẫn không thuyên giảm, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Tôi có thể ngừng cho con uống kháng sinh nếu thấy con bị đau bụng?

Bạn không nên tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn từ chuyên gia y tế, nhất là trong trường hợp điều trị với kháng sinh. Việc sử dụng kháng sinh đủ liệu trình là quan trọng để phòng ngừa trường hợp tái nhiễm nghiêm trọng hơn. Mọi dự định và lo lắng của bạn có thể được giải quyết thông qua can thiệp hoặc tư vấn của chuyên gia y tế! Bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh đơn thuốc hoặc bổ sung thêm các tác nhân điều trị phù hợp.

Các rối loạn tiêu hóa do kháng sinh có thể là tác dụng phụ thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, với các biện pháp phòng ngừa và tư vấn đúng đắn từ bác sĩ, tình trạng này có thể được kiểm soát hiệu quả. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi gặp phải các triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị. Để tìm hiểu thêm về các vấn đề sức khỏe mời bạn tiếp tục theo dõi các bài viết hữu ích của Mediphar USA.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5555213/ 
  2. https://apghn.com/index.php/journal/article/view/26 
  3. https://www.verywellhealth.com/antibiotics-and-diarrhea-1941560 
  4. https://www.health.harvard.edu/a_to_z/antibiotic-associated-diarrhea-a-to-z 
  5. https://www.cfp.ca/content/66/1/37 
  6. https://www.healthline.com/health/antibiotics/stomach-pain-caused-by-drugs#relief-and-prevention 
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan