Riboflavin là một trong tám loại vitamin B rất cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng và chuyển hóa chất. Cùng Mediphar USA tìm hiểu thêm về Riboflavin qua bài viết này nhé!
Riboflavin là gì? Đặc điểm và vai trò của Riboflavin
Riboflavin hay vitamin B2 là loại vitamin tan trong nước. Nó tham gia vào nhiều quá trình của cơ thể và giúp phân hủy protein, chất béo, carbonhydrate.
Vitamin B2 có màu vàng và phát huỳnh quang tự nhiên khi tiếp xúc với ánh sáng cực tím.
Nó là thành phần thiết yếu của hai coenzyme chính: flavin mononucleotide (FMN) và flavin adenine dinucleotide (FAD).
Các coenzyme này đóng vai trò sản xuất năng lượng, chức năng tế bào, tăng trưởng và phát triển và chuyển hóa chất béo.
Ngoài việc sản xuất năng lượng cho cơ thể, riboflavin hoạt động như một chất chống oxy hóa, chống lại các phần tử gây hại hay còn gọi là gốc tự do.
Hơn 90% riboflavin trong chế độ ăn uống ở dạng FAD hoặc FMN, còn lại ở dạng tự do và glycosid hoặc este.
Phần lớn riboflavin được hấp thu ở đoạn gần ruột non. Cơ thể chỉ hấp thu tối đa 27mg lượng riboflavin và chỉ lưu trữ một lượng nhỏ trong gan, tim và thận.
Khi quá lượng dư thừa được thì chúng hoặc không được hấp thụ hoặc sẽ được bài tiết qua nước tiểu.
8 Chức năng của Vitamin B2 – Riboflavin trong cơ thể
Tương tự như vitamin A, vitamin B2 cần thiết để:
- Thúc đẩy lớp màng nhầy trong dạ dày và ruột.
- Duy trì một lá gan khỏe mạnh.
- Chuyển đổi tryptophan thành axit amin niacin.
- Đảm bảo chức năng mắt, thần kinh, cơ và da hoạt động tốt, khỏe mạnh.
- Thúc đẩy chuyển hóa kích hoạt Fe và vitamin B1, B3, B6, B9.
- Đóng vai trò trong việc sản xuất hormone ở tuyến thượng thận.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.
- Sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra Riboflavin có ích cho chứng đau nửa đầu, ngăn ngừa ung thư và điều trị chứng tự kỷ ở trẻ.
Cơ thể cần bao nhiêu lượng Riboflavin mỗi ngày?
Lượng riboflavin cơ thể cần mỗi ngày thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và giai đoạn trưởng thành.
Hàm lượng được khuyến nghị mỗi ngày (DRV) cụ thể là:
Đối với trẻ em:
- Trẻ sơ sinh, sơ sinh đến 6 tháng: 0,3 mg (lượng vừa đủ).
- Trẻ sơ sinh, 7 đến 12 tháng: 0,4 mg (lượng vừa đủ).
- Trẻ em, 1 đến 3 tuổi: 0,5 mg.
- Trẻ em, 4 đến 8 tuổi: 0,6 mg.
- Trẻ em, 9 đến 13 tuổi: 0,9 mg.
- Trẻ em trai, 14 đến 18 tuổi: 1,3 mg.
- Trẻ em gái, 14-18 tuổi: 1 mg.
Đối với người lớn:
- Nam giới >19 tuổi trở lên: 1,3 mg.
- Phụ nữ >19 tuổi trở lên: 1,1 mg,
- Phụ nữ có thai: 1,4 mg.
- Phụ nữ cho con bú: 1,6 mg.
Thiếu vitamin B2 gây bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Thiếu Riboflavin là hiện tượng khá hiếm, nhất là đối với người bình thường. Ngoài việc ăn uống không đủ chất, các bất thường về nội tiết (suy giảm hormone tuyến giáp) và một số bệnh cũng có gây thiếu B2.
Thiếu riboflavin còn được gọi là chứng ariboflavinosis có các dấu hiệu như:
- Rối loạn da.
- Tăng urê huyết (thừa máu).
- Phù nề miệng và cổ họng.
- Viêm miệng góc (tổn thương ở khóe miệng).
- Nhiễm trùng môi (sưng, nứt môi).
- Rụng tóc và các vấn đề về sinh sản.
- Đau họng, ngứa và đỏ mắt.
- Thoái hóa gan và hệ thần kinh.
Những người bị thiếu riboflavin thường thiếu các chất dinh dưỡng khác, vì vậy một số dấu hiệu và triệu chứng này có thể phản ánh cơ thể thiếu hụt nhiều dưỡng chất.
Thiếu riboflavin có thể không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên tình trạng nghiêm trọng sẽ làm giảm sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác do giảm mức độ coenzyme flavin.
Ngoài ra thiếu máu và đục thủy tinh thể có thể phát triển nếu tình trạng thiếu riboflavin trầm trọng và kéo dài.
4 nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu hụt Riboflavin
Bà bầu và mẹ đang cho con bú
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú hiếm khi ăn thịt hoặc các sản phẩm từ sữa có nguy cơ bị thiếu riboflavin gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và trẻ.
Ví dụ, thiếu Riboflavin trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật.
Riboflavin hấp thụ trong thời kỳ mang thai có mối liên hệ tích cực với cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh. Em bé cũng sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng và mắc một số dị tật bẩm sinh.
Người ăn chay trường hoặc ít uống sữa
Riboflavin có hàm lượng cao trong thịt và sữa. Vì lý do này, những người ăn chay, ít ăn thịt và các sản phẩm từ sữa có nguy cơ thiếu riboflavin cao hơn so với người bình thường.
Người thiếu hụt chất vận chuyển B2
Người mắc hội chứng thần kinh Brown-Vialetto-Van Laere hoặc Fazio-Londe sẽ thiếu hụt chất vận chuyển vitamin B2.
Những bệnh nhân này không thể hấp thụ và vận chuyển riboflavin một cách thích hợp nên sẽ bị thiếu hụt riboflavin.
Người có chế độ ăn nghèo nàn
Người bị chán ăn, người cao tuổi và người nghiện rượu thường những đối tượng có chế độ ăn uống kém hoặc khả năng hấp thu suy giảm.
Chế độ ăn thiếu chất sẽ dễ dàng dẫn tới nguy cơ thiếu riboflavin vì loại vitamin này hầu như không lưu trữ trong cơ thể và cần bổ sung thường xuyên.
Nguồn thực phẩm chứa nhiều Riboflavin?
Vitamin B2 có sẵn trong nhiều loại thực phẩm phổ biến. Các loại thực phẩm giàu B2 nhất là:
- Sữa và các loại thực phẩm từ sữa.
- Bơ và trứng.
- Cá và các loại thịt gia cầm.
- Một số loại rau: măng tây, atiso, đậu, bí ngô, khoai lang…
- Ngũ cốc, bánh mì nguyên cám…
Vì vitamin B bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng, nên tốt nhất nên bảo quản sữa và các thực phẩm giàu riboflavin khác trong hộp đựng không trong suốt.
Có nên bổ sung thuốc Riboflavin? Sản phẩm nào tốt?
Nhìn chung phần đa chúng ta đều nhận đủ lượng riboflavin thông qua chế độ ăn hàng ngày.
Tuy nhiên chúng ta có thể sử dụng thêm các viên bổ sung nếu thấy chế độ ăn uống gần đây chưa phù hợp.
Hoặc nếu bạn nằm trong các trường hợp có nguy cơ thiếu hụt vitamin B2 cao thì có thể sử dụng thêm viên bổ sung kèm theo chế độ ăn lành mạnh.
Các chất bổ sung vitamin B2 có sẵn dưới dạng viên nén, viên nang, viên sủi và chất lỏng. Hoặc dạng thuốc tiêm vitamin B2 tiêm (vào cơ) do bác sĩ kê đơn.
Ngoài ra còn có thuốc nhỏ mắt theo toa được bác sĩ nhãn khoa sử dụng và các công thức vitamin B2 dạng tiêm để tiêm vào mắt.
Vitamin B2 cũng có sẵn trong các sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp như Century 2015 của Mediphar USA.
Sản phẩm viên bổ sung Century 2015 bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu chất và các bệnh do thiếu chất gây nên. Đây là giải pháp bổ sung dinh dưỡng all-in-one rất tiện lợi.
Century 2015 có thể dùng để bổ sung vitamin tổng hợp cho nhiều độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau.
Nên lựa chọn bổ sung bằng viên vitamin tổng hợp vì thiếu B2 thường đi kèm với thiếu hụt nhiều dưỡng chất khác.
Ngoài ra, uống bất kỳ loại vitamin B nào trong thời gian dài có thể dẫn đến mất cân bằng các vitamin B quan trọng khác trong cơ thể.
Kết luận
Tóm lại, Riboflavin là loại vitamin thiết yếu và được coi là an toàn ở liều cao vì lượng dư thừa sẽ được bài tiết qua đường tiết niệu. Tuy nhiên, cần tham vấn ý kiến bác sĩ khi muốn sử dụng B2 bổ sung ở liều cao.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.