Nghề bán thuốc tây có phù hợp với bạn?

Nghề bán thuốc tây có phù hợp với bạn

Nghề bán thuốc tây hiện nay đang rất được yêu chuộng. Nhiều bạn trẻ thường nghĩ “nghề này rất dễ kiếm tiền, lại an nhàn, khỏe thân”. Sự thật có phải vậy. Cùng Mediphar USA tìm hiểu những vấn đề xung quanh nghề bán thuốc tây này nhé!

Công việc nhân viên bán thuốc tây

  • Bán thuốc theo đơn của bác sĩ kê toa do khách mang đến.
  • Tư vấn, cắt liều thuốc điều trị theo tình trạng của khách
  • Vệ sinh các dụng cụ, tủ quầy, kệ đựng thuốc.
  • Báo cáo doanh số bán hàng cuối ngày cho nhà thuốc.
Nghề bán thuốc tây có phù hợp với bạn
Nghề bán thuốc tây có phù hợp với bạn

Muốn làm nghề bán thuốc tây cần phải có bằng cấp gì?

Để được nhận vào các nhà thuốc cần phải có bằng Trung cấp, Cao đẳng, Đại học Dược hoặc chứng chỉ hành nghề Dược.

Vậy học gì để có bằng Trung cấp Dược?

Muốn có bằng Trung cấp dược sĩ, phải đăng ký học các trường Y tế hoặc các Trung tâm dạy nghề có liên kết với các trường Đại học – Cao đẳng về Y Dược.

Thời gian đào tạo trung cấp dược sĩ:

  • Trường hợp chưa tốt nghiệp THCS (lớp 9) thì sẽ mất 3 năm, trong đó sẽ phải học bổ túc văn hóa (BTVH) 12 tháng để hoàn thành chương trình THPT cấp 3, hai năm còn lại là học nghề.
  • Với trường hợp đã tốt nghiệp THPT hoặc BTVH (cấp 3) thì thời gian là hai năm
  • Với những người đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trở lên thì mất 12 tháng
  • Với người đã tốt nghiệp trung cấp nhóm ngành Y khoa như: Y sĩ đa khoa, Hộ sinh trung cấp. . .thì mất 10 tháng

Khi tốt nghiệp, học viên được cấp bằng Trung cấp dược sĩ có cơ hội học chuyển tiếp lên Đại học Dược để lấy bằng Đại học dược sĩ nếu đạt đủ điều kiện theo quy chế tuyển sinh, đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế.

Mức lương của nhân viên bán thuốc tây

Mức lương của nhân viên bán thuốc dao động từ 5 – 8 triệu. So với các công việc khác trong ngành Dược, đây chỉ là mức lương trung bình nhưng dễ xin việc hơn, công việc tương đối ổn định. Ngoài ra, thu nhập nhân viên bán thuốc cao hay thấp còn tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm của mỗi người.

nghề bán thuốc tây
Mức lương của nhân viên bán thuốc tây

Hướng phát triển trong nghề bán thuốc tây

Nhân viên bán thuốc nếu tích góp đủ vốn liếng và kinh nghiệm có thể tự mình kinh doanh nhà thuốc. Cụ thể hơn:

– Nếu mở quầy thuốc tây: Chủ quầy phải có bằng đại học/ cao đẳng/ trung cấp ngành dược; kèm theo 18 tháng thực hành chuyên môn.

– Nếu mở nhà thuốc: Chủ cơ sở phải có bằng đại học ngành dược; kèm theo 24 tháng thực hành chuyên môn.

– Nếu mở một tủ thuốc đặt tại trạm y tế xã: Người đại diện phải có bằng đại học/ cao đẳng/ trung cấp ngành dược hoặc các chứng chỉ sơ cấp dược; kèm theo 12 tháng thực hành chuyên môn. Riêng với trạm y tế ở xã vùng cao, hải đảo, vùng khó khăn chấp nhận bằng đại học/ cao đẳng/ trung cấp ngành y.

Những khó khăn mà nghề bán thuốc tây phải trải qua

  • Không có ngày thứ 7 và chủ nhật: Nếu bạn muốn có thời gian nghỉ ngơi thứ 7 và chủ nhật thì tốt nhất không nên lựa chọn nghề bán thuốc tây. Thậm chí, thứ 7 chủ nhật là ngày mà nhân viên bán thuốc phải làm việc cật lực nhất.
  • Làm việc bất chấp thời gian: Nghề bán thuốc tây thường làm việc bất chấp thời gian. 2 -3h sáng khách cần mua thuốc thì cũng phải dậy để cắt thuốc cho khách. Đó được coi là đạo đức nghề nghiệp mà mỗi người bán thuốc phải có.
  • Hay gặp tình huống “khó đỡ”: Nhiều trường hợp khách chỉ uống có 1-2 ngày chưa khỏi đã đến Nhà thuốc “bắt đền”.
  • Nhiều người vẫn nghĩ “nghề bán thuốc lãi lắm”, “dược sĩ nhiều tiền lắm”: Thiệt ra một toa thuốc chẳng lời lãi chẳng là bao, nhiều mặt hàng chỉ lãi 500đ là điều thường gặp.
  • Nhiều áp lực trong công việc: Nghề bán thuốc tây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người nên đòi hỏi người làm nghề phải có đầy đủ kiến thức và có tâm trong nghề mới không để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.
  • Nghề mà ít được mặc đẹp nhất: Người ta đi làm váy ngắn váy dài, làm nghề bán thuốc tây chỉ có 1 loại trang phục đó là áo blouse từ sáng đến tối.
Những khó khăn trong nghề bán thuốc tây
Những khó khăn trong nghề bán thuốc tây

Lời kết:

Nếu bạn đang có ý định muốn theo nghề bán thuốc tây thì hãy tham khảo các thông tin trên nhé! Hãy tự review lại bản thân mình để lựa chọn cho bản thân nghề phù hợp nhất. Chúc các bạn may mắn!

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan