Màu thực phẩm Tartrazine (E102) có an toàn không?

màu thực phẩm e 102

Màu thực phẩm Tartrazine là phụ gia thực phẩm được EU, Hoa Kỳ, ASEAN chấp thuận. Được sử dụng như một chất tạo màu tổng hợp trong nhiều sản phẩm như đồ ăn liền, dược phẩm…

Tìm hiểu chung về màu thực phẩm Tartrazine (E102) 

mau thuc pham tartrazine e102 co an toan khong
Tartrazine E102 là loại phụ gia thực phẩm màu vàng

Màu thực phẩm Tartrazine (ký hiệu: E102) là một loại thuốc nhuộm azo tổng hợp giúp tạo màu vàng chanh cho sản phẩm thực phẩm. 

Tartrazine E102 có cấu trúc dạng bột, không mùi và không vị, hòa tan hoàn hảo trong nước và chất béo. Do đó, có thể tạo ra nhiều màu vàng khác nhau từ Tartrazine. E102 là loại màu thực phẩm tổng hợp, có nguồn gốc từ nhựa than đá.

Tartrazine không chịu được ánh sáng mặt trời. Trong thời gian ngắn, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng sẽ phân hủy thành các hợp chất hóa học đơn giản.

Công thức hóa học của Tartrazine E102 là  C16H9N4Na3O9S2.

Một số tên gọi khác: Tartrazine E102, E102, CI 19140, FD&C Yellow 5,  Acid Yellow 23, Food Yellow 4, trisodium 1- (4-sulfonatophenyl) – 4 – (4-sulfonatophenylazo) -5-pyrazolone-3-carboxylate). 

Giống như nhiều loại thuốc nhuộm azo, tartrazine được sản xuất bằng cách sử dụng benzen làm nguyên liệu ban đầu hoặc được sản xuất bằng cách sử dụng các hóa chất có nguồn gốc từ nhựa than đá làm nguyên liệu ban đầu.

Xem thêm => Vitamin E và 10 công dụng thần kỳ bạn có thể chưa biết

Ứng dụng chính của màu thực phẩm Tartrazine (E102)

màu vàng chanh tartrazine
Ứng dụng của màu vàng chanh tartrazine – Trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là thực phẩm

Tartrazine là loại màu thực phẩm được sử dụng phổ biến trên thế giới, ứng dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm. 

Màu E102 có thể sử dụng một mình nếu cần tạo màu vàng cho sản phẩm hoặc trộn với các thuốc màu khác để có được màu xanh lục, đen hoặc tím.

Nhìn chung Tartrazine được ứng dụng trong một số lĩnh vực sau:

Công nghiệp thực phẩm:

Màu Thực Phẩm Tartrazine (E102) là chất phụ gia được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm. 

Các sản phẩm có chứa tartrazine thường bao gồm thực phẩm đã qua chế biến có màu vàng hoặc xanh lá cây nhân tạo hoặc màu nâu, màu kem.

Tartrazine sử dụng để tạo màu cho cho nhiều loại sản phẩm như:

  • Đồ uống: Nước ngọt, đồ uống có cồn, nước tăng lực, nước trái cây…
  • bánh kẹo (thạch, thuốc viên, kẹo dẻo và kẹo, bánh ngọt, bánh ngọt, mứt, bánh quy).
  • thực phẩm và chế phẩm đóng hộp trái cây và rau quả.
  • Gia vị và đồ ăn kèm: nước sốt đóng gói, mứt, dưa chua…
  • các loại món tráng miệng, sữa đông: kem, pudding, bột sữa trứng…
  • súp khô, gia vị, viên bim bim và khoai tây nghiền ăn liền…
  • Thực phẩm ăn liền: Mì tôm, ngũ cốc…

Trong Dược phẩm:

Ngoài việc sản xuất thực phẩm, Tartrazine còn được sử dụng trong sản xuất thuốc. Dùng để tạo màu cho vỏ của viên nén và viên nang, thường là để phân biệt các loại thuốc với nhau bằng màu sắc.

Các loại dược phẩm có thể chứa tartrazine bao gồm vitamin, thuốc kháng axit, thuốc cảm…

Đồ chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm:

Tartrazine cũng được sử dụng trong một số loại đồ dùng và mỹ phẩm, thường được gắn nhãn là CI 19140 hoặc FD&C Yellow 5 : Xà phòng, nước rửa tay, kem dưỡng, sản phẩm chăm sóc tóc, mỹ phẩm trang điểm, sơn móng tay…

Các ứng dụng khác:

  • Trong công nghiệp dệt, E102 được sử dụng để nhuộm lụa và vải len.
  • Sử dụng trong sản xuất vecni và sơn, cao su và chất dẻo.
  • Sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa gia dụng, thức ăn vật nuôi, chất khử mùi…
Xem thêm => Uống hoạt huyết dưỡng nào có tốt không?

Màu thực phẩm Tartrazine (E102) có gây hại không?

tartrazine e 102
Tartrazine vẫn được cấp phép sử dụng ở nhiều quốc gia

Trong nhiều năm gần đây, có nhiều tranh cãi về các tác dụng phụ khi tiêu thụ các thực phẩm có chứa Tartrazine E102.

Một số nghiên cứu chỉ ra E102 có nguy cơ gây tăng động ở trẻ nhỏ, phát triển hội chứng Merkelsson-Rosenthal, nguy cơ gây ung thư. Các trường hợp phản ứng dị ứng cũng được ghi nhận đặc biệt là ở bệnh nhân hen và người không dung nạp aspirin. 

Nhìn chung các kết luận này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Trải qua nhiều lần nghiên cứu, đánh giá của ECFA (Ủy ban Hỗn hợp chuyên gia về phụ gia thực phẩm quốc tế FAO/WHO), Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) thống nhất quy định hàm lượng Tartrazine cho phép là 100-150 mg/ 1kg thành phẩm hoặc 7,5 mg trên 1 kg trọng lượng người. 

Ở nước ta, màu thực phẩm E102 đã được Ban Kỹ thuật về phụ gia thực phẩm, Ủy ban Codex Việt Nam công nhận và cho phép sử dụng để chế biến thực phẩm. 

Hiện nay, Tartrazine E102 vẫn được cho phép ở hầu hết các nước châu Âu, ASEAN, Nga, Ukraine, Mỹ, Úc…trong chế biến thực phẩm.

Xem thêm => 5 mẹo chống say se tàu dịp tết

Kết luận

Màu thực phẩm Tartrazine E102 là loại phụ gia, tá dược phổ biến trong nhiều loại thực phẩm, dược phẩm, đồ dùng thông dụng. E102 vẫn đảm bảo an toàn nếu được sử dụng đúng với hàm lượng quy định.

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://medipharusa.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Youtube: https://www.youtube.com/@medipharusa3250

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan