Tiêu chuẩn HACCP là gì? Phân biệt HACCP và ISO 22000

Tiêu chuẩn HACCP là gì? Phân biệt HACCP và ISO 22000

Tiêu chuẩn HACCP là tiêu chí bắt buộc để đảm bảo chất lượng và đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác, đặc biệt trong bối cảnh hàng kém chất lượng đang tràn lan trên thị trường.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của HACCP, thường nhầm lẫn tiêu chuẩn HACCP với ISO 22000. Với kinh nghiệm dày dặn trong việc gia công hơn 150 sản phẩm thực phẩm chức năng và phân phối trên toàn quốc, trong bài viết này Mediphar USA sẽ chia sẻ tất tần tật kiến thức về tiêu chuẩn HACCP, đồng thời nêu lên sự khác biệt của 2 khái niệm này để bạn có thể áp dụng HACCP vào gia công thực phẩm chức năng.

Tiêu chuẩn HACCP trong ngành thực phẩm
Tiêu chuẩn HACCP trong ngành thực phẩm

Tiêu chuẩn HACCP là gì?

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA, HACCP là viết tắt của cụm từ Hazard Analysis and Critical Control Points hay còn gọi là Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. Đây là một tiêu chuẩn toàn cầu về quản lý an toàn thực phẩm, được phát triển từ những năm 1960 bởi công ty Pillsbury để phục vụ cho các sứ mệnh của NASA. HACCP hiện nay là tiêu chuẩn bắt buộc trong nhiều ngành thực phẩm và thực phẩm chức năng.

Nội dung tiêu chuẩn HACCP

Theo ISO Việt Nam, hệ thống quản lý HACCP được đánh giá thông qua việc phân tích và kiểm soát các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý. Quy trình đánh giá được kiểm soát chặt chẽ, diễn ra trong toàn bộ vòng đời sản phẩm từ khâu sản xuất ban đầu đến khâu tiêu thụ cuối cùng.

HACCP bao gồm 10 nội dung chính bao gồm:

  • Mục tiêu: Xác định rõ ràng các mục tiêu an toàn thực phẩm để xây dựng kế hoạch kiểm soát hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của từng sản phẩm và quy trình sản xuất.
  • Phạm vi áp dụng và định nghĩa: Đảm bảo các bước trong sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm đều nằm trong phạm vi kiểm soát, đồng thời xác định rõ các thuật ngữ để áp dụng một cách thống nhất.
  • Khâu ban đầu: Quản lý nguồn nguyên liệu và môi trường sản xuất, nhằm loại bỏ nguy cơ ô nhiễm cho sản phẩm ngay từ ban đầu.
  • Cơ sở thiết kế và phương tiện: Cần đảm bảo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được thiết kế phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro lây nhiễm và hỗ trợ kiểm soát các mối nguy khi cần thiết.
  • Kiểm soát hoạt động: Thiết lập và giám sát các biện pháp kiểm soát trong quá trình sản xuất để phát hiện và xử lý sớm các nguy cơ tiềm ẩn.
  • Cơ sở bảo dưỡng và làm vệ sinh: Cần quy định lịch trình vệ sinh định kỳ và bảo dưỡng thiết bị rõ ràng nhằm duy trì điều kiện sản xuất an toàn, ngăn ngừa tích tụ vi khuẩn hoặc các chất gây ô nhiễm.
  • Cơ sở vệ sinh cá nhân: Cơ sở cần đảm bảo rằng nhân viên tuân thủ các quy định vệ sinh cá nhân, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm trong quá trình sản xuất thực phẩm.
  • Vận chuyển: Kiểm soát chặt chẽ các điều kiện vận chuyển như nhiệt độ, độ ẩm, và vệ sinh để bảo đảm chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình giao nhận.
  • Thông tin sản phẩm và hiểu biết của người tiêu dùng: Cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng về sản phẩm giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng đúng cách.
  • Đào tạo: Trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhân viên, đảm bảo họ có khả năng thực hiện tốt các quy trình kiểm soát mối nguy.
Nội dung cần hiểu rõ về tiêu chuẩn HACCP
Nội dung cần hiểu rõ về tiêu chuẩn HACCP

Nguyên tắc của tiêu chuẩn HACCP

Theo ISO Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP hoạt động dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản, mỗi nguyên tắc mang một mục đích cụ thể trong việc kiểm soát an toàn thực phẩm:

  • Nhận diện mối nguy: Nguyên tắc này dùng để phân tích các mối nguy tiềm ẩn (hóa học, sinh học, vật lý) trong từng công đoạn, từ đó xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn của thực phẩm.
  • Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP – Critical Control Point – Kiểm soát điểm tới hạn): Nguyên tắc CCP thường lựa chọn những vị trí quan trọng nhất trong quy trình sản xuất để kiểm soát chặt chẽ nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy.
  • Xác định giới hạn tới hạn cho từng CCP: Đặt ra các ngưỡng cụ thể (nhiệt độ, thời gian, độ pH…) để kiểm soát hiệu quả mối nguy tại mỗi CCP.
  • Thiết lập thủ tục giám sát các CCP: Xây dựng các quy trình và phương pháp giám sát liên tục để phát hiện sớm các vấn đề tại các điểm kiểm soát.
  • Thiết lập hành động khắc phục: Nguyên tắc này quy định các biện pháp xử lý khi phát hiện sai lệch vượt quá giới hạn tới hạn, đảm bảo mối nguy không ảnh hưởng đến sản phẩm.
  • Kiểm tra hệ thống HACCP: Cho phép đánh giá định kỳ để đảm bảo hệ thống HACCP hoạt động đúng mục tiêu và đạt hiệu quả cao nhất.
  • Lưu trữ hồ sơ: Ghi chép chi tiết toàn bộ các hoạt động kiểm soát, giúp truy xuất nguồn gốc và đảm bảo tính minh bạch trong quản lý an toàn thực phẩm.
Nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn HACCP
Nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn HACCP

Các bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP

Để xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn HACCP, trước tiên, doanh nghiệp cần phải triển khai và áp dụng các chương trình tiên quyết. Bởi đây là cơ sở để việc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn có hiệu quả.

Tùy vào thực tế của mỗi doanh nghiệp mà việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn HACCP cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Nhưng nhìn chung, quá trình xây dựng vẫn phải tuân thủ 12 bước cơ bản:

12 bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP
12 bước xây dựng tiêu chuẩn HACCP

Phân biệt tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000

Theo điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010, chứng chỉ HACCP có hiệu lực trong vòng 3 năm. Với quy định thẩm định cụ thể:

Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định pháp luật.

Trên thực tế, tiêu chuẩn HACCP thường xuyên bị nhầm lẫn với tiêu chuẩn ISO 22000, bởi đây đều là hai tiêu chuẩn quan trọng không thể thiếu, giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn trong sản xuất thực phẩm. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn hệ thống phù hợp với quy mô và mục tiêu kinh doanh.

Tuy HACCP và ISO 22000 có mối liên hệ mật thiết nhưng đây là 2 tiêu chuẩn hoàn toàn khác biệt. ISO Việt Nam có đề cập cụ thể về sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn này, cụ thể:

Tiêu chí

HACCP

ISO 22000

Nguồn gốc

  • Phát triển bởi công ty Pillsbury vào những năm 1960.
  • Ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018.

Phạm vi

  • Tập trung vào quản lý an toàn thực phẩm tại các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
  • Bao quát toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, kết hợp với các yếu tố quản lý hệ thống như ISO 9001.

Cách tiếp cận

  • Dựa trên phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong quy trình sản xuất.
  • Tích hợp HACCP với quản lý hệ thống, bao gồm đào tạo nhân viên, đánh giá rủi ro toàn diện và quản lý tài liệu.

Đối tượng áp dụng

  • Phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới khởi đầu trong ngành thực phẩm.
  • Thích hợp cho các doanh nghiệp lớn hoặc có mục tiêu xuất khẩu quốc tế.

Cấu trúc

  • Không theo cấu trúc bậc cao (HLS), tập trung vào các bước của quy trình HACCP.
  • Theo cấu trúc bậc cao (HLS), dễ dàng tích hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001.

Chứng nhận

  • Yêu cầu chứng nhận riêng biệt, chỉ áp dụng cho các sản phẩm hoặc quy trình cụ thể.
  • Là chứng nhận toàn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, bao gồm cả sản phẩm và quy trình.

Mức độ bao quát

  • Chỉ tập trung vào an toàn thực phẩm.
  • Kết hợp giữa an toàn thực phẩm và quản lý hệ thống tổng thể.

Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO là gì? Top 9 chứng nhận ISO phổ biến hiện nay

Lợi ích của gia công thực phẩm chức năng đạt chuẩn HACCP

Ngoài việc tăng cường an toàn thực phẩm, việc triển khai HACCP có thể mang lại những lợi ích đáng kể khác. Việc áp dụng hệ thống HACCP giúp công tác quản lý của các cơ quan trở nên dễ dàng hơn đồng thời tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Khi các công ty lựa chọn những đơn vị gia công thực phẩm chức năng HACCP, sẽ mang lại rất nhiều những lợi ích cho cả người kinh doanh và người tiêu dùng. Cụ thể:

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Lợi ích nổi bật nhất của tiêu chuẩn HACCP là giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách toàn diện mọi mối nguy từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng sẽ an toàn cho người tiêu dùng.

Tăng cường chất lượng sản phẩm

Bằng cách kiểm soát các điểm quan trọng trong quy trình sản xuất, hệ thống tiêu chuẩn HACCP còn giúp duy trì chất lượng ổn định và đồng nhất của thực phẩm chức năng, từ đó đáp ứng yêu cầu và mong đợi của khách hàng.

Sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng nhờ tiêu chuẩn HACCP
Sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng nhờ tiêu chuẩn HACCP

Tuân thủ quy định pháp lý

Gia công thực phẩm chức năng đạt chuẩn HACCP giúp nhà kinh doanh đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn pháp lý về an toàn thực phẩm. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà còn tránh được các rủi ro pháp lý là tài chính.

Nâng cao danh tiếng thương hiệu

Lựa chọn các công ty gia công thực phẩm chức năng đạt tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 sẽ giúp bạn sở hữu những sản phẩm đạt chất lượng cao, an toàn, tuân thủ tính pháp lý. Điều này sẽ giúp nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường, tăng cường lợi thế cạnh tranh.

HACCP giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường
HACCP giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường

Giảm rủi ro và chi phí

Các đơn vị gia công thực phẩm chức năng có chứng nhận HACCP sẽ có quy trình rõ ràng trong kiểm soát chất lượng sản phẩm và khắc phục được những vấn đề ngay từ ban đầu trong quy trình sản xuất. Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm về chi phí cho cả công ty gia công và khách hàng gia công.

Thuận lợi trong đàm phán hợp đồng và xuất khẩu hàng hóa

Khi sản phẩm của bạn đã đạt tiêu chuẩn HACCP khi gia công tại các đơn vị uy tín sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình đàm phán hợp đồng với các đối tác trong và ngoài nước. Đây cũng là cơ sở để sản phẩm của bạn thực hiện thương mại quốc tế.

Xem thêm: NHÀ MÁY MEDIPHAR USA ĐÀO TẠO KIẾN THỨC ĐỊNH KỲ CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN THÁNG 3 NĂM 2024

Kết luận

Như vậy, tiêu chuẩn HACCP là công cụ đảm bảo an toàn thực phẩm và là bước đệm nâng cao chất lượng, uy tín của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về tiêu chuẩn HACCP, giúp doanh nghiệp hiểu rõ và tìm kiếm đúng đơn vị gia công thực phẩm chức năng uy tín, tạo ra những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác gia công thực phẩm chức năng đạt chuẩn HACCP, ISO 22000 thì Mediphar USA là một lựa chọn tối ưu. Với hơn 20 năm kinh nghiệm và sở hữu nhà máy đạt chuẩn GMP, chúng tôi có dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng đạt chuẩn quy định quốc tế.

Nhà máy Mediphar USA sản xuất sản phẩm đạt chuẩn HACCP
Nhà máy Mediphar USA sản xuất sản phẩm đạt chuẩn HACCP

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết về các sản phẩm thực phẩm chức năng:

  • Văn phòng đại diện: 93 Đất Thánh, Phường 6, Quận Tân Bình, TP.HCM
  • Địa chỉ nhà máy: Ấp Bình Tiền 2, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An
  • Hotline: 0903 893 866
  • Website: https://medipharusa.com/
  • Email: medipharusa2018@gmail.com
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan