Có thai không nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé?

Mọi thay đổi dù nhỏ trong thực phẩm mỗi ngày ở giai đoạn có thai cũng góp phần thay đổi ít nhiều về sức khỏe của mẹ và bé. Vậy có thai không nên ăn gì để tránh cho thai nhi bị dị tật, chậm phát triển hay thậm chí khiến người mẹ sẩy thai? Hãy cùng tìm hiểu kỹ vấn đề này nhé! 

Có thể bạn thích:

Khi có thai không nên ăn những gì? 

Cá có hàm lượng thủy ngân cao 

mang thai không được ăn gì
Cá có hàm lượng thủy ngân cao

Một số loại cá đóng hộp như cá ngừ, cá thu, … là những thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao. Sau khi tiêu hóa thức ăn, chất này có xu hướng tích lũy lâu trong cơ thể người mẹ và gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. 

Có thể nhiều người không biết, thủy ngân còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé. Vì vậy, để tốt cho thai nhi, mệ bầu không nên ăn những loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao.

Tuy nhiên, trong các loại cá có hàm lượng thủy ngân cho phép thì vẫn có thể ăn bình thường như: cá rô phi, cá hồi, các cá da trơn, … Bỏ qua thành phần thủy ngân thì đây nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin B12, kẽm, ngoài ra còn giàu axit béo Omega-3 và DHA rất tốt cho não bộ.

Các loại thực phẩm sống khi mang thai không nên ăn

Hải sản đông lạnh, hải sản tươi sống hoặc những loại thịt nấu tái như hàu tái, ngao, sò điệp, cá xông khói, sushi, sashimi, … Tuy nhiên, trái với sự tươi ngon thì chúng chứa một lượng lớn vi khuẩn, có thể gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm đến thai nhi. Đó là lý do vì sao các mẹ bầu dù rất thích đi chăng nữa cũng nên tránh xa trong giai đoạn mang thai. 

Đồ ngọt – Thực phẩm đầu tiên nằm trong danh sách có thai không nên ăn gì?

các loại đồ ngọt
Các loại đồ ngọt

Chức năng thải đường ở thận của một số phụ nữ khi mang thai sẽ giảm ở những mức độ khác nhau. Nếu lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải dẫn đến không có lợi cho sức khỏe.

Nghiên cứu khoa học đã chi ra rằng, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm sức đề kháng và dễ nhiễm virus hơn. Thế nên, trong giai đoạn này mẹ bầu cần hạn chế ăn ngọt sẽ tốt hơn. 

Gan động vật 

Gan động vật được biết đến là thực phẩm rất giàu sắt và vitamin A. Thế nhưng, trong quá trình mang thai, cơ thể đã hấp thụ đủ lượng vitamin A từ các loại thuốc bổ sung, trái cây, rau quả tươi, … 

Nếu lượng vitamin A đưa vào cơ thể quá mức quy định sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Đồng thời, gan là bộ phận giải độc cũng như kho chứa chất độc trong cơ thể động vật. Thế nên ăn quá nhiều gan sẽ đồng nghĩa với việc ăn lại toàn bộ chất độc hại sẽ ảnh hưởng đến em bé.

Thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ 

có thai nên ăn gì uống gì
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn quá nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ sẽ có nhiều nguy cơ dẫn đến ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Đặc biệt phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, đứa trẻ sau này sẽ có nhiều nguy cơ mắc ung thư sinh dục.

Mỡ không phải là chất gây ra ung thư. Tuy nhiên nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Dứa ( Thơm ) 

Những mẹ bầu mới bước vào giai đoạn đầu của thai kì, khoảng 3 tháng đầu nên cẩn thận không nên ăn dứa. Dứa là loại trái cây có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, có thể kích thích co bóp tử cung. Nhất là những trái dứa xanh, còn non thì tỉ lệ chất bromelain là rất cao. 

Do đó, chị em phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kì không nên ăn quá nhiều dứa để tránh sảy thai. Để đảm bảo an toàn hơn, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn dứa trong thời gian cuối thai kỳ hoặc đã quá ngày sinh.

Có thai không nê ăn trái nhãn 

có bầu nên ăn gì
trái nhãn

Rất nhiều người ưa chuộng loại trái cây này vì hương vị ngọt ngon đặc trưng khó cưỡng. Tuy nhiên, nhãn lại là loại thực phẩm mẹ bầu không nên ăn trong giai đoạn mang thai bởi sẽ gây nóng dễ dẫn đến tình trạng động thai, đau tức bụng dưới. Nghiêm trọng hơn có thể ra huyết, đau bụng thậm chí tổn thương thai khí và có thể gây sảy thai.

Ăn chay liên tục 

Có thai lên cân là chuyện hiển nhiên. Thế nhưng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý mẹ bầu vì sợ xấu và khó lấy lại dáng nên đã chọn cách ăn chay. Hoặc cũng có trường hợp những chị em phụ nữ kinh tế eo hẹp nên ăn uống kiêng khem, không đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. 

Theo các nghiên cứu về sức khỏe, nếu trong giai đoạn mang bầu không cung cấp đủ protein cho đứa bé thì số tế bào não của thai giảm, ảnh hưởng đến trí lực của chùng sau này.

Ăn chay dài ngày đồng nghĩa vớ việc không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, khiến chúng nhẹ cân và sức đề kháng kém. Đồng thời bản thân người mẹ đó cũng sẽ thiếu máu, phù nề và tăng huyết áp.

Trứng sống 

Bạn nên tránh trứng sống hoặc bất kì loại thực phẩm nào được làm từ trứng nhưng có nguy cơ không được đảm bảo trong quá trình chế biến thì mẹ bầu cũng nên hạn chế. Vì nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella – loại có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tử vong ở thai nhi.

Caffeine – Top thực phẩm có thai không nên ăn

có thai không nên ăn quả gì
caffeine

Bản chất của caffeine nếu được tiêu thụ ở mức độ vừa phải sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Thế nhưng, caffeine có khả năng sẽ làm sảy thai là rất cao. 

Theo Hiệp Hội Phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo, bạn nên tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên để giảm khả năng bị sảy thai. Đồng thời, hãy tuân thủ việc không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày trong thời gian mang thai.

Sữa hay các chế phẩm không tiệt trùng từ sữa 

Nghe có vẻ vô lý vì sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D giúp bé phát triển tốt về xương và răng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ như pho mát có chứa vi khuẩn Listeria sẽ gây sẩy thai. 

Vì vậy, trước khi sử dụng bà bầu cần kiểm tra thành phần có trong nhãn sữa, pho mát. Cẩn thận nhất là chỉ nên ăn các loại phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng.

Các loại rau sống 

Rau sống thoạt nghe qua thì có vẻ tươi ngon nhưng là nơi chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, E.coli, … có nguy cơ gây ngộ độc rất cao đối với bà bầu. Dù trụng sơ chúng ở nhiệt độ thấp cũng không hẳn tiêu diệt được các vi khuẩn này. Do đó, các bà bầu nên hạn chế ăn các loại rau sống trong giai đoạn này.

Rau ngót

có thai không nên ăn rau gì

Rất nhiều gia đình Việt ưa chuộng loại rau này bởi chúng rất giàu vitamin, sắt và chất xơ. Tuy nhiên, trong rau ngót chứa Papaverin – thành phần làm giãn cơ trơn, giảm đau, hạ huyết áp. Nếu bà bầu ăn quá nhiều trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ có nguy cơ bị sảy thai do cổ tử cung co thắt.

Thịt chế biến sẵn

Một số loại như thịt nguội, xúc xích, giăm bông, ,… đều có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria, dù không gây hại đối với người bình thường nhưng lại rất nguy hiểm với các bà bầu. 

Nếu các bà mẹ bị nhiễm loại vi khuẩn này thì có thể bị sảy thai. Vậy nên cách tốt nhất là tự chế biến và nấu chín kỹ trước khi dùng bất kì món ăn nào. 

Khoai tây mọc mầm 

Không chỉ phụ nữ mang thai mà tất cả mọi người đều không nên ăn khoai tây mọc mầm xanh vì nó rất độc và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Loại thực phẩm này được liệt vào danh sách báo động vì có chất solanin, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ gây sảy thai.

Măng tươi 

có thai không nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Măng thông thường sẽ chứa nhiều chất xơ có tác dụng trị táo bón, giúp tiêu hóa dễ dàng và làm giảm cholesterol trong máu. Nhưng đồng thời cũng chứa cyanide gây nguy hiểm đối với cơ thể bà bầu. Dẫn đến mẹ bầu có thể bị khó thở, nôn ói, đau đầu, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Thực phẩm để qua đêm, lâu ngày

Tất cả mọi người đều biết các loại thực phẩm để lâu sẽ rất dễ bị nhiễm độc hoặc có độc tố. Người khỏe mạnh còn có nguy cơ ngộ độc huống hồ gì là thai nhi. 

Trong 2 – 3 tháng đầu thai kỳ, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa. Nếu lúc này bị các độc tố tấn công, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng sẽ có thể dẫn đến tình trạng thai nhi bị quái thai, dị tật bẩm sinh hoặc tử vong.

Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của gan, thận còn chưa hoàn thiện. Thế nên nếu có quá nhiều các chất gây nhiễm độc cho thai nhi là điều cần phải tránh.

Dưa muối 

khi có thai không nên ăn gì

Dưa muối là loại thực phẩm giúp kích thích vị giác trong các bữa ăn hằng ngày. Nhưng trong những ngày đầu lên men, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat thành nitric. Khi lượng nitric tăng cao, đồng nghĩa với độ pH giảm dần sẽ rất có hại cho cơ thể. 

Khổ qua 

Khổ qua ngoài việc chứa nhiều vitamin và chất xơ thì còn có Quinine, Monodicine – thành phần gây kích thích co bóp tử cung. Nếu bà bầu ăn các món ăn chế biến từ khổ qua sẽ có nguy cơ bị sảy thai rất cao. 

Rau răm 

muốn có thai không nên ăn gì

Cũng giống như rau ngót và khổ qua, loại rau này có tác dụng kích thích tiêu hóa, gây co bóp cơ trơn. Nếu như mẹ bầu ăn nhiều rau răm có thể gây sẩy thai.

Khi có thai mẹ bầu không nên ăn những gì & cần bổ sung thực phẩm nào trong quá trình mang thai? 

Bổ sung các loại thực phẩm chứa Axit Folic 

Đây là thành phần sẽ góng mặt vào sự lớn mạnh và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Axit Folic sẽ làm giảm khả năng dị tật của đứa trẻ, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu. 

Các loại thức ăn có chứa thành phần dinh dưỡng này bao gồm: cải xanh, cải bó xôi, cải thìa, xà lách, ngũ cốc, bánh mì và một số loại trái cây tươi, … 

Cung cấp thêm chất sắt 

người có thai không nên ăn gì
Thực phẩm chứa chất sắt

Sắt là dưỡng chất thiết yếu giúp hình thành các tế bào hồng cầu cho bà mẹ và thai nhi. Đồng thời còn đóng vai trò là chất xúc tác truyền oxy cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. 

Nguồn sắt dồi dào nhất đến từ các loại thịt nạc, thịt đỏ, một số loại rau xanh, quả đậu và ngũ cốc, các loại quýt, cà chua, ớt,… đều nằm trong nhóm chất sắt có thai không được ăn. 

Khoáng chất i-ốt 

Thành phần này sẽ đóng góp vai trò rất quan trọng trong sự phát triển não bộ. Các bà mẹ hãy bổ sung các nguồn thực phẩm lành mạnh có chứa i-ốt để đảm bải cho thai nhi của mình. 

Một số các loại thực phẩm có chứa khoáng chất i-ốt bao gồm: rau củ quả, trái cây tươi, hải sản, trứng, muối i-ốt, … 

Nạp thêm vitamin tổng hợp 

mới có thai không nên ăn gì

Vitamin là chất luôn cần trong suốt cả quá trình mang thai của người mẹ. Để dung nạp thành phần này, mẹ bầu có thể ăn uống hoặc thông qua các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào để tránh gây hại cho cả mẹ và bé, 

Cá 

Ngoài các loại cá chứa thủy ngân thì hầu hết những loại khác đều là thực phẩm an toàn và bổ dưỡng. Cá là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, với tỷ lệ chất béo thấp. Mặt khác hàm lượng omega 3 cũng như i-ốt cực kì cao trong cá sẽ duy trì sức khỏe tốt, đặc biệt cho não và mắt của thai nhi. 

Trong quá trình mang thai có nên dùng men tiêu hóa không? 

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của mẹ rất nhạy cảm với các loại virus và vi khuẩn. Nếu chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ dẫn đến mất cân bằng và gây rối loạn hệ tiêu hóa. Tình trạng này không giải quyết sớm sẽ trở nên nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thế nên, giải pháp lý tưởng nhất vẫn là dùng men tiêu hóa Menpeptine của Mediphar USA. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, được thông qua kiểm định chất lượng gắt gao trước khi tung ra thị trường. 

khi có thai không nên ăn gì

Rất nhiều phụ nữ mang thai gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, ăn không tiêu, … vì sự thay đổi nội tiết tố cũng như cơ học của từ cung làm chèn ép hệ tiêu hóa. Tình trạng này rất dễ bắt gặp trong giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ. 

Thế nên, phụ nữ khi mang thai ngoài bổ sung các loại thực phẩm tự nhiên hằng ngày cũng nên duy trì bổ sung men tiêu hóa để đảm bảo cho hệ đường ruột của mình luôn khỏe mạnh. Đồng thời tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Menpeptine là loại men tiêu hóa cực kỳ lành tính, có thể bổ sung kịp thời các thành phần cho mẹ bầu giảm ngay những triệu chứng ợ hơi, táo bón, ăn không tiêu, … Nhờ vậy cơ thể cũng trở nên thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên,  để cẩn thận hơn cũng như cơ địa và sức khỏe của mỗi phụ nữ khác nhau, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được rằng mình có dị ứng với thành phần nào của Menpeptine không nhé. 

Con yêu chào đời khỏe mạnh là mong ước lớn nhất của những ai sắp làm cha mẹ. Thế nên, hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học trong thời kỳ mang thai sẽ đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, cần phải chú ý có thai không nên ăn gì để phòng tránh được những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra. 

Khám phá thêm: Mang thai không được ăn gì

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan