Canxi Cacbonat (calcium carbonate) là chất gì? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Calci Carbonat

Canxi là khoáng chất quan trọng trong cơ thể, có vai trò thiết yếu đối với nhiều chức năng sinh lý. Mặc dù chế độ ăn uống là cách tốt nhất để bổ sung canxi, nhưng thực phẩm bổ sung canxi có thể là một lựa chọn nếu chế độ ăn uống không đủ cung cấp. Canxi cacbonat là một dạng canxi phổ biến trong các sản phẩm bổ sung canxi. Vậy canxi cacbonat là gì, công dụng, liều dùng, tác dụng phụ hay cách sử dụng như thế nào để an toàn cho sức khỏe? 

Hãy cùng Mediphar USA, công ty chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe xương khớp khám phá ngay trong bài viết này nhé!

Canxi Cacbonat là chất gì?

Canxi cacbonat hay calcium carbonate (CaCO3) là một hợp chất vô cơ phổ biến, cụ thể là muối cacbonat của canxi. Hợp chất này có nhiều ứng dụng trong y học, bao gồm:

  • Điều trị thẩm phân máu: Canxi cacbonat được sử dụng như một chất đệm phosphat, giúp điều chỉnh nồng độ phosphat trong máu.
  • Thuốc kháng axit: Được dùng để giảm tạm thời các triệu chứng như khó tiêu và ợ nóng do tình trạng tăng axit trong dạ dày.
  • Bổ sung canxi: Với hàm lượng canxi nguyên tố cao (lên đến 40%), canxi cacbonat là nguồn bổ sung hiệu quả, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị loãng xương.
Calci Carbonat là muối cacbonat của canxi
Calci Carbonat là muối cacbonat của canxi

Công dụng của Canxi Cacbonat

Ứng dụng trong y tế 

  • Bổ sung canxi cho cơ thể: giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu canxi trong cơ thể, như hạ canxi máu, suy giáp, loãng xương và các vấn đề về xương khớp.
  • Kiểm soát một số vấn đề về tiêu hóa như trị chứng ợ nóng (trào ngược dạ dày – thực quản): được sử dụng như một thuốc kháng acid để giảm triệu chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày.
  • Hoạt động như một chất đệm phosphat ở những người mắc bệnh thận mãn tính hay chạy thận nhân tạo.
  • Tiền sản giật: Các chất bổ sung canxi có thể giúp giảm nguy cơ huyết áp cao (tiền sản giật) trong thai kỳ.

Ứng dụng khác trong công nghiệp và nông nghiệp

Trong ngành sản xuất giấy, nhựa, cao su, và sơn, canxi cacbonat được dùng như một chất độn hoặc chất phụ gia, giúp giảm chi phí sản xuất và cải thiện tính chất vật liệu.

Canxi cacbonat có thể được sử dụng để cải tạo đất, giúp điều chỉnh độ pH của đất, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Đối tượng sử dụng Canxi Cacbonat phù hợp

Canxi cacbonat là một dạng bổ sung canxi phổ biến và có thể được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người cần bổ sung canxi vào chế độ ăn hàng ngày hoặc những người có nguy cơ thiếu canxi. Các đối tượng phù hợp sử dụng canxi cacbonat bao gồm:

  • Người cao tuổi: Khi tuổi tác tăng lên, khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giảm dần, và việc bổ sung canxi là rất quan trọng để duy trì sức khỏe xương, ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đối tượng cần lượng canxi cao hơn để hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi và em bé. Ngoài ra, cung cấp đủ canxi có thể có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật
  • Phụ nữ sau mãn kinh: Mãn kinh dẫn đến mất xương vì sự giảm sản xuất estrogen làm giảm hấp thu canxi và tăng mất canxi qua nước tiểu và tái hấp thu canxi từ xương. 
  • Người có chế độ ăn thiếu canxi: Do chế độ ăn đặc biệt mà người ăn chay hoặc người không uống sữa có nguy cơ thiếu hụt canxi. Do đó, để đảm bảo sức khỏe ổn định có thể cần bổ sung canxi để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.
  • Người bị loãng xương, bị gãy xương: Người bệnh loãng xương, người bị gãy xương cần được bổ sung canxi dưới dạng viên uống hoặc dung dịch vì bổ sung bằng đường ăn uống có thể chưa đủ. Cho đến khi nào nhận được đánh giá sự lành xương diễn ra hoàn tất và xương vững chắc thì không cần bổ sung Canxi nữa.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Vì trong giai đoạn phát triển xương mạnh mẽ cần một lượng canxi đầy đủ để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của xương và răng.

Liều dùng và cách sử dụng Canxi Cacbonat

Cách sử dụng

Để giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất, canxi cacbonat nên được dùng trong hoặc ngay sau bữa ăn. Điều này giúp tạo môi trường axit cần thiết trong dạ dày để tối ưu hóa việc hấp thụ canxi.

Việc sự dụng liều quá cao canxi cacbonat có thể gây các tác dụng không mong muốn. Do đó, để đảm bảo an toàn khi dùng canxi cacbonat từ nguồn thực phẩm chức năng nên dùng đúng theo chỉ dẫn trên nhãn và khuyến cáo của nhà sản xuất.

Đối với những người bị bệnh thận, sỏi thận, rối loạn tuyến cận giáp hoặc nồng độ canxi trong máu cao, hãy tham khảo bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi dùng thực phẩm bổ sung. Đặc biệt lưu ý hơn nếu đang mang thai hoặc cho con bú bởi vì nhu cầu liều dùng có thể khác nhau trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú.

Liều dùng

Liều dùng của canxi cacbonat phụ thuộc vào từng mục đích sử dụng
Liều dùng của canxi cacbonat phụ thuộc vào từng mục đích sử dụng

Liều dùng canxi cacbonat tùy thuộc vào mục đích sử dụng:

  • Bổ sung canxi cho cơ thể: Đối với người lớn, liều khuyến nghị hàng ngày của canxi là khoảng 1000–1200 mg. Liều dùng này có thể được chia thành nhiều lần trong ngày để dễ dàng hấp thụ.
  • Đối với người lớn bị ợ nóng, liều dùng dao động từ 500 mg đến 1000 mg và không được vượt quá 7 gram mỗi ngày.

Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng Canxi Cacbonat

Các tác dụng phụ thường gặp của canxi cacbonat có thể bao gồm:

  • Đau bụng 
  • Đầy hơi
  • Táo bón.
  • Sỏi thận (nếu uống ít nước)
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Calci Carbonat
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Calci Carbonat

Trong một số trường hợp có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như: đi tiểu ít hoặc không đi tiểu hoặc tăng canxi máu gây buồn nôn, nôn mửa, yếu cơ, đau xương, lú lẫn, thiếu năng lượng hoặc cảm thấy mệt mỏi.

Canxi Cacbonat trong thực phẩm và thực phẩm chức năng

Nguồn thực phẩm giàu canxi cacbonat

Canxi cacbonat là một dạng canxi có thể tìm thấy trong một số thực phẩm và đồ uống, đặc biệt trong các sản phẩm được bổ sung canxi. Các nguồn thực phẩm giàu canxi cacbonat bao gồm:

  • Nước khoáng: Một số loại nước khoáng, đặc biệt là các loại nước có hàm lượng canxi cao, có thể cung cấp canxi cacbonat. Tuy nhiên, lượng canxi này thường không đủ để thay thế hoàn toàn việc bổ sung canxi từ các nguồn khác.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm sữa như sữa tươi, phô mai, sữa chua thường chứa canxi tự nhiên, nhưng đôi khi, canxi cacbonat cũng được bổ sung vào các sản phẩm này để tăng cường hàm lượng canxi.
  • Thuốc và thực phẩm chức năng: Canxi cacbonat là thành phần chính trong các viên bổ sung canxi và thực phẩm chức năng có chứa canxi.

Sự hấp thụ Ca phụ thuộc rất nhiều vào vitamin D do sự hấp thụ Ca sẽ giảm nếu cơ thể thiếu vitamin D. Bên cạnh đó, liều lượng bổ sung cũng quyết định khá nhiều đến khả năng hấp thụ Ca. Hiệu suất hấp thụ canxi cao nhất khi ở liều lên đến 500 mg.

So sánh canxi từ thực phẩm và thực phẩm chức năng

Nguồn Canxi

Ưu điểm

Nhược điểm

Canxi từ thực phẩm

  • Cung cấp canxi trong dạng tự nhiên, dễ hấp thụ
  • Không kiểm soát được liều lượng, thường khó đạt đủ lượng canxi nếu chế độ ăn không đa dạng 
  • Thường đi kèm với các vitamin và khoáng chất hỗ trợ khác (ví dụ: vitamin D, magie).
  • Có nguy cơ thiếu hụt canxi nếu không tiêu thụ đủ thực phẩm giàu canxi như sữa, cá, rau xanh,..

Canxi từ thực phẩm chức năng

  • Dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn khi khó nhận đủ canxi từ thực phẩm.
  • Cần dùng đúng cách để tránh tác dụng phụ (như táo bón hoặc sỏi thận khi sử dụng quá liều)
  • Dễ kiểm soát liều lượng nạp vào cơ thể.
 

Hiện nay, nguồn bổ sung Calci carbonat vào cơ thể chủ yếu thông qua thuốc và thực phẩm chức năng. Một gợi ý cho bạn về tìm kiếm sản phẩm cho mục đích tăng cường chiều cao cho trẻ, phòng ngừa bệnh loãng xương, giảm các triệu chứng đau lưng. Đó là viên uống Calcium Plus Vitamin D3 sản phẩm được sản xuất trong nhà máy đạt chuẩn GMP, có đầy đủ giấy chứng nhận lưu hành của Bộ Y tế.

Vên uống bổ sung canxi của Mediphar USA
Vên uống bổ sung canxi của Mediphar USA

Xem ngay các sản phẩm:

So sánh Canxi Cacbonat với các dạng canxi khác

Canxi cacbonat và canxi citrate

Hai dạng canxi phổ biến nhất trong các chất bổ sung là canxi cacbonat và canxi citrat. Tuy nhiên, canxi cacbonat thường là lựa chọn đầu tiên trong các thực phẩm bổ sung bởi canxi cacbonat có tỉ lệ canxi cao (khoảng 40% canxi theo trọng lượng), vì vậy chỉ cần một lượng nhỏ sản phẩm là có thể cung cấp đủ nhu cầu canxi hàng ngày cho cơ thể. Thêm vào đó, chúng dễ dàng hấp thụ, có giá thành hợp lý và có nhiều ứng dụng cho sức khỏe.

Khả năng hấp thụ và tác dụng 

Tiêu chí

Canxi Cacbonat

Canxi Citrate

Tỷ lệ canxi nguyên tố

  • Cao hơn (khoảng 40% theo trọng lượng), cung cấp lượng canxi cao chỉ với một lượng nhỏ sản phẩm.
  • Thấp hơn (khoảng 21% theo trọng lượng), cần dùng liều lượng lớn hơn để đạt mức canxi tương đương.

Hấp thụ

  • Hấp thụ tốt trong môi trường axit, cần dùng cùng bữa ăn để tối ưu hóa hấp thụ.
  • Dễ hấp thụ hơn, không phụ thuộc nhiều vào axit dạ dày, có thể dùng lúc đói hoặc khi dùng thuốc giảm acid.

Khuyến nghị sử dụng

  • Phù hợp với người có dạ dày khỏe mạnh, không sử dụng thuốc giảm acid.
  • Tốt hơn cho người có vấn đề về dạ dày hoặc đang dùng thuốc giảm acid.

Tác dụng phụ

  • Có thể gây táo bón, đầy hơi hoặc khó tiêu ở một số người.
  • Ít tác dụng phụ hơn đối với tiêu hóa, phù hợp cho người nhạy cảm.

Giá thành

  • Hợp lý, thường rẻ hơn so với canxi citrate.
  • Thường đắt hơn do ưu điểm hấp thụ tốt và ít phụ thuộc vào axit dạ dày.

Ứng dụng

  • Lựa chọn phổ biến trong thực phẩm bổ sung nhờ tỷ lệ canxi cao và giá cả phải chăng.
  • Thích hợp cho những người có nhu cầu hấp thụ cao nhưng gặp khó khăn với các dạng canxi khác.

Như vậy, các sản phẩm bổ sung canxi chứa canxi cacbonat hoặc canxi citrate giúp cung cấp một lượng canxi xác định và dễ dàng kiểm soát. Trong đó, Canxi Cacbonat là một lựa chọn phổ biến trong các lựa chọn bổ sung canxi nhờ hiệu quả và giá cả hợp lý.

Thương hiệu Mediphar USA luôn hướng đến cung cấp sản phẩm chất lượng Hoa Kỳ để chăm sóc sức khỏe người dùng hiệu quả và tối ưu nhất. Do đó, các sản phẩm từ Mediphar USA cam kết mang đến các giải pháp bổ sung canxi chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bạn.

Tài liệu tham khảo:

  1. Calcium Carbonate | CaCO3 | CID 10112 – PubChem: https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Calcium-Carbonate 
  2. Calcium – Health Professional Fact Sheet: https://ods.od.nih.gov/factsheets/Calcium-HealthProfessional/ 
  3. Calcium Carbonate: Uses, Dosage, and Potential Side Effects: https://www.healthline.com/health/calcium-carbonate#overview 
  4. Calcium carbonate Uses, Side Effects & Warnings: https://www.drugs.com/mtm/calcium-carbonate.html 
  5. Calcium Carbonate – StatPearls – NCBI Bookshelf: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK562303/ 
  6. Calcium Carbonate Dosage Guide + Max Dose, Adjustments – Drugs.com: https://www.drugs.com/dosage/calcium-carbonate.html 
Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan