Lycopen là một hợp chất chống oxy hóa mạnh, thuộc nhóm carotenoid, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết này, Mediphar USA sẽ giải thích chi tiết cho bạn lycopen là gì, lợi ích của nó đối với sức khỏe cũng như liều lượng và cách bổ sung lycopen hiệu quả trong chế độ ăn uống thông thường.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng, Mediphar USA không ngừng nghiên cứu và ứng dụng các dưỡng chất có nguồn gốc tự nhiên như lycopen vào các sản phẩm bổ trợ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lycopen qua các nội dung dưới đây của bài viết.
Lycopen là gì?
Lycopen là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật, được biết đến như một chất chống oxy hóa mạnh. Điều này có nghĩa là lycopen giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra, từ đó hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý. Lycopen đặc biệt có lợi cho sức khỏe xương, đồng thời có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, cải thiện kiểm soát đường huyết và bảo vệ tim mạch.
Lycopen chính là sắc tố tạo nên màu đỏ/hồng đặc trưng của các loại thực phẩm như cà chua, dưa hấu và ớt chuông đỏ. Ngoài nguồn thực phẩm tự nhiên, lycopen còn được bào chế dưới dạng thực phẩm bổ sung như viên nén, viên nang và viên gel, giúp bổ sung dưỡng chất một cách tiện lợi.

Lợi ích sức khỏe của lycopen
Chống oxy hóa mạnh mẽ
Như đã đề cập ở đầu bài, lycopen thuộc nhóm carotenoid và là một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Khi lượng gốc tự do vượt quá mức kiểm soát, chúng có thể gây ra stress oxy hóa, đây là một yếu tố liên quan đến các bệnh mạn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch và Alzheimer.
Nhiều nghiên cứu cho thấy lycopen có thể giúp cân bằng lượng gốc tự do trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên. Ngoài ra, các nghiên cứu trong ống nghiệm còn chỉ ra rằng lycopen có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bột ngọt và một số loại nấm gây hại.
Giúp ngăn ngừa một số loại ung thư
Nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh, lycopen có thể hỗ trợ ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
- Các nghiên cứu quan sát trên con người cho thấy việc tiêu thụ nhiều carotenoid, bao gồm lycopen, có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt từ 32–50%.
- Nghiên cứu kéo dài 23 năm trên hơn 46.000 nam giới cho thấy những người ăn ít nhất hai khẩu phần nước sốt cà chua giàu lycopen mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 30% so với những người chỉ ăn ít hơn một khẩu phần mỗi tháng.
- Một nghiên cứu tổng quan từ 26 nghiên cứu khác cho thấy việc bổ sung lycopen có thể giúp giảm 9% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, với liều lượng 9–21mg/ngày có tiềm năng mang lại lợi ích tối ưu nhất.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Lycopen có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm do bệnh tim nhờ khả năng:
- Giảm tổn thương do gốc tự do gây ra.
- Hạ mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (cholesterol xấu).
- Tăng mức cholesterol HDL (cholesterol tốt).
>>> Xem thêm thông tin về cholesterol
Những người có lượng lycopen trong máu cao hơn được khoa học chứng minh có thể sống lâu hơn, đặc biệt là những người mắc hội chứng chuyển hóa, một nhóm các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tim:
- Một nghiên cứu kéo dài 10 năm cho thấy những người mắc hội chứng chuyển hóa có nồng độ lycopen trong máu cao nhất có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn tới 39%.
- Một nghiên cứu khác trong cùng khoảng thời gian cho thấy chế độ ăn giàu lycopen giúp giảm 17–26% nguy cơ mắc bệnh tim.
- Một nghiên cứu tổng quan liên kết mức lycopen cao trong máu với việc giảm 31% nguy cơ đột quỵ.
Có thể thấy rằng, những lợi ích này của lycopen đặc biệt hữu ích với người cao tuổi, người hút thuốc hoặc những người có các vấn đề về tim mạch, tiểu đường hay có mức stress-oxy hóa cao.

Bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời
Lycopen có thể giúp giảm tác hại của tia UV lên da:
- Những người tiêu thụ 16mg lycopen từ sốt cà chua có phản ứng da nhẹ hơn khi tiếp xúc với tia UV so với nhóm dùng giả dược.
- Nghiên cứu khác cũng kéo dài 12 tuần cho thấy bổ sung 8–16 mg lycopen mỗi ngày từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung giúp giảm 40–50% mức độ đỏ da sau khi tiếp xúc với tia UV.
Đáng chú ý, các sản phẩm bổ sung kết hợp lycopen với các carotenoid khác mang lại hiệu quả bảo vệ da cao hơn so với chỉ dùng lycopen đơn lẻ.

Các lợi ích tiềm năng khác
Ngoài những lợi ích trên, lycopen còn có thể mang lại nhiều tác động tích cực khác đối với sức khỏe:
- Hỗ trợ thị lực: Giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình hình thành đục thủy tinh thể, đồng thời giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, vốn là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người cao tuổi.
- Giảm đau: Có thể giúp giảm đau thần kinh, đây là một loại đau gây ra do tổn thương dây thần kinh hoặc mô.
- Bảo vệ não bộ: Nhờ đặc tính chống oxy hóa, lycopen có thể giúp ngăn ngừa co giật và suy giảm trí nhớ do lão hóa, đặc biệt là đối với các bệnh nhân mắc phải Alzheimer.
- Tăng cường sức khỏe xương: Lycopen giúp làm chậm quá trình mất xương trong chu trình sinh-hủy xương, củng cố cấu trúc xương và duy trì hệ xương chắc khỏe.

Nên bổ sung bao nhiêu lycopen mỗi ngày?
Hiện nay, chưa có khuyến nghị chính thức về liều lượng lycopen, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung từ 2 – 75 mg lycopen mỗi ngày là an toàn và mang lại lợi ích sức khỏe. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng lycopen trong khoảng thời gian từ 1 – 6 tháng.
Do lycopen tan trong chất béo, cơ thể sẽ hấp thụ tốt hơn khi dùng chung với các bữa ăn có chứa chất béo lành mạnh. Vì vậy, nếu sử dụng thực phẩm bổ sung lycopen, bạn nên dùng chúng cùng các bữa ăn có dầu ô liu, bơ, cá béo hoặc các loại hạt để tối ưu hiệu quả hấp thu.
Bổ sung lycopen như thế nào?
Từ thực phẩm trong chế độ ăn uống
Các loại thực phẩm có màu hồng đến đỏ tự nhiên thường chứa một lượng lycopen nhất định. Trong đó, cà chua là nguồn cung cấp lycopen dồi dào nhất, đặc biệt là khi chín.

Dưới đây là hàm lượng lycopen trong 100g thực phẩm phổ biến:
Thực phẩm | Hàm lượng lycopen (mg/100g) |
Cà chua phơi khô | 45.9 mg |
Sốt cà chua | 21.8 mg |
Ổi | 5.2 mg |
Dưa hấu | 4.5 mg |
Cà chua tươi | 3.0 mg |
Cà chua đóng hộp | 2.7 mg |
Đu đủ | 1.8 mg |
Bưởi hồng | 1.1 mg |
Ớt chuông đỏ (nấu chín) | 0.5 mg |
Từ các loại thực phẩm chức năng
Như đã đề cập, lycopen ngày ngay không chỉ được tiêu thụ bằng cách thêm trực tiếp vào chế độ ăn, người ta đã chiết xuất và bào chế lycopen ở dạng các thực phẩm bổ sung, có thể sử dụng trực tiếp ở dạng viên nang, bột uống… Bạn có thể tìm đến những sản phẩm này để bổ sung trực tiếp lycopen với hàm lượng và liều lượng sử dụng được xác định rõ trong tờ hướng dẫn sử dụng hoặc từ hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm bổ sung lycopen, Dầu gấc Vina của Mediphar USA có thể là một lựa chọn hợp lý cho bạn. Gấc là một thực phẩm không còn xa lạ với người Việt chứa một lượng lycopen dồi dào trong công thức dầu gấc.
Sản phẩm Dầu gấc Vina còn kết hợp thêm một số thành phần như vitamin E và DHA giúp phát huy các lợi ích cho sức khỏe thị lực như giảm oxy hóa và duy trì thị lực, phù hợp sử dụng cho những người bị tổn thương thị lực như tổn thương võng mạc, thoái hóa thủy tinh thể cho đến những tình trạng nhẹ hơn như thị lực yếu, mắt bị khô, hay mờ và mỏi mắt.

Lưu ý khi bổ sung lycopen
Một số trường hợp cần thận trọng
Mặc dù lycopen được coi là an toàn, nhưng việc bổ sung lycopen dưới dạng thực phẩm chức năng không nên thực hiện mà không có sự tư vấn của bác sĩ. Những trường hợp cần tránh bổ sung lycopen được liệt kê ở bảng dưới đây cùng khuyến nghị đi kèm:
Trường hợp | Lý do | Khuyến nghị |
Mang thai | Có thể làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân. | Không nên bổ sung lycopen trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. |
Cho con bú | Lycopen có thể truyền từ sữa mẹ sang trẻ sơ sinh. Hiện chưa có đủ nghiên cứu về tác động của nó đối với trẻ bú mẹ. | Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng. |
Trước phẫu thuật | Lycopen có thể làm chậm quá trình đông máu, làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. | Ngừng bổ sung lycopen ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật và tham khảo ý kiến bác sĩ phẫu thuật. |

Tác dụng phụ của lycopen
Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất khi bổ sung quá nhiều lycopen là lycopenemia. Đây là tình trạng da chuyển sang màu cam hoặc đỏ do tích tụ quá nhiều lycopen trong cơ thể. Tuy nhiên bạn không cần quá lo vì đây là một phản ứng vô hại và có thể khắc phục bằng cách giảm lượng lycopen trong chế độ ăn.
Ngoài ra, một số người có thể gặp cảm giác khó chịu đường tiêu hóa hoặc phản ứng bất thường khi bổ sung lycopen, đặc biệt là từ thực phẩm chức năng. Nếu bạn cảm thấy có vấn đề trên đường tiêu hóa hoặc bất kỳ ghi nhận bất thường nào trong quá trình sử dụng lycopen, hãy ngừng bổ sung và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về lycopen. Mong rằng những thông tin do Mediphar USA cung cấp đã giúp bạn trả lời được câu hỏi lycopen là gì và những lưu ý trong quá trình sử dụng lycopen để bổ sung nhằm nâng cao sức khỏe.
Có thể thấy đây là một dưỡng chất tự nhiên thân thiện và không quá đáng lo ngại về những rủi ro sức khỏe trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên việc ứng dụng nó sẽ hiệu quả hơn nếu người dùng tuân thủ các hướng dẫn sử dụng theo chỉ định của chuyên gia y tế.
Đừng quên tiếp tục theo dõi Mediphar USA để được cập nhật những thông tin y tế và sức khỏe chính xác và nhanh chóng nhất trong thời gian tới!
Tài liệu tham khảo:
- Lycopene: An Antioxidant With Potential Heart Health Benefits? – Source: https://www.verywellhealth.com/lycopene-health-benefits-4684446
- Lycopene: Health Benefits and Top Food Sources – Source: https://www.healthline.com/nutrition/lycopene
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.