Uống viên sắt bị đầy bụng là hiện tượng thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, người thiếu máu hoặc đang bổ sung vi chất theo chỉ định. Dù cần thiết cho quá trình tạo máu và duy trì sức khỏe, viên sắt lại có thể gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, buồn nôn hoặc khó chịu sau khi uống. Vậy nguyên nhân do đâu và làm sao để khắc phục hiệu quả mà vẫn đảm bảo hấp thu sắt tối ưu? Bài viết dưới đây, Mediphar USA sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Nguyên nhân uống viên sắt bị đầy bụng
Sắt là vi chất thiết yếu giúp cơ thể tạo máu, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ phát triển tế bào. Tuy nhiên, nếu bổ sung không đúng cách hoặc chọn sai loại sắt, bạn có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn, phổ biến nhất là đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính gây nên tình trạng uống viên sắt bị đầy bụng:
1. Sử dụng loại sắt khó hấp thu
Một nguyên nhân phổ biến gây đầy bụng khi uống viên sắt là do loại sắt sử dụng. Hiện nay, sắt trong thuốc bổ thường có 3 dạng chính, trong đó sắt vô cơ khó hấp thu nhất và dễ gây kích ứng đường tiêu hóa.
- Sắt vô cơ: Là dạng sắt thường gặp trong các loại thuốc bổ truyền thống. Loại này chứa ion sắt tự do ở dạng muối vô cơ như: Sắt sulfat, Sắt fumarate, Sắt gluconate.
- Sắt hữu cơ: Là sắt được gắn với các phân tử hữu cơ như axit amin, giúp tăng khả năng hấp thu và giảm tác dụng phụ. Một số dạng phổ biến gồm: Sắt bisglycinate, Sắt amino acid chelate, Sắt peptonate.
- Sắt sinh học: Là dạng sắt công nghệ mới, thường có nguồn gốc từ thực phẩm hoặc được bào chế để cơ thể hấp thu tối đa mà không gây kích ứng. Nó có thể là: Sắt gắn với protein hoặc enzyme tự nhiên, Sắt nano (kích thước siêu nhỏ giúp hấp thu tốt hơn).
Tình trạng đầy bụng thường xuất hiện ở người dùng sắt vô cơ, ít hơn nếu dùng sắt hữu cơ và không xuất hiện khi uống sắt sinh học. Vì sắt vô cơ khó hấp thu khoảng 10-15% lượng sắt được hấp thu vào cơ thể. Ngoài ra, ion Fe²⁺ (sắt II) trong sắt vô cơ rất dễ bị oxy hóa thành Fe³⁺ (sắt III) trong môi trường ruột, tạo ra gốc tự do và chất oxy hóa, gây kích ứng niêm mạc ruột và dạ dày, dễ gây ra các tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Tham khảo thêm các viên sắt của Mediphar USA:
2. Dùng sắt quá liều
Khi sử dụng sắt với liều lượng cao hơn nhu cầu khuyến nghị của Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ với người từ 14 tuổi trở lên giới hạn trên liều sắt cao nhất có thể dùng an toàn là 45 mg/ngày và trẻ em dưới 14 tuổi không nên dung nạp sắt quá 40 mg/ngày.
Việc sử dụng sắt quá liều có thể khiến lượng sắt không được hấp thu tồn tại trong đường ruột, một phần sắt dư thừa không thể hấp thu sẽ tồn đọng trên niêm mạc dạ dày và trở thành “thức ăn” cho vi khuẩn có hại, làm mất cân bằng hệ vi sinh. Khi vi khuẩn sinh khí phát triển mạnh sẽ sinh hơi, gây đầy bụng, đau âm ỉ vùng bụng.

3. Cơ địa nhạy cảm hoặc có bệnh lý tiêu hóa
Người có cơ địa nhạy cảm như dễ đầy hơi, viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích hoặc phụ nữ mang thai sẽ dễ bị đầy bụng hơn khi dùng sắt vô cơ. Vì vậy, chọn đúng loại sắt phù hợp với thể trạng là yếu tố quan trọng để hạn chế tác dụng phụ.
4. Uống sắt vào buổi tối
Buổi tối là lúc cơ thể nghỉ ngơi nên quá trình hấp thu sắt diễn ra rất chậm. Thậm chí một lượng sắt nhỏ cũng khó hấp thu được. Khi lượng sắt dư thừa bị tích tụ và lắng cặn tại dạ dày sẽ dễ gây đầy bụng, buồn nôn hoặc tăng cảm giác khó chịu ở vùng bụng.
5 cách khắc phục tình trạng uống viên sắt bị đầy bụng hiệu quả
Để tránh tình trạng đầy bụng khi uống viên sắt, bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng sau đây, giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và hạn chế tác dụng phụ gây khó chịu:
1. Lựa chọn loại sắt phù hợp
Trong trường hợp bạn gặp phải các tác dụng phụ như đầy bụng khi sử dụng sắt vô cơ, bạn nên cân nhắc chuyển sang các dạng sắt hữu cơ hoặc sắt sinh học.
Những dạng sắt này thường có sinh khả dụng cao hơn, được hấp thu hiệu quả hơn trong đường tiêu hóa và ít gây kích ứng niêm mạc, do đó phù hợp hơn với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Để lựa chọn được loại sắt phù hợp, bạn nên đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi sử dụng, đồng thời chia sẻ rõ tình trạng sức khỏe và cơ địa của mình cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.
2. Uống đúng liều lượng
Việc uống đúng liều lượng, tránh dư thừa cũng góp phần giảm triệu chứng đầy bụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người dùng nên tuân thủ đúng liều lượng được khuyến cáo bởi bác sĩ hoặc hướng dẫn từ nhà sản xuất. Tránh tự ý tăng liều, vì điều này không những không cải thiện tình trạng thiếu máu mà còn có thể gây hại cho sức khỏe đường tiêu hóa và toàn thân.
3. Chọn thời gian uống hợp lý
Để giảm thiểu tác dụng phụ, nên uống viên sắt vào buổi sáng hoặc giữa các bữa ăn, khi cơ thể có thể hấp thu tốt hơn. Tránh uống sắt vào buổi tối vì quá trình hấp thu sẽ chậm hơn và có thể gây tích tụ sắt dư thừa trong dạ dày.

4. Tăng cường uống nước
Uống đủ nước trong ngày giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và giảm thiểu tình trạng táo bón khi sử dụng sắt. Đồng thời, nước cũng giúp cơ thể bài tiết các chất dư thừa hiệu quả hơn.

5. Kết hợp với thực phẩm
Để giảm đầy bụng khi uống sắt, bạn nên kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi hoặc cà chua để tăng hấp thu. Uống sau bữa ăn nhẹ và bổ sung đủ nước, chất xơ giúp hạn chế táo bón và khó chịu. Tránh dùng sắt cùng sữa, trà, cà phê hoặc thực phẩm chứa canxi vì dễ gây đầy hơi và giảm hiệu quả hấp thu. Luôn dùng đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

6. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu các tác dụng phụ vẫn tiếp tục hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi loại sắt, điều chỉnh liều lượng hoặc xem xét các giải pháp điều trị thay thế để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
>>> Xem ngay 10 cách xì hơi khi đầy bụng theo mẹo dân gian tại nhà
Kết luận
Tóm lại, tình trạng đầy bụng khi bổ sung sắt thường do dùng loại sắt chưa phù hợp, liều lượng chưa đúng hoặc thời điểm uống chưa hợp lý. Dù nguyên nhân là gì, bạn cũng nên khắc phục sớm bằng cách điều chỉnh cách sử dụng sắt hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn cụ thể.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ những đối tượng không nên uống sắt, cũng như cách bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng và phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.