[Tổng hợp] Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng mới nhất

Kinh doanh thực phẩm chức năng là một thị trường kinh doanh tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây, góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Thực phẩm chức năng là những sản phẩm dùng để hỗ trợ cho con người, tạo cho cơ thể luôn trong tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng để kinh doanh thì cần có những điều kiện gì? Mediphar USA sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng trong bài viết hôm nay nhé!

Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Cao Văn Nấng – Giám đốc sản xuất nhà máy Mediphar USA

Cơ sở pháp lý kinh doanh thực phẩm chức năng

  • Luật An toàn thực phẩm ban hành vào năm 2010.
  • Luật Doanh nghiệp 2020 liên quan đến việc đăng ký kinh doanh.
  • Hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm, Nhà nước ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.
  • Đối với việc quản lý thực phẩm chức năng, tham khảo Thông tư 43/2014/TT-BYT.
  • Thông tư 26/2012/TT-BYT Bộ Y tế quy định về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Tổng hợp điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng mới nhất

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về ngành nghề

Để có thể bắt đầu kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở kinh doanh có thể thành lập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 hoặc đăng ký hộ kinh doanh để có thể đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.

Trong trường hợp đã có doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể nhưng chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng, cơ sở cần bổ sung thêm các thủ tục ngành nghề này theo quy định.

Sau khi đã đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ cơ sở kinh doanh và nhân viên trực tiếp tham gia vào phải tham gia khóa tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để được nhận giấy chứng nhận về việc tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dieu-kien-kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang-theo-nganh-nghe
Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng theo ngành nghề

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về giấy phép

Một trong những điều kiện quan trọng nhất để cơ sở đó có thể được kinh doanh là điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về giấy phép. Cơ sở kinh doanh phải có giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 26/2012/TT-BYT.

Các cơ sở kinh doanh cần bổ sung hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. 
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp kinh doanh.
  • Giấy xác nhận sức khỏe đã đủ điều kiện của chủ cơ sở và người trực tiếp, nhân viên kinh doanh thực phẩm chức năng.
Dieu-kien-kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang-theo-giay-phep
Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng theo giấy phép

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về sản phẩm

Đối với sản phẩm, điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT).

Để kinh doanh thực phẩm chức năng, các cơ sở kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm chức năng trước khi nhập khẩu. Tùy thuộc vào loại sản phẩm thực phẩm chức năng mà cơ sở muốn nhập khẩu, thủ tục này đã có quy chuẩn kỹ thuật hay chưa thì sẽ có công bố khác nhau, cụ thể:

  • Sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật: Trong trường hợp này các thủ tục công bố bao gồm việc công bố sản phẩm phù hợp với quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố tại Bộ Y tế. Điều này phải được thực hiện trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường và lưu thông.
  • Sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật: Trong trường hợp này thủ tục công bố sẽ công bố hợp quy và đăng ký bảng công bố hợp quy tại Bộ Y tế. Tương tự, điều này cũng nên thực hiện trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường và lưu thông. 
Dieu-kien-kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang-theo-san-pham
Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng theo sản phẩm

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về an toàn

Trước khi các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam, phải trải qua quy trình kiểm tra an toàn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là một phần rất quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm mà người tiêu dùng sử dụng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm các thành phần như sau:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu.
  • Bản sao hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
  • Thông báo của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho phép áp dụng phương thức kiểm tra.
  • Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng thực phẩm chức năng của tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu thực phẩm chức năng. 
  • Bảng sao Packing list – Danh mục hàng hóa đính kèm.
  • Bảo sao có chức thực và có xác nhận của chủ hàng: Bill of Lading – Vận đơn; Invoice – Hóa đơn.
Dieu-kien-kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang-theo-an-toan
Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng theo an toàn

Sau khi vượt qua vòng kiểm tra an toàn, lô hàng sẽ được có quan kiểm tra cấp Thông báo là lô hàng đạt chuẩn chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP), tiếp theo sẽ được phép thực hiện các thủ tục nhập khẩu với hồ sơ chứa thành phần như sau:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
  • Hóa đơn thương mại nếu người mua phải thanh toán cho người bán.
  • Vận tải đơn đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, đường hàng không, vận tải đa phương thức theo quy định.
  • Giấy phép xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu thực phẩm chức năng.
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Tờ khai trị giá.

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về quảng cáo

Cuối cùng là điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng về quảng cáo, đây là một khía cạnh khá quan trọng, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Xin phép thẩm định nội dung trên poster quảng cáo: Trước khi hiển thị bất kỳ poster quảng cáo nào, cơ sở kinh doanh cần phải nộp đơn xin phép và chờ sự thẩm định từ cơ quan Y tế. Nội dung quảng cáo cần phải được xem xét và phê duyệt theo quy định.
  • Chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định: Khi quảng cáo đã được phê duyệt và thẩm định, các cơ sở kinh doanh chỉ được phép hiển thị nội dung mà cơ quan Y tế đã thẩm định và chấp nhận. Việc này mang tính trung thực và không gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Dieu-kien-kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang-theo-quang-cao
Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng theo quảng cáo

=> Xem thêm: Điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP mới năm 2024

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng

Đối với hộ kinh doanh thực phẩm chức năng

  • Bước 1: Chủ hộ kinh doanh cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, đăng ký ngành, nghề kinh doanh cho hộ kinh doanh: sản xuất, bán buôn, bán lẻ thực phẩm chức năng.
  • Bước 2: Sau khi đã có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Bước 3: Cuối cùng, tiến hành công bố hợp quy sản phẩm.

Đối với công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

  • Bước 1: Công ty cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh (thành phố) nơi công ty đặt trụ sở;
  • Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, công ty tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bước 3: Tiến hành công bố hợp quy sản phẩm.

Lưu ý khi kinh doanh thực phẩm chức năng

Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi kinh doanh thực phẩm chức năng:

  • Tuân thủ pháp luật: Cần tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Quảng cáo trung thực: Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng phải trung thực, chính xác và không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
  • Bảo đảm chất lượng: Có trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm chức năng cung cấp cho thị trường.
  • Chịu trách nhiệm pháp lý: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng an toàn thực phẩm chức năng do mình cung cấp.
Luu-y-khi-kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang
Lưu ý khi kinh doanh thực phẩm chức năng

Các yếu tố cần cân nhắc khi kinh doanh TPCN trong nhà thuốc

Chọn lựa sản phẩm

Nhà thuốc cần lựa chọn kỹ lưỡng các sản phẩm TPCN phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đã được kiểm chứng. Sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế và được đăng ký hợp pháp.

Một số loại TPCN phổ biến như:

  • Vitamin và khoáng chất: Bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt.
  • Thảo dược: Hỗ trợ điều trị một số bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp.
  • Sản phẩm tăng cường sức khỏe: Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ gan, xương khớp, hỗ trợ tiêu hóa, v.v.

Pháp lý và quy định

TPCN phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về sản xuất, lưu hành và quảng cáo. Nhà thuốc cần đảm bảo các sản phẩm TPCN có giấy phép lưu hành hợp lệ và đáp ứng các tiêu chuẩn của cơ quan quản lý y tế. Việc quảng cáo TPCN cũng cần tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Đào tạo nhân viên

Nhân viên tư vấn tại nhà thuốc cần được đào tạo chuyên sâu về công dụng, liều dùng, và tác dụng phụ của TPCN để có thể tư vấn chính xác cho khách hàng. Dược sĩ cần hiểu rõ từng loại TPCN để giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sức khỏe của họ.

Vừa rồi là những thông tin rất quan trọng về điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng mà Mediphar USA đã tổng hợp lại ở trên. Hy vọng rằng với những thông tin này, bạn sẽ có thể kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng thuận lợi và hiệu quả nhất. Đặc biệt, khi kinh doanh thực phẩm chức năng trong nhà thuốc, việc tuân thủ các quy định về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm càng trở nên quan trọng hơn. Điều này không chỉ giúp bạn xây dựng uy tín và niềm tin từ khách hàng mà còn đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Chúc bạn thành công trong lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng này!

=> Xem thêm: Top 14 Công ty thực phẩm chức năng uy tín chất lượng nhất năm 2024

Mediphar USA là công ty chuyên sản xuất, phân phối và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào là một trong 5 đơn vị có nhà máy sản xuất hiếm hoi tại Việt Nam đạt chứng nhận thực hành sản xuất tốt GMP do Bộ Y tế cấp phép. Với việc chuẩn GMP, người tiêu dùng hoàn toàn có thể tin cậy chất lượng của từng sản phẩm.

Với tiêu chí “Chất lượng là sự khác biệt” và mong muốn thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam, Mediphar USA sử dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên, nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu. Đến nay đã có hơn 150 sản phẩm được phân phối rộng khắp toàn quốc. Bạn có thể  xem qua hồ sơ pháp lý của chúng tôi hoặc nếu có nhu cầu được tư vấn, đặt hàng các sản phẩm. Vui lòng liên hệ với Mediphar USA qua các kênh dưới này để được đội ngũ chuyên gia tư vấn kỹ càng nhé:

Thông tin liên hệ:

    Liên hệ MEDIPHAR USA



    Bài viết liên quan