Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Điều trị thoái hóa khớp

Mục lục bài viết

Table of Contents

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tại Việt Nam có khoảng 23,3% người trên 40 tuổi bị bệnh liên quan đến thoái hóa khớp và dần có xu hướng trẻ hóa, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng bệnh, cũng như phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là một trong những loại viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng thường gặp ở khớp háng, xương sống, khớp gối, gây ra tình trạng cứng khớp và đau nhức ở các khớp, làm giảm khả năng vận động bình thường.

thoái hóa khớp là gì

Thoái hóa khớp là gì?

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp, như: gặp chấn thương, béo phì, lười vận động, hoạt động sai tư thế, sự suy giảm chức năng vận động ở tuổi già, hoặc một số nguyên nhân đặc biệt khác,…

Tất cả những điều này dẫn đến sự hoạt động của các khớp xương kém dần theo thời gian và dần dần hình thành bệnh.

triệu chứng thoái hóa khớp

Tỉ lệ người bị thoái hóa khớp tăng dần theo độ tuổi

Một trong những tình trạng thoái hóa phổ biến nhất là khớp gối. Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở những người lớn tuổi, nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu do tính chất công việc, béo phì,… Ngoài ra, một số trường hợp thoái hóa khớp gối bởi chấn thương khớp như: đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè,…

Thoái hóa khớp gối có thể do yếu tố thuận lợi của trục chi dưới, bởi bất thường về giải phẫu hoặc do tổn thương bởi các nguyên nhân do viêm nhiễm.

Nguyên nhân do chấn thương xương đùi, xương chậu (vỡ, rạn, nứt, gãy…)

Hiện nay, bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp ngày càng trẻ hóa và chiếm tỉ lệ cao, bất chấp giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, nhân viên hay lãnh đạo. Chúng diễn ra âm thầm và lâu dần trở thành cơn đau hiện hữu trong từng bước đi, thậm chí từng cái trở mình khi thức dậy.

Những triệu chứng thoái hóa khớp là gì?

Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp khá đa dạng và có thể nặng dần theo thời gian nếu như không được điều trị kịp thời. Trong giai đoạn đầu khi mới hình thành bệnh, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng đau ở các khớp với mức độ nhẹ. 

bệnh học thoái hóa khớp

Những triệu chứng thoái  hóa khớp

Cơn đau thường xuất hiện trong quá trình lao động quá sức hoặc rèn luyện thể lực hay tập thể dục, triệu chứng này sẽ được cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu như không có tác động bởi các phương pháp điều trị thì bệnh tình sẽ nghiêm trọng: mức độ đau khớp nặng hơn, khớp kém linh hoạt, đau dai dẳng và kéo dài ngay cả khi không vận động. Cơn đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn đang ngủ vào ban đêm. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải triệu chứng cứng khớp, khớp khó co duỗi hoặc không hoạt động bình thường được.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khi đang vận động do sụn khớp bị tổn thương khiến cho hai đầu xương va chạm với nhau.

Ngoài ra, căn bệnh này còn được biểu hiện bởi một số triệu chứng khác như sưng nóng ở các khớp, người bệnh khó vận động khi thực hiện các động tác cúi người, gập người, đi lại khó khăn, biến dạng hoặc lệch trục khớp,…

Cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả

Để điều trị thoái hóa khớp, người bệnh cần kiên nhẫn trong thời gian dài, kết hợp thay đổi lối sống, cách sinh hoạt và bên cạnh đó là sự giúp đỡ của bác sĩ.

Về sinh hoạt, có thể thử bơi lội, đạp xe, dạo bộ, giảm cân (nếu thừa cân)… Tránh các hoạt động nặng như nhảy dây hay chạy bộ, khiêng vác. Chế độ ăn uống nên bổ sung vitamin D, calci, rau xanh,… tránh sử dụng những đồ ăn chiên rán, sữa, thịt đỏ,… và đặc biệt là hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có chứa cồn như rượu bia vì có thể làm bùng phát cơn đau và giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị viêm xương khớp. 

Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh có thể thực hiện biện pháp đơn giản như chườm lạnh để giảm thiểu triệu chứng viêm hoặc sử dụng miếng dán cao nóng để hạn chế tình trạng cứng khớp. Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm khớp, tăng khả năng vận động của các khớp, đồng thời tăng sự dẻo dai cho cơ bắp.

thoái hóa khớp

Điều trị thoái hóa khớp với các sản phẩm hỗ trợ 

Trong trường hợp đau nặng, phương pháp hiệu quả để điều trị căn bệnh này chính là vật lý trị liệu kết hợp với việc sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm nhóm phi steroid. Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung thêm glucosamine hoặc tìm đến những sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. 

Điều trị thoái hóa khớp hiệu quả cùng sản phẩm từ Mediphar USA

Mediphar USA là thương hiệu dược phẩm nổi tiếng tại Việt Nam với các dòng thực phẩm chức năng bổ trợ sức khỏe. Nổi bật trong số đó là dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp tùy theo tình trạng bệnh, cụ thể như sau:

1. Xóa tan viêm khớp dạng thấp với Glucosamin 1500 Bone & Joint hoặc Glucosamine Chondroitin Plus MSM

thoái hóa khớp tuổi trung niên

Nếu bạn đang bị viêm khớp dạng thấp hành hạ, hãy bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glucosamine 1500 Bone & Joint (viên nang mềm) hoặc Glucosamine Chondroitin Plus MSM (viên nén) của Mediphar USA. Cả 2 sản phẩm này đều được các chuyên gia đánh giá cao với thành phần Glucosamine lên đến 1500 mg. 

Đặc biệt, Glucosamine Sulfate & Chondroitin Sulfate có trong sản phẩm là những hoạt chất cho hiệu quả cao nhất khi sử dụng kết hợp với nhau. Tiến sĩ Jason Theodosakis nhận định: khi được sử dụng với hình thức bổ sung, 2 hoạt chất này đã cho thấy khả năng thay đổi những thương tổn trong sụn khớp. 

✅ Glucosamin sulfate: Thúc đẩy sản sinh các các tế bào sụn, phục hồi cấu trúc khớp sụn bị tổn thương, tăng cường sức khỏe xương khớp, chống lão hóa xương.

✅ Choindrotin sulfate: Tăng tính linh hoạt của khớp và làm chậm quá trình suy giảm sụn. ️

XEM THÊM CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM & ĐẶT HÀNG Glucosamine 1500 Bone & Joint   TẠI ĐÂY

XEM THÊM CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM & ĐẶT HÀNG Glucosamine Chondroitin Plus MSM TẠI ĐÂY

2. K-Joex – Giải pháp tuyệt vời cho cột sống!

Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa tự nhiên gây ra những biến đổi hình thái tại sụn khớp, khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước. Cột sống lưng và cột sống cổ là nơi dễ bị thoái hóa nhất.

Tại nước ta, có đến hơn 80% người ở độ tuổi trên 40 mắc phải thoái hóa cột sống (kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cơ xương của Trường ĐH Tôn Đức Thắng TP. HCM). Nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn và thường thấy ở nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, công nhân bốc vác,… Biểu hiện như đau lưng và cổ, cứng cơ, tê mỏi tay chân, cử động lưng phát tiếng kêu, gù lưng… Bệnh để lâu ngày sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm như thoát vị địa đệm, đau thần kinh tọa, biến dạng cột sống, chèn ép tủy sống thậm chí tàn phế, bại liệt.

cách điều trị thooái hóa khớp

Và nếu bạn đang nằm trong số 80% người bị thoái hóa cột sống, K-Joex chính là giải pháp tuyệt vời cho cột sống của bạn.

Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nang chứa các dưỡng chất tốt cho xương như Collagen type II, White Willow Bark, Curcumin, Bromelain 2400 GDU, Phosphatidylcholine 24%, Chondroitin Sulfate 90% giúp làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, tăng tính linh hoạt của các khớp xương, giảm các triệu chứng đau nhức đồng thời cung cấp dưỡng chất giúp xương sống của bạn trở nên chắc khỏe.

Hãy bổ sung nó trong phác đồ chuyên biệt của bạn dưới sự tư vấn thêm của bác sĩ để đẩy lùi tận gốc căn nguyên và không cho bệnh có cơ hội tái phát.

XEM THÊM CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM & ĐẶT HÀNG K-JOEX  TẠI ĐÂY

3. Flex-Joint – Xoa dịu cơn đau do thoái hóa khớp lâu năm

nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Khắc tinh thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Khoảng 80% người đau nhức xương khớp trên 65 tuổi. Có người sống chung với bệnh thoái hóa khớp lâu năm, thường xuyên phải chịu đựng việc đi lại khó khăn, đau đớn, nhức mỏi,… nhất là khi trái gió trở trời. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Flex-Joint.

Flex-Joint chứa thành phần Hyaluronic Acid, cùng những hoạt chất tuyệt vời như Collagen type II, Curcumin, MSM, Chondroitin sulfate 90%, Glucosamine, Vitamin C,… Flex-Joint sẽ giúp bổ sung chất bôi trơn cho sụn khớp của bạn, ức chế quá trình thoái hóa sụn. Đồng thời sản phẩm còn có tác dụng giảm đau và kháng viêm; phục hồi, tái tạo mô, sụn khớp bị tổn thương.

Nếu bạn đang tìm cho mình một sản phẩm hỗ trợ điều trị đau nhức xương hiệu quả, thì giờ đây bạn đã có thể yên tâm xoa dịu cơn đau do thoái hóa khớp lâu năm với sản phẩm Flex-Joint.

XEM THÊM CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM & ĐẶT HÀNG Flex-Joint  TẠI ĐÂY

4. Glucosamin 500 và Glucosamin Chondroitin Plus K2: “Bí thuật” cho xương khỏe, thoải mái vận động

Dù bạn thường xuyên vận động, xương cốt linh hoạt nhưng không chắc sẽ an toàn tuyệt đối mà không xảy ra thương tổn. Một ngày đẹp trời, các hoạt động hằng ngày như ra khỏi giường, leo cầu thang hay nâng đồ vật nặng cũng có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn. Đừng chủ quan! Hãy “bảo dưỡng” hệ xương của mình, phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hoá khớp đồng thời làm lành các khớp bị tổn thương do vận động bằng Glucosamine 500 hoặc Glucosamine Chondroitin Plus K2.

bệnh thoái hóa khớp và cách điều trị

Với những hoạt chất đặc biệt được tổng hợp như Glucosamin sulfate kết hợp Vitamin K2, Sodium Chondrointin Sulfat. Đây là những thành phần giảm dần đi theo tuổi tác giúp cấu tạo nên mô sụn cho cơ thể, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt và giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do thoái hóa xương khớp.

Hàng triệu người đã tin dùng và đều được cải thiện vậy bạn còn chần chừ gì nữa, lựa chọn ngay khi bạn còn cơ hội!

XEM THÊM CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM & ĐẶT HÀNG Glucosamine 500 TẠI ĐÂY

XEM THÊM CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM & ĐẶT HÀNG Glucosamine Chondroitin Plus K2 TẠI ĐÂY

5. Điều trị thoái hóa khớp theo quy ước của y học hiện đại

Theo y học hiện đại không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng phục hồi chức năng. Cùng với đó là phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các tác động cơ giới quá mức ở khớp.

Chẩn đoán qua khám thực thể với sự hỗ trợ của X- quang, MRI, nội soi khớp (Arthroscopy). Tuy nhiên, các biện pháp trên có độ nhạy thấp vì khi phát hiện tổn thương trên các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hoặc nội soi, bệnh đã diễn biến nặng khó phục hồi hoàn toàn.

Hiện tại chưa có loại dấu ấn sinh học nào (biomarker) đặc hiệu của bệnh. Một số chỉ tiêu hỗ trợ chẩn đoán: tốc độ máu lắng (VSS), CRP, RF, Interleukin…

Để điều trị, bạn có thể dùng thuốc chống viêm – giảm đau không steroids như: Aspirine, Indomethacine, Voltaren, Profenid, Felden, Meloxicam…, hoặc bổ sung Intra-Articular Hyaluronic Acid (Viscosupplementation), Glucosamine; tiêm corticosteroid vào khớp, phẫu thuật thay khớp, tiêm tế bào gốc…

Điều trị thoái hóa khớp
Điều trị thoái hóa khớp

Bên cạnh đó, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu kết hợp với dụng cụ chuyên khoa, đai cố định khớp gối và cột sống…

6. Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp thiên nhiên

Bổ sung Collagen từ cao xương động vật, dược liệu (Ngưu tất, Cỏ Xước, Mắc cở, Boswellia serrata (Indian frankincense): có tác dụng kháng viêm, giảm đau mạnh, bài thuốc YHCT (Độc hoạt tang ký sinh, Quyên tý thang, Khu phong trừ thấp…).

Giải pháp không dùng thuốc cũng đem lại những hiệu quả đáng kể như châm cứu, xoa bóp – day bấm huyệt, tập luyện: bơi lội, Kéo dãn: cơ chung quanh vùng khớp bệnh giúp giảm đau, chườm nóng hay chườm lạnh có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Ngoài ra, để tránh xương khớp bị quá tải, hãy giữ cân nặng ở mức hợp lý, lao động đúng tư thế, không quá sức và nghỉ ngơi tích cực.

Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp thiên nhiên
Điều trị thoái hóa khớp bằng liệu pháp thiên nhiên

7. Dùng thực phẩm chống viêm

Viêm là yếu tố góp phần tổn thương nặng thêm xương khớp bị thoái hóa, dựa vào kết quả những công trình nghiên cứu năm 2015. Các nhà nghiên cứu kết luận: chế độ ăn giàu trái cây và rau tươi, các loại hạt, legume, đậu… có tác dụng giảm viêm rõ trên những người tham gia nghiên cứu.

điều trị thoái hóa khớp
Dùng thực phẩm chống viêm

8. Bổ sung thực phẩm chức năng có tác dụng chống viêm

Dầu cá: từ các nước lạnh như Cá hồi (salmon), Cá thu (mackerel), Cá Ngừ (tuna), cá Tuyết (cod) và cá Trích (herring), chứa một lượng lớn acid béo omega-3. Giúp chống các receptor viêm. Năm 2010, những nghiên cứu Phân tích tổng hợp (meta-analysis) đánh giá tác dụng của dầu cá trên VKTH. Khi kết hợp dầu cá với thuốc kháng viêm non-steroid nhận thấy giảm triệu chứng căng cứng khớp gối ở người VKTH khi đứng kéo dài.

Tham khảo sản phẩm: Dầu cá Omega 3 Fish Oil

Omega_3 Fish Oil
Chi tiết về viên uống dầu cá Omega_3 Fish Oil

9. Thức ăn có tác dụng chống viêm

  • Nghệ được ghi nhận từ một vài kết quả nghiên cứu cho thấy có kết quả phòng và kháng viêm tốt. Chỉ lưu ý khi sử dụng cùng một lúc với thuốc chống đông máu.
  • Probiotic có lợi trên người bệnh khớp. Năm 2014 một nghiên cứu khi cho Lactobacillus casei trên người VKTH trong 8 tuần ghi nhận kết quả kháng viêm và cải thiện hoạt động của khớp. Những thức ăn như Yogurt và dưa chua là nguồn cung cấp probiotic.
  • Rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, bông cải, rau bina, cải bắp, cà bắp… Các loại quả hạt như anh đào, việt quất, nho đỏ, dừa, quả bơ, quả óc chó, hạnh nhân.
  • Cá nước lạnh như cá mòi, cá hồi, trà xanh, Chocolate đen, một ít rượu vang, olive…
  • Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những người ăn chế độ thực vật chủ yếu sẽ có tác dụng chống viêm, chống gốc tự do.
  • Bên cạnh đó, tránh ăn thịt chế biến sẵn, nước có đường, Soda, bánh mì ống trắng, thức ăn chứa nhiều Gluten, thức ăn nhiều chất béo, nhiều bột đường thúc đẩy hiện tượng viêm. Hạn chế rượu, bia quá độ.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là một trong những dạng thoái hóa khớp thường gặp nhất. Căn bệnh này xảy ra do lớp sụn khớp bị mài mòn, dịch khớp bị hao hụt dẫn đến tăng độ ma sát giữa hai đầu khớp, gây sưng đau khớp.

Đây là căn bệnh cơ xương khớp thường gặp ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Những tác động của căn bệnh này khiến người bệnh luôn đau nhức, đi lại khó khăn, có nguy cơ bị tàn phế. Vì vậy, các chuyên gia y tế gợi ý nhận biết thoái hóa khớp gối và tìm hiểu cách điều trị thích hợp.

Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp

Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối có thể bao gồm:

  • Đau khớp gối bị thoái hóa với các biểu hiện: đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm, lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm. Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh.
  • Càng về sau, khớp gối có thể bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch khớp, nếu được chọc hút dịch ra, đau sẽ giảm nhưng có thể tái phát vài ngày sau đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bị thoái hóa khớp gối có thể bị cứng khớp, biểu hiện rõ nhất là lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ.
Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp
Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Tại sao người cao tuổi hay mắc phải chứng bệnh này?

Từ sau tuổi 35, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể làm cho sụn và xương dưới sụn bị mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và phá hủy. Sự tổn thương không phục hồi của bộ đôi này càng đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp, đặc biệt là các khớp chịu lực như khớp gối.

Ngoài yếu tố tuổi tác, thì thoái hóa khớp gối còn có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Chấn thương trong sinh hoạt hoặc tập luyện;
  • Suy giảm nội tiết tố, khiến xương giòn, xốp, dễ bị tổn thương, thoái hóa;
  • Thừa cân, béo phì, thiếu hụt canxi hay vitamin,
Tại sao người cao tuổi hay mắc phải thoái hóa khớp
Tại sao người cao tuổi hay mắc phải thoái hóa khớp gối?

Do vậy, dù xảy ra phần lớn ở người cao tuổi, nhưng không có nghĩa là thoái hóa khớp gối không xuất hiện ở người trẻ. Việc phòng ngừa và bảo vệ xương khớp, hạn chế bệnh tật xương khớp là điều nên làm.

Người cao tuổi thường mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bệnh thoái hóa khớp là hay gặp nhất. Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp.

Thoái hóa khớp là bệnh liên quan chặt chẽ với tuổi. Nghĩa là tuổi càng cao thì tổn thương thoái hóa càng nặng. Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh và tạo gánh nặng cho chi phí y tế.

Khớp và quá trình thoái hóa

Khi bị thoái hóa khớp mà không phát hiện sớm để điều trị thì rất dễ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, làm hạn chế vận động, đôi khi làm cứng khớp. Quá trình lão hóa mang tính quy luật nên không thể đẩy lùi tình trạng thoái hóa của xương và chữa trị bệnh dứt điểm được. Tuy nhiên, vẫn có thể giúp giảm bớt các cơn đau và duy trì chức năng vận động của khớp.

Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều khớp. Khớp chính là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cùng một cơ thể, gồm:

  • Bao khớp bao bọc xung quanh
  • Một lớp sụn mềm giữa 2 đầu xương
  • Một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn để cho khớp cử động một cách dễ dàng.

Khi thoái hóa khớp tổn thương cơ bản đầu tiên là sụn khớp, sau đó tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và dịch khớp. Các khớp xương dễ bị thoái hóa, nhất là khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân…

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người cao tuổi là: Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Ngoài ra còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp. Thoái hóa khớp còn có thể là hậu quả của các bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao…
Thoái hóa khớp là bệnh liên quan chặt chẽ với tuổi.

Thoái hóa khớp là bệnh liên quan chặt chẽ với tuổi.

Các triệu chứng chính của bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi

Đau tại khớp bị thoái hóa là dấu hiệu bao giờ cũng có và là triệu chứng khó chịu chính khiến bệnh nhân phải tìm đủ mọi cách để giảm đau. Đau khớp có tính chất cơ học, đi lại vận động đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau. Trong thoái hoá khớp gối, bệnh nhân đau khi đi lại, khi đứng lên và ngồi xuống. Trong thoái hóa đốt sống thắt lưng thì khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang… đều đau, đôi khi do thần kinh bị chèn ép làm cho đau dọc xuống dưới chân.

Cứng khớp buổi sáng là tình trạng bệnh nhân khi ngủ dậy thấy các khớp của mình cứng, vận động khó, phải tập luyện gấp duỗi một lúc mới vận động dễ dàng hơn. Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân thoái hoá khớp. Thời gian cứng khớp thường dưới 30 phút.

Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể thấy lạo xạo khớp khi cử động, giai đoạn nặng có thể có biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc mất vận động khớp.

Khi đến thăm khám, bác sĩ thường cho chụp Xquang xương khớp để phát hiện các tổn thương thoái hóa khớp như: hẹp khe khớp, gai xương ở rìa, đặc xương dưới sụn… Ngoài ra, có thể làm thêm các xét nghiệm máu (huyết học, sinh hóa, miễn dịch) hoặc xét nghiệm dịch khớp, chụp cộng hưởng từ khớp, siêu âm khớp để giúp khẳng định chẩn đoán hoặc chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác của khớp như: viêm khớp dạng thấp; gout; viêm cột sống dính khớp; viêm khớp phản ứng, lao khớp…

Phòng và điều trị thoái hóa khớp cho người lớn tuổi

Để phòng bệnh thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý (ăn, uống, đi lại, tập luyện…) tùy theo điều kiện của mỗi người. Nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… Hạn chế mang vác nặng, làm các động tác quá sức.

Duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn. Hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp). Bởi khi không vận động, khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp. Dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất (protein, calcium, vitamin D, vitamin nhóm B…) là rất cần thiết.

Ngoài các biện pháp phòng bệnh không dùng thuốc hiện nay còn có các thuốc phòng và chữa thoái hóa khớp hiệu quả như glucosamine sulfate, chondroitin sulfate, diacerin, piascledine…

Khi cần thiết hãy đến bệnh viện

Trong đợt tiến triển của thoái hóa khớp, bệnh nhân đau nhiều, cần phải dùng các biện pháp giảm đau, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín, có bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp để được kê đơn thuốc giảm đau đúng chỉ định hoặc tiêm chống viêm nội khớp. Tránh việc dùng các thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc và lạm dụng thuốc giảm đau.

Y học hiện đại ngày nay đã nghiên cứu ra rất nhiều biện pháp điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân thoái hóa khớp như:

  • Tiêm nội khớp huyết tương giàu tiểu cầu
  • Tiêm nội khớp tế bào gốc từ mô mỡ tự thân
  • Phẫu thuật thay khớp (thường là khớp háng và khớp gối) trong trường hợp thoái hóa nặng và mất chức năng của khớp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các biện pháp này hiện nay chi phí điều trị còn cao và chỉ thực hiện được ở một số bệnh viện lớn.

BS. Trung Kiên

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Trên cơ sở chẩn đoán bệnh, tùy vào mức độ bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.

  • Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tập luyện đúng phương pháp tránh cứng khớp và teo cơ, chế độ ăn đầy đủ chất, bổ sung canxi và khoáng chất.
  • Trong trường hợp người bệnh thừa cân – béo phì cần được tư vấn và điều trị giảm cân.
  • Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khớp gối không dùng thuốc như: châm cứu, điện châm, thủy châm, cấy chỉ.
  • Phẫu thuật/thay khớp gối.
Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp
Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp gối

Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối có các biệu pháp sau:

  • Chế độ dinh dưỡng: nên ăn các loại cá nước lạnh, những thực phẩm có chứa rất nhiều acid béo omega-3 – một loại chất kháng viêm vô cùng hiệu quả. Sử dụng thường xuyên các loại: xương ống, sườn bò, sườn bê, bổ sung luân phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua…
  • Chế độ lao động và sinh hoạt khoa học: thường xuyên tập thể dục, tránh làm việc nặng quá sức.
  • Dùng thêm thực phẩm bồi bổ xương khớp: đây là một trong những giải pháp hữu hiệu và nhanh chóng nhất giúp bổ sung dưỡng chất cho xương khớp nhanh chóng nhất.

>> Xem chi tiết hơn về Glucosamine 1500 TẠI ĐÂY

Nhà thuốc – Phòng khám muốn kinh doanh Glucosamine 1500, vui lòng liên hệ trực tiếp nhà máy sản xuất Mediphar USA để nhận được báo giá chi tiết cùng ưu đãi MUA 5 TẶNG 1:

Theo thống kê của ngành Xương khớp, tỉ lệ người mắc bệnh thoái hóa khớp hiện chiếm 45% dân số, trong đó lứa tuổi từ 50-70 tuổi chiếm 70%. Những người trong độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi cứ 100 người thì có 35 người bị đau lưng, 20 người bị đau vai, 8 người bị đau khớp và 3 người bị viêm khớp. Những số liệu trên cho thấy, bệnh lý về xương khớp đang ngày càng gia tăng nhanh, không chỉ ở những người cao tuổi như trước đây mà đang dần trẻ hóa.

Bệnh thoái hóa khớp người trẻ: Đừng chủ quan!

Bác sĩ Nguyễn Đình Phú (Bệnh viện Nhân dân 115) cho biết bệnh viện đã từng thay khớp cho một nữ bệnh nhân vừa mới 22 tuổi do thoái hóa khớp háng độ 3 ở cả hai bên, không đi lại được. Khi bệnh nhân đến bệnh viện thì hai khớp đã hư tổn hoàn toàn, buộc phải thay khớp nhân tạo.

Bác sĩ Phú cho biết thêm, nhiều bệnh nhân đến bệnh viện chưa đến 30 tuổi đã bị thoái hóa khớp gối, khớp háng. Do chủ quan, khi có dấu hiệu đau thì tự mua thuốc giảm đau uống mà không đi thăm khám bác sĩ khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng.

Bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp, ban đầu thường có hiện tượng đau nhức, mỏi vùng khớp. Khoảng vài ba ngày sau đó cơn đau có thể tự hết. Khi thời tiết thay đổi, đau nhức trở lại, bệnh nhân cảm thấy đau liên tục, mức độ tăng dần và không có thời gian tự phục hồi. Vùng viêm khớp nóng và có dấu hiệu sưng lên. Đến giai đoạn cuối, khớp hư nặng, sụn bị mòn, mọc gai xương, độ nhờn trong khớp hao hụt, đi lại nghe tiếng lạo xạo. Nếu không được điều trị, giai đoạn nặng hơn là bị biến dạng khớp, gây khó khăn trong việc đi lại – Bác sĩ Phú chỉ ra triệu chứng của bệnh.

thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp ở người trẻ

Nguyên nhân thoái hóa khớp ở người trẻ?

Thoái hóa khớp là tình trạng liên quan đến viêm khớp, gây ra bởi sự hao mòn và rách sụn – mô bảo vệ đầu xương và khớp. Đây là loại phổ biến nhất của viêm khớp và thoái hóa. Bệnh sẽ ngày càng tiến triển và nghiêm trọng hơn theo tuổi tác.

Ở độ tuổi 25 các khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Tùy vào thể trạng của mỗi người, quá trình đó sẽ diễn ra sớm hay muộn. Có nhiều nguyên nhân làm cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn như không khí bị ô nhiễm, ăn uống không đủ chất, làm việc quá sức, chơi bộ môn thể thao không phù hợp…

Theo Bác sĩ Nguyên Quang Huy (Trưởng khoa ngoại tổng quát Bệnh viện Nhân dân 115), cho biết thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị tổn thương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn không theo kịp việc lớp sụn ở khớp bị mất đi theo thời gian. Về lâu dài, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn, gây đau nhức, gây khó khăn trong việc đi lại, về lâu dài không điều trị bệnh nhân có thể bị tàn phế.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh là do người bệnh hay vận động ở một tư thế, mang vác nặng, chấn thương khớp, lười tập thể dục thể thao hoặc tập thể thao quá mức… Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa nhưng phổ biến nhất là tại các chi và cột sống. Trong đó thoái hóa khớp gối là bệnh lí rất phổ biến ở người trẻ vì khớp này luôn chịu căng để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Người bị thừa cân, béo phì sẽ rất dễ bị đau khớp gối. Nếu không bổ sung canxi, vitamin D đầy đủ cũng có thể gây bệnh về khớp.

nguyên nhân thoái hóa khớp
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp ở người trẻ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng ngừa thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi, cần phải:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung canxi, vitamin… đầy đủ cho cơ thể
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức thích hợp, siêng năng vận động, luyện tập vừa sức giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng, tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp.
  • Cơ bắp khỏe mạnh giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động. Ngoài ra, cần giữ cơ thể luôn thẳng, sẽ bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối.
  • Việc điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất là phòng ngừa bệnh ngay từ khi còn trẻ. Glucosamin 1500 của Mediphar USA là sản phẩm tiên phong được bào chế dưới dạng viên nang mềm, tác dụng nhanh và hấp thụ nhanh hơn viên nén. Đặc biệt, sự kết hợp giữa 1.500mg Glucosamine Sulfate và 5 mg Chondroitin Sulfate càng làm tăng hiệu quả điều trị và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp

Với trẻ trong giai đoạn phát triển, phụ huynh nên tập cho trẻ chơi thể thao sớm, liên tục và đều đặn ngay khi còn nhỏ. Mỗi ngày cho trẻ chơi từ 30-60 phút, lựa chọn một môn chơi thích hợp.

Với người lớn tuổi, viêc lựa chọn một bộ môn tập luyện sẽ khó khăn hơn vì phụ thuộc vào tình trạng khớp hay gân nào đã có nguy cơ bị thoái hóa. Nếu có các triệu chứng như đau trong lúc vận động thì không nên chơi đá banh, cầu lông, quần vợt, bóng chuyền… Nếu bị đau khớp vai thì không nên chơi các môn sử dụng tay quá đầu nhiều như quần vợt, cầu lông, bơi lội, bóng bàn.

Đặc biệt, phụ nữ không nên đi giày cao gót, giày có đế cứng và cao mà nên sử dụng các loại giày có đế thấp. Khi có dấu hiệu đau, cần đi khám sớm.

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan