Thiếu Thiamin (Vitamin B1) và những điều bạn nên biết

bệnh thiếu thiamin

Thiamin là loại vitamin thiết yếu trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh, tim và cơ. Cơ thể nếu thiếu hụt Thiamin liệu có nguy hiểm? Cùng Mediphar USA tìm hiểu về chức năng và nguy cơ do thiếu hụt loại vitamin này nhé!

Thiamin là gì? Có cần thiết không?

thiamin là gì
Thiamin hay còn được gọi là vitamin B1

Thiamin hay Thiamine là một loại vitamin B phức hợp. Nó được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và cực kỳ quan trọng để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. 

Vì là loại vitamin B được phát hiện đầu tiên nên Thiamin còn được gọi là vitamin B1.

Thiamin liên quan đến nhiều chức năng của cơ thể bao gồm hệ thần kinh, tim và cơ. 

Nó hoạt động với hơn 20 loại enzyme trong quá trình trao đổi chất. Đồng thời giúp chuyển hóa glucose thành carbohydrate để tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể. 

Vitamin B1 còn cần thiết để giữ cho gan, da, tóc và mắt khỏe mạnh. Chúng cũng đóng một vai trò trong hệ thần kinh và giữ cho chức năng não hoạt động tốt.

Cơ thể cần thiamine để tạo ra adenosine triphosphate (ATP), một phân tử vận ​​chuyển năng lượng bên trong tế bào.

Giống như các vitamin B khác, Thiamine hòa tan trong nước. Có nghĩa là loại vitamin không được lưu trữ trong cơ thể và cần phải bổ sung thường xuyên. 

8 Lợi ích sức khỏe của Vitamin B1 với cơ thể

thiamin có công dụng gì
Lợi ích sức khỏe của Thiamin

Vitamin B1 là chất dinh dưỡng thiết yếu để đảm bảo các mô trong cơ thể hoạt động tốt. Nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nhiều cơ quan như:

  • Vitamin B1 điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh, tim và não. Tham gia vào dòng chảy của các chất điện giải vào và ra khỏi các tế bào cơ và thần kinh.
  • Chuyển hóa carbonhydyrate và giải phóng năng lượng.
  • Duy trì thị lực tốt và tăng cường khả năng miễn dịch nên được sử dụng trong điều trị đục thủy tinh thể và mất khả năng miễn dịch ở bệnh nhân AIDS.
  • Duy trì sức khỏe tinh thần và có khả năng làm hỗ trợ chứng suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer.
  • Thúc đẩy chức năng thận khỏe mạnh và làm chậm sự khởi phát và phát triển của bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Ngăn ngừa các bệnh như beriberi, liên quan đến rối loạn tim, thần kinh.
  • Thiamin cũng có ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa và các vấn đề như kén ăn, viêm loét đại tràng, tiêu chảy.
  • Vitamin B1 có khả năng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Thiếu thiamin là gì? Những ai có nguy cơ thiếu Thiamin?

Nhìn chung cơ thể không yêu cầu cung cấp lượng vitamin B1 quá cao.

Tuy nhiên nó cần phải được bổ sung mỗi ngày bởi Thiamin không được tự tổng hợp và cũng không lưu trữ lâu trong cơ thể.

Thiếu hụt thiamine là tình trạng bệnh lý do lượng thiamine trong cơ thể quá thấp so với mức cần thiết. 

Trong khi đó, trung bình mỗi người cần khoảng 1-3mg lượng thiamin mỗi ngày. 

Thiếu Thiamin dẫn đến bệnh gì?

Không cung cấp đủ Thiamin lâu dài sẽ dẫn đến chứng bệnh thần kinh do tổn thương dây thần kinh ngoại vi. Bao gồm:

Bệnh Beriberi (bệnh tê phù)

tác hại thiếu thiamin
Chứng tê phù do thiếu thiamin

Beriberi có thể gây ra chức năng thần kinh bất thường, suy tim và sưng chân.

Có 2 dạng bệnh beriberi (tê phù) phổ biến là:

  • Tê phù ướt: ảnh hưởng tim mạch và  tuần hoàn, gây nhịp tim nhanh, khó thở, phù nề. Trường hợp khẩn cấp kèm theo suy tim và nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Tê phù khô: tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê tay, chân, lú lẫn, khó di chuyển và thậm chí là nguy cơ liệt cơ.

Hội chứng thần kinh Wernicke-Korsakoff 

bệnh não do thiếu thiamin
Hội chứng thần kinh Wernicke-Korsakoff  do uống nhiều rượu

Hội chứng Wernicke Korsakoff là sự kết hợp giữa bệnh não Wernicke và bệnh tâm thần  Korsakoff. Thường gặp ở những người nghiện rượu, thiếu Thiamin.

  • Bệnh não Wernicke thường gây ra các triệu chứng như: rối loạn nhãn cầu, rối loạn tiền đình, phản xạ kém, di chuyển chậm chạp, lú lẫn, mất tập trung. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hôn mê và tử vong.
  • Bệnh thần kinh(mất trí nhớ) Korsakoff gồm các triệu chứng: Trí nhớ tức thời bị suy giảm nặng, mất phương hướng, thay đổi cảm xúc và các triệu chứng rối loạn tâm thần khác.

Bệnh Beriberi ở trẻ

Dạng này xảy ra ở trẻ sơ sinh (thường từ 3 đến 4 tuần tuổi) được bú sữa mẹ bởi người mẹ bị thiếu thiamin. Những trường hợp này có thể xảy ra tình trạng có thể xảy ra đột ngột. 

Hoặc trẻ có thể bị mất giọng (mất tiếng) ở một mức độ nào đó và có thể không có một số phản xạ nhất định.

Các đối tượng có nguy cơ thiếu thiamin cao

người bị thiếu hụt thiamin
Những ai có nguy cơ thiếu thiamin cao?

Nhìn chung bệnh thiếu hụt thiamin chỉ thường xảy ra ở các nước đang hoặc kém phát triển do chế độ nghèo nàn. 

Tuy nhiên một bài bệnh lý cũng có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa và hấp thu vitamin B1 của cơ thể.

9 trường hợp dưới đây là các đối tượng có khả năng thiếu hụt thiamin cao hơn so với người khỏe mạnh bình thường:

  • Người có chế độ ăn uống kém hoặc mắc chứng biếng ăn.
  • Người ăn uống thiếu cân bằng: chủ yếu là bột mì trắng, đường trắng và các loại carbohydrate đã qua chế biến và ít ăn protein hay chất béo.
  • Tập thể dục và vận động nhiều nhưng không cung cấp đủ calo cần thiết cũng có thể gây thiếu hụt Thiamin.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú sẽ tăng nhu cầu bổ sung Thiamin cao hơn so với bình thường.
  • Người thường xuyên uống rượu: dễ dẫn đến thiếu hụt thiamin do ăn uống thiếu chất và cản trở khả năng hấp thu, chuyển hóa vitamin B1 trong cơ thể.
  • Một số tình trạng rối loạn như: rối loạn chuyển hóa, tuyến giáp hoạt động quá mức, rối loạn gan…cũng có thể gây thiếu hụt vitamin B1.
  • Mắc các bệnh nan y như ung thư, HIV dẫn đến giảm hấp thu dinh dưỡng và thiếu hụt thiamin.
  • Người già cũng là đối tượng dễ thiếu thiamine do ăn uống kém, suy giảm khả năng hấp thu và sử dụng nhiều loại thuốc.
  • Ăn nhiều thực phẩm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thiamin như trà, hải sản, cà phê…

8 triệu chứng dễ gặp phải khi cơ thể thiếu Thiamin 

Các triệu chứng của thiếu B1 có rất nhiều và thường liên quan đến hệ thống thần kinh, cơ bắp và đường tiêu hóa.

Tuy nhiên phần lớn các triệu chứng rất chung chung và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng bao gồm:

Chán ăn, sụt cân

tác hại thiếu vitamin b1
Thiếu thiamin gây biếng ăn và sụt cân nghiêm trọng

Chán ăn là một trong những triệu chứng đầu tiên khi cơ thể thiếu hụt vitamin B1. Chán ăn lâu ngày dẫn tới giảm cân thụ động và các nguy cơ tiềm ẩn khác.

Việc xuất hiện tình trạng chán ăn khi thiếu thiamin có thể là do thiamin ảnh hưởng đến các tín hiệu đói và no trong não bộ.

Kết quả là bạn thường xuyên có cảm giác không muốn ăn, bỏ bữa và thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết do không ăn uống đủ chất.

Cơ thể mệt mỏi

Thiếu vitamin B1 cũng có thể khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi tùy vào mức độ nghiêm trọng. 

Triệu chứng này là do thiếu thiamin khiến cơ thể không cung cấp đủ lượng năng lượng cần thiết.

Lú lẫn, mất trí nhớ ngắn hạn

vitamin b1 có tác dụng gì
Tình trạng lú lẫn, hay quên khi cơ thể thiếu viamin B1

Cơ thể thiếu lượng vitamin B1 cần thiết sẽ dễ dẫn đến tình trạng dễ quên những điều đã nghe, đã làm gần đây. 

Ngoài ra bạn cũng có thể bị mất khả năng suy nghĩ hoặc lập luận một cách tập trung, rõ ràng so với bình thường.

Tâm trạng khó chịu, hay cáu kỉnh

Thiếu hụt thiamine có thể gây ra một số thay đổi trong tâm trạng như: cáu kỉnh hoặc dễ buồn bực.

Đây thường là một trong những dấu hiệu sớm nhất của sự thiếu hụt thiamine và có thể xuất hiện kèm theo cảm giác mệt mỏi.

Dây thần kinh bị tổn thương

Dấu hiệu nghiêm trọng khi thiếu hụt thiamin (beriberi) kéo dài là sự tổn thương dây thần kinh dẫn đến bệnh về thần kinh. 

Đồng thời làm giảm khả năng phản xạ của cơ thể, ảnh hưởng đến việc di chuyển.

Ngoài ra nó cũng có thể dẫn tới tình trạng động kinh gây ra những bất thường tạm thời về trương lực cơ hoặc cử động (ví dụ như cứng, co giật hoặc đi khập khiễng).

Tay chân ngứa ran

Cảm giác ngứa ran, như kim châm ở tay và chân cũng có thể là một biểu hiện của sự thiếu hụt thiamin.

Vì thiamine rất cần thiết cho chức năng của các dây thần kinh tay và chân. Khi không có đủ thiamine, có thể dẫn đến dị cảm.

Theo thời gian, sự thiếu hụt thiamine không được điều trị có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn đối với các dây thần kinh ngoại vi.

Thị giác suy giảm

Do vai trò của thiamine trong việc duy trì các dây thần kinh khỏe mạnh, sự thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác trong mắt.

Cụ thể, là gây sưng dây thần kinh thị giác dẫn đến mờ mắt. Nếu không được điều trị, tổn thương dây thần kinh thị giác cuối cùng có thể dẫn đến mất thị lực. Tuy nhiên rất hiếm gặp.

Mê sảng

Thiếu thiamine có thể dẫn đến mê sảng và kèm theo các biểu hiện như lú lẫn, giảm nhận thức và không có khả năng suy nghĩ rõ ràng.

Thiếu thiamine nghiêm trọng có thể dẫn đến sự phát triển của hội chứng Wernicke- Korsakoff (WKS). 

Hội chứng này liên quan đến tổn thương não và có các triệu chứng mê sảng, lú lẫn, ảo giác, mất trí nhớ…

Chứng WKS thường xuất phát từ nguyên nhân thiếu thiamin và lạm dụng rượu.

Làm thế nào để bổ sung đủ lượng Thiamin cần thiết?

Phần đa người khỏe mạnh bình thường đã có đủ lượng Thiamin cần thiết thông qua chế độ ăn bình thường.

Với những người đang thiếu hoặc có nguy cơ thiếu hụt Thiamin, có 2 cách cơ bản để bổ sung chúng là:

Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu Thiamin

thực phẩm giàu vitamin b1
Ăn nhiều thực phẩm giàu thiamine

Thiamin không được lưu trữ lâu trong cơ thể nên chúng ta cần cung cấp liên tục thông qua chế độ ăn uống hàng ngày với các loại thực phẩm như:

  • Nguồn thực phẩm giàu Thiamin nhất là bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt được tăng cường thêm Thiamin. 
  • Ngoài ra lớp ngoài và mầm của ngũ cốc, men bia, thịt bò, thịt lợn, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt và đậu cũng có chứa hàm lượng cao vitamin B1.
  • Trong các loại trái cây và rau như súp lơ, gan, cam, trứng, khoai tây, măng tây và cải xoăn.
  • Ngũ cốc ăn sáng và các sản phẩm làm từ bột trắng hoặc gạo trắng có thể được bổ sung vitamin B.

Cách chế biến thực phẩm cũng cần được chú ý. Thiamin có thể bị mất hoặc bị phá hủy trong thực phẩm khi chúng được nấu chín, đặc biệt nếu chúng có thời gian nấu lâu hoặc được nấu trong một lượng lớn nước.

Ngoài ra gạo trắng không được làm giàu sẽ chỉ chứa một phần mười so với lượng thiamin có trong gạo lứt.

Sử dụng sản phẩm bổ sung Thiamin.

Ngoài chế độ ăn thì sử dụng các viên uống bổ sung Thiamin cũng là một phương pháp để phòng tránh thiếu hụt Thiamin.

Vitamin B1 có trong hầu hết các chất bổ sung vitamin tổng hợp phổ biến trên thị trường.

Tùy vào tình trạng cơ thể và độ tuổi sẽ có nhu cầu tiêu thụ lượng vitamin thích hơi. Tuy nhiên liều lượng Thiamin bổ sung được khuyên dùng là:

  • Nam giới từ 14 tuổi trở lên nên tiêu thụ 1,2 mg / ngày.
  • Phụ nữ từ 14 đến 18 tuổi nên tiêu thụ 1,0 mg / ngày.
  • Phụ nữ từ 19 tuổi trở lên nên tiêu thụ 1,1 mg / ngày, tuy nhiên phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú có thể cần nhiều hơn và nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Sản phẩm bổ sung Thiamin nào tốt nhất hiện nay?

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp bổ sung Thiamin nhanh chóng ngoài chế độ ăn uống, Century 2015 sẽ là một lựa chọn rất phù hợp.

Century 2015  do Mediphar USA sản xuất là sản phẩm bổ sung các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp cho hoạt động mỗi ngày. 

viên bổ sung vitamin century
Viên bổ sung vitamin và khoáng chất Century 2015

Thực phẩm bổ sung Century 2015 phù hợp dùng cho bà bầu, trẻ nhỏ đang phát triển, người già, người ốm dậy. 

Giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu chất và đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của cơ thể đồng thời thúc đẩy sự phát triển tự nhiên.

Century 2015 là giải pháp bổ sung dưỡng chất đa năng và tiện lợi.  Chỉ với 1-2 viên nang Century 2015 mỗi ngày, bạn đã có thể sung hơn 13 loại vitamin và 17 loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Liên hệ Ở đây  để nhận tư vấn và mua viên bổ sung vitamin Century 2018 với giá ưu đãi!

Chẩn đoán và Điều trị chứng thiếu hụt Thiamine

Ngoài nhận biết theo các triệu chứng đã kể trên, thiếu hụt Thiamin thường được chẩn đoán bằng các bài kiểm tra sức khỏe như: thay đổi hành vi hoặc khả năng vận động và các xét nghiệm thí nghiệm khác.

Các bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm xét nghiệm máu nhằm đo hoạt động của enzym transketolase. Do nó có liên quan đến lượng thiamin trong cơ thể.

Tất cả các dạng thiếu thiamin đều được điều trị bằng cách bổ sung thiamin. Ở dạng lâm sàng nhẹ, cách tốt nhất là bổ sung qua chế độ ăn hoặc thuốc bổ sung vitamin.

Điều trị thiếu Thiamine bằng tiêm tĩnh mạch.

Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp tiêm Thiamin liều cao vào tĩnh mạch. 

Khi được điều trị đúng cách, hầu hết đều có khả năng hồi phục hoàn toàn. Với người mắc hội chứng Wernicke-Korsakoff sẽ bị một số tổn thương não vĩnh viễn.

Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh beriberi có thể tái phát nhiều năm sau khi hồi phục.

Tổng kết

Thiếu hụt Thiamin sẽ ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tổng quan của cơ thể đồng thời có nguy cơ phát triển các bệnh lý thần kinh nếu kéo dài.

Bổ sung Thiamin qua chế độ ăn và sản phẩm bổ sung như Century 2018 là cách hiệu quả để ngăn ngừa việc thiếu Thiamin.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan