Glucosamine Sulfate là gì? Đây là một chất rất thường gặp trong các sản phẩm chức năng dành cho người bệnh viêm khớp. Vậy lợi ích của chất này như thế nào, cách dùng ra sao cho hiệu quả? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây!
Glucosamine Sulfate là chất gì?
Glucosamine Sulfate là gì?
Glucosamine Sulfate là một dạng tồn tại của Glucosamine. Đây cũng là dạng chất được giới khoa học quan tâm và nghiên cứu nhiều nhất.
Glucosamine Sulfate là loại đường tự nhiên được tìm thấy trong chất lỏng và các mô đệm (sụn) của khớp. Chúng cũng được tìm thấy từ các loại động vật có vỏ như mai cua biển, tôm hùm, sò, hến, …
Hiện nay, 21 Sulfat được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như dạng lỏng, dạng viên thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cực kỳ tiện dụng.
Lợi ích khi bổ sung Glucosamine Sulfate
Các nghiên cứu đã chỉ ra Glucosamine Sulfate mang lại nhiều tác dụng tích cực.
Với thành phần muối Sulfate đóng vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo và sửa chữa các sụn quanh khớp. Ngoài ra nó cũng bảo vệ sụn và ngăn không cho sụn phân hủy bởi các enzym.
Đối với người bệnh viêm xương khớp, sử dụng Glucosamine Sulfate qua đường uống có thể làm chậm quá trình viêm, giảm các triệu chứng đau cho các trường hợp viêm khớp đầu gối, hông, cột sống, thái dương – hàm dưới, …
Viên uống Glucosamine Sulfate
Đối với nam giới khi bị chấn thương đầu gối, Glucosamine Sulfate cũng hỗ trợ uốn cong lại đầu gối một cách dễ dàng hơn. Song song đó sẽ làm chậm quá trình viêm xương khớp.
Tuy nhiên, Glucosamine Sulfate cần phải có khoảng thời gian nhất định từ 4 – 8 tuần mới có thể phát huy hiệu quả tối ưu trong việc giảm các cơn đau nhức.
Theo một số nghiên cứu y khoa cho thấy, Glucosamine Sulfate còn có những mặt lợi sau:
Glucosamine Sulfate
- Hỗ trợ bệnh viêm đường ruột: căn bệnh này có liên quan mật thiết đến sự thiếu hụt glycosaminoglycan. Thế nên, sau khi bổ sung hàm lượng cần thiết của chất này có thể cải thiện được tình trạng viêm nhiễm.
- Chữa trị bệnh đa xơ cứng: Khi kết hợp Glucosamine Sulfate với phương pháp điều trị bệnh đa xơ cứng truyền thống, sẽ có thể làm giảm sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Cải thiện bệnh tăng nhãn áp: sức của của đôi mắt có thể trở nên tốt hơn, ngăn ngừa được sự lão hóa sớm ở võng mạc khi được bổ sung thêm Glucosamine Sulfate.
- Điều trị viêm khớp thái dương hàm: Sự kết hợp của Glucosamine Sulfate và Chondroitin sẽ giảm đau, kháng viêm và tăng khả năng linh hoạt của hàm hơn.
Lưu ý cách dùng Glucosamine Sulfate
1. Thời điểm sử dụng
Glucosamine Sulfate là một chất rất tốt cho sức khỏe, nhưng không dễ dàng hấp thu. Thời điểm tốt nhất để sử dụng là trong hoặc ngay sau bữa ăn. Lưu ý uống nhiều nước để cơ thể hấp thu tốt hơn.
2. Liều dùng
Liều dùng glucosamin sulfate
Đối với người bị bệnh xương khớp thì Glucosamine được khuyến cáo nên dùng ở mức 1200-1500mg mỗi ngày.
Liều dùng trong nhiều nghiên cứu để điều trị thoái hóa khớp gối là Glucosamine Sulfate 750mg dạng viên nén và uống ba lần trong một ngày.
Tuy nhiên, có nhiều dạng glucosamine khác nhau, nên cần kiểm tra thành phần của chất bổ sung. Ngoài ra, còn có thêm loại Glucosamine Sulfate 1500mg uống mỗi ngày một viên.
Glucosamine Sulfate không hoạt động một cách nhanh chóng, do đó bạn cần duy trì sử dụng trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tuần mới có thể phát huy tác dụng giảm đau.
3. Tác dụng phụ
Cho đến nay, Glucosamine Sulfate được đánh giá là khá an toàn cho sức khỏe người dùng, ngay cả khi sử dụng trong nhiều năm.
Một số ít có thể gặp vài tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, đau đầu, ợ nóng, phát ban, buồn nôn… Đặc biệt là các bệnh nhân bị đái tháo đường hay hạ đường huyết. Tuy nhiên, những tác dụng không mong muốn này cũng ít xảy ra.
Bên cạnh đó, Glucosamine Sulfate có thể ảnh hưởng ít nhiều đến lượng đường trong máu và insulin. Thế nên, những người đang hoặc có tiền sử bệnh tiểu đường cũng nên cân nhắc sử dụng.
Theo một số nghiên cứu y khoa cũng cho thấy, hoạt chất Glucosamine Sulfate cũng có thể làm tăng lượng cholesterol xấu.
Quan trọng nhất chính là hãy lưu ý thành phần này khi phản ứng với một số loại thuốc sau đây sẽ gây ra tình trạng nguy hiểm cho cơ thể:
- Warfarin ( Coumadin )
- Tylenol
- Các nhóm thuốc hóa trị: Adriamycin, Rubex, Etoposide và Vumon
- Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Amaryl, glyburide, insulin, pioglitazone và rosiglitazone.
Tốt nhất, trước khi sử dụng bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về cách sử dụng, liều lượng và thời gian dùng. Từ đó có thể phát huy được tác dụng cải thiện tình trạng bệnh của Glucosamine Sulfate.
4. Glucosamine Sulfate không có hiệu quả ở nhóm đối tượng nào?
Thành phần này được cho là có tác dụng giảm đau đầu gối cực kỳ tốt với những ai có bệnh về xương khớp từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ở một số đối tượng, Glucosamine Sulfate không thể phát huy được công dụng của mình. Cụ thể là:
- Người bị thừa cân, béo phì
- Người có cơn đau kéo dài trong một thời gian quá lâu
- Những người đau đầu gối nhẹ
- Những người mắc bệnh hen suyễn
- Người có tiền sử hay đang bị bệnh tiểu đường
- Những ai có chỉ số cholesterol cao
- Người dị ứng với các loại động vật có vỏ
- Dùng Glucosamine Sulfate trước 2 tuần với những ai chuẩn bị phẫu thuật
Glucosamine 1500 – Viên uống “bổ xương”, dồi dào Glucosamine Sulfate
Không bỏ qua những lợi ích tuyệt vời của Glucosamine Sulfate, các chuyên gia Mediphar USA đã cải tiến và đưa ra thị trường viên uống Glucosamine 1500 Bone & Joint.
Đây là sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp có thành phần Glucosamine Sulfate cao trên thị trường hiện nay.
Sự xuất hiện của thành phần Chondroitin Sulfate cũng là hoạt chất được công nhận rộng rãi về hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp.
Tiến sĩ Jason Theodosakis nhận định: khi được sử dụng với hình thức bổ sung, 2 hoạt chất Glucosamine Sulfate và Chondroitin Sulfate đã cho thấy khả năng thay đổi những thương tổn trong sụn khớp. Cả hai chất này được phát huy hiệu quả cao nhất khi sử dụng kết hợp với nhau.
Ngoài ra, Vitamin D3, Natri và Canxi cũng góp phần tạo nên mô sụn cho cơ thể, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt. Đồng thời làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do thoái hóa xương khớp.
Tham khảo thêm thông tin sản phẩm:
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0903 893 866 để được Chuyên viên tư vấn miễn phí.
Glucosamine Sulfate có ở đâu?
Việc bổ sung Glucosamine Sulfate là điều vô cùng cần thiết với các bệnh nhân có vấn đề về bệnh xương khớp. Và cách nhanh nhất chính là thông qua các thực phẩm ăn uống hằng, cụ thể như:
- Cá: đây là loại thực phẩm có chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Hàm lượng omega-3 trong cá rất dồi dào, sẽ kiểm soát được mức độ nghiêm trọng của các bệnh xương khớp, giảm viêm nhiễm và đau nhức hiệu quả.
Những loại cá được gói ý là cá hồi, cá ngừ, …
- Thịt bò, gà, tôm: các loại thịt của những loại thịt hay hải sản này đều chứa một hàm lượng axit hyaluronic giúp bôi trơn sụn khớp, giúp cho sự hoạt động của xương khớp trơn tru hơn.
- Sữa: Một số dòng sữa có bổ sung Glucosamine là giải pháp cực kỳ tiện lợi. Bởi nó vừa cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng như các loại vitamin, canxi rất tốt cho sự phát triển của xương, đặc biệt là ở những người cao tuổi.
- Hạnh nhân: Trong hạnh nhân có chứa cả Glucosamine và Omega – 3 là 2 thành phần rất hữu ích cho việc “bồi bổ” xương khớp mỗi ngày. Ngoài ra, hạnh nhân còn làm giảm viêm, hạn chế cơn đau.
- Trứng: Để xương khớp luôn chắc khỏe, không bị lão hóa sớm và hoạt động trơn tru, hãy ăn trứng để bổ sung thêm các dưỡng chất cũng như đủ lượng đậm.
- Đậu nành, Đậu phộng: Đây đều là những loại đậu có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là collagen. Đây là một chất xúc tác rất tốt để hạn chế làm sụn vỡ vụn. Đồng thời bổ sung lysine, axit amin để tái tạo lại sụn.
- Nước hầm xương ống, sụn động vật: Các chuyên gia dinh dưỡng từng khuyên rằng nên dùng nước hầm xương thay cho nước canh được nêm quá nhiều gia vị mỗi ngày theo thói quen của các gia đình Việt hiện nay.
Bởi khi hầm nước súp hay canh từ xương ống hay sụn bò sẽ gia tăng lượng Glucosamine và Chondroitin nạp vào cơ thể để tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Các loại rau xanh và trái cây: Không chỉ tốt cho các bệnh viêm khớp mà rau xanh trước giờ vẫn luôn đảm bảo cho sức khỏe cơ thể bởi chứa một lượng lớn vitamin và chất xơ.
Cụ thể là cải xoăn, rau bina, bắp cải, cải thìa, cải mầm, … sẽ làm giảm tình trạng đau khớp, thoái hóa khớp rất hiệu quả. Ở một số loại rau cải còn có vitamin K giúp tăng mật độ xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa rạn xương hông.
Một số loại quả như dứa, chanh, bưởi, đu đủ, … có tính kháng viêm và cung cấp vitamin C rất tốt cho bệnh đau khớp.
Ngoài ra, một số gợi ý khác có thể bạn chưa biết sẽ hỗ trợ tốt phần nào cho các loại bệnh viêm khớp như: Muối Avocado-soybean unsaponifiables, nghệ, vitamin C và dầu cá.
Hỏi đáp cùng chuyên gia – bác sĩ
Q: Bị đau khớp nên kiêng ăn gì?
A: Nhóm thực phẩm mà những ai có bệnh về khớp nên hạn chế ăn là: các loại thịt đỏ, lòng động vật, thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, xúc xích, bánh kẹo, bơ, thịt mỡ, cà pháo, bia, rượu, nước ngọt, cà phê, củ kiệu, bắp, canh cua, thịt chó.
Q: Ăn thịt gà có đau xương khớp không?
A:Thit gà là loại thực phẩm có chứa rất nhiều protein và axit amin. Ngoài ra trong thịt gà còn có rất nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe và các khoáng chất thiết yếu. Vậy nên, đây là loại thực phẩm không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn không gây bất kỳ cơn đau nào cho xương khớp.
Q: Không nên dùng Glucosamine với các loại thuốc nào?
A: Không nên uống Glucosamine cùng lúc với các thuốc chống đông máu. thuốc điều trị tăng lipid, thuốc trợ tim, Paracetamol.
Glucosamine Sulfate là gì thì giờ đây chúng ta đã có một lượng kiến thức nhất định. Đây là hoạt chất rất cần thiết cho hệ xương khớp cho một cơ thể khỏe mạnh. Thế nên, nếu đang có vấn đề gì trong mọi cử động hằng ngày, hãy để viên uống Glucosamine 1500 Bone & Joint đồng hành cùng bạn ngay từ bây giờ.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.