Chromium (Crom) và 7 điều về sức khỏe có thể bạn chưa biết

chromium là nguyên tố gì

Có thể bạn chưa biết nhiều về Chromium, một khoáng chất vi lượng thiết yếu.  Chromium giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng đa lượng để cung cấp năng lượng cho cơ bắp và não bộ. Cùng Mediphar tìm hiểu về Chromium nhé!

Tìm hiểu về khoáng chất Chromium 

Chormium hay Crom là một khoáng chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và trong môi trường. 

Có hai dạng Crom thường thấy là: hóa trị ba (crom 3+) và hóa trị sáu (crom 6+).

Dạng hóa trị ba được tìm thấy trong thực phẩm, còn Crom hóa trị sáu, là chất độc, được tìm thấy trong các chất thải ô nhiễm công nghiệp.

Nhìn chung, khoáng chất này có thể giúp cơ thể phân hủy và hấp thụ carbohydrate, chất béo và protein. Nó cũng hỗ trợ vai trò của insulin, một loại hormone quan trọng đối với sự hấp thụ và lưu trữ glucose (đường trong máu).

Cơ thể không thể sản xuất crom nên phải tiêu thụ nó thông qua chế độ ăn uống. Các nghiên cứu hiện tại vẫn chưa thể xác định toàn bộ vai trò và tầm quan trọng của crom đối với cơ thể con người.

Chormium có tác dụng như thế nào tới sức khỏe?

Các lợi ích sức khỏe của Chormium chủ yếu liên quan đến tác dụng của nó trong việc giúp cơ thể phân hủy đường và carbohydrate. 

Trong quá trình chuyển hóa thức ăn, crom cũng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của insulin. 

Crom thúc đẩy hoạt động của insulin

Chromium tăng cường chức năng này của insulin bằng cách hoạt động như một tín hiệu đến các tế bào, cho phép insulin vận chuyển glucose bên trong dễ dàng hơn.

Nếu không hấp thụ đủ crom, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý việc vận chuyển glucose vào tế bào và sự thiếu hụt crom có ​​thể dẫn đến lượng đường huyết cao.

khoang chat chromium
Chromium giúp kiểm soát lượng glucose trong máu

Vai trò của Chormium trong việc kiểm soát đường huyết đã dẫn đến giả thuyết rằng việc bổ sung crom có ​​thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho những kết quả khác khau.

Một vài nghiên cứu cho thấy người dùng chất bổ sung có chứa crom có nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn. Việc bổ sung crom cũng có tác động tích cực với kiểm soát lượng trong máu ở người bị bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại khẳng định ít bằng chứng thấy chormium giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người mắc tiểu đường loại 2. 

Tóm lại, vẫn cần có nhiều bằng chứng hơn về tác dụng của việc bổ sung crom đối với việc kiểm soát đường huyết đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Crom và các ứng dụng khác

chromium la chat gi
Chromium là chất gì?

Một số chuyên gia cũng cho rằng, Chromium có ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe tim mạch. Người ta cho rằng crom có ​​thể ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu và chất béo trung tính. Tuy nhiên cơ chế hoạt động chưa được chứng minh rõ ràng.

Nhìn chung một số kết quả nghiên cứu đã dẫn đến giả thuyết rằng crom có ​​thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tất nhiên các kết quả này còn nhiều hạn chế và nghiên cứu thêm.

Ngoài ra, Chormium cũng được cho là có ích trong:

  • Bổ sung Crom giúp giảm cân: Một vài nghiên cứu chỉ ra bổ sung picolinate crom giảm lượng thức ăn, cảm giác đói và thèm ăn.
  • Chormium có khả năng chống trầm cảm: Bằng cách tăng cường giải phóng norepinephrine, một  chất dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng khác .

Tuy nhiên các kết quả đều chưa qua thử nghiệm lâm sàng và cần có thêm thời gian nghiên cứu thêm để xác định.

Chromium có trong những loại thực phẩm nào? Liều lượng khuyến nghị?

Nguồn thực phẩm chứa Crom

Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, động vật có vỏ, trứng, trái cây và rau quả là nguồn cung cấp crom chủ yếu. 

Đặc biệt, trai, quả hạch Brazil, hàu và lê có các loại thực phẩm chứa hàm lượng số lượng crom cao nhất. 

Nhu cầu crom của cơ thể có thể được đáp ứng dễ dàng thông qua một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm thịt, ngũ cốc, cá và nhiều loại sản phẩm khác nhau. 

Vitamin C giúp tăng cường sự hấp thụ crom trong đường tiêu hóa, do đó, tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C có thể ảnh hưởng tích cực đến quá trình hấp thụ crom của cơ thể. 

Các chất bổ sung Chromium cũng có sẵn, nhưng có rất ít bằng chứng chứng minh tác dụng khi sử dụng chúng. Dạng crôm được dung nạp tốt nhất và dễ hấp thụ nhất là crôm picolinate. 

chromium có trong thực phẩm nào
Thực phẩm chứa Crom

Liều lượng crom khuyên dùng

Mặc dù không có khuyến nghị cho phép bổ sung crom, nhưng một lượng đủ và an toàn hàng ngày ở người lớn là từ 50 đến 200 µg.

Không giống như các chất dinh dưỡng đa lượng, Chormium là loại khoáng chất vi lượng. Cơ thể được tiêu thụ hàng trăm gam mỗi ngày, vi chất dinh dưỡng được tiêu thụ hàng ngày dưới dạng microgam (µg) hoặc miligam (mg). 

Chromium giúp kiểm soát sự trao đổi chất của toàn bộ cơ thể, bao gồm cách một người sử dụng năng lượng và mọi người hoạt động tốt như thế nào.

Lợi ích và rủi ro của việc bổ sung crom?

Chromium picolinate là một chất bổ sung phổ biến thường được bán trên thị trường cho dành cho người muốn tập cơ bắp hoặc giảm cân. Một số vận động viên bổ sung chromium để nâng cao hiệu suất và tăng năng lượng.

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy bổ sung crom có ​​thể góp phần giảm cân và giúp tăng khối lượng cơ. Tuy nhiên còn thiếu nhiều cơ sở để chứng minh cho nhận định này.

Một số trường người dùng chất bổ sung chormium gặp phải các tác dụng phụ như phân có nước, chóng mặt, nhức đầu và nổi mề đay cũng đã được ghi nhận.

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, cần nghiên cứu thêm về tính an toàn và hiệu quả của việc bổ sung crom. Đồng thời cũng không khuyến khích mọi người tự bổ sung crom mà nên hỏi thăm kĩ ý kiến bác sĩ. 

có nên bổ sung crom
Nên hay không nên bổ sung Crom?

Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu hụt crom?

Nghiên cứu ban đầu trên động vật được thực hiện vào những năm 1960 cho thấy sự thiếu hụt crom có ​​thể dẫn đến lượng đường trong máu được kiểm soát kém. 

Sự thiếu hụt crom ở người thường là rất hiếm. Những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt Crom cao là:

  • Bệnh nhân được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch (TPN) thiếu chromium.
  • Nhóm có nguy cơ bị tăng mất crom thông qua bài tiết nước tiểu, bao gồm các vận động viên và những người tiêu thụ chế độ ăn nhiều đường đơn.
  • Thời kỳ mang thai và cho con bú nhu cầu Chromium cũng cao hơn, khiến phụ nữ thuộc những đối tượng này có nguy cơ thiếu crôm cao hơn.
lợi ích sức khỏe của crom
Vận động viên có nguy cơ thiếu crom cao do tiêu tốn nhiều năng lượng

Những rủi ro của việc dùng quá nhiều crôm là gì?

Hiện vẫn chưa có xác định về giới hạn lượng chromium tối đa được hấp thu vào cơ thể. 

Nguyên nhân là có rất ít tác dụng phụ nghiêm trọng được ghi nhận liên quan đến việc hấp thụ quá nhiều crom. 

Tuy nhiên, crom trong chế độ ăn uống chỉ là một dạng, ngoài ra còn có những dạng crôm khác có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. 

Ví dụ như Chromium trong các nguồn công nghiệp có thể được coi là chất gây ung thư khi phơi nhiễm mãn tính hoặc lâu dài.

Tổng kết

Chromium là một trong những khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần có để hoạt động tốt nhất. Cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ crom và hầu hết đều được đáp ứng đủ qua một chế độ ăn lành mạnh. 

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan