Tên thuốc thường khó nhớ vì có rất nhiều loại và còn được đặt theo danh pháp quốc tế. Mặc dù vậy, đối với các dược sĩ, đặt biệt là các bạn trẻ cần phải nhớ tên những loại thuốc này để phục vụ trong quá trình học tập và làm việc của mình. Nếu các bạn chưa biết cách học tên thuốc tây làm sao để dễ nhớ, thì hãy cùng chuyên gia Thiều Thị Ngọc – Giám đốc chất lượng nhà máy Mediphar USA tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Bài viết được tham vấn bởi Dược sĩ Thiều Thị Ngọc
Vì sao học tên thuốc lại khó nhớ?
Tên các loại thuốc thường được đặt và gọi theo danh pháp quốc tế (tiếng Anh, tiếng Latin) nên dễ dẫn tới việc khó ghi nhớ. Ngoài ra, một số loại thuốc nằm trong danh mục LASA cũng khiến cho các dược sĩ trẻ khó khăn trong việc học tên.
Danh mục thuốc LASA
Danh mục thuốc LASA (Look Alike – Sound Alike) là danh mục thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau. Có 3 loại LASA như sau:
- Thuốc nhìn giống nhau, đọc giống nhau (Look alike, sound alike): Thuốc có bao bì trực tiếp hoặc gián tiếp tương tự nhau và có cách đọc hoặc cách viết tương tự nhau.
- Thuốc đọc giống nhau, nhìn khác nhau (Sound alike): Là thuốc có tên phát âm tương tự nhau hay có cách viết tương tự nhau. Dễ bị nhầm lẫn trong quá trình lưu trữ, kê đơn, cấp phát, giao nhận và sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
- Thuốc nhìn giống nhau, đọc khác nhau (Look alike): Thuốc được đóng gói trong bao bì trực tiếp (vỉ, viên, ống, lọ, chai, túi) hoặc bao bì gián tiếp (thùng, hộp) tương tự nhau về hình dạng, màu sắc, kích thước và thiết kế trên bao bì.
Một số tên thuốc giống nhau dễ gây nhầm lẫn
Ergotamin/Ergometrin
Ergotamin là thuốc dùng điều trị bệnh đau nửa đầu. Nhưng vì giống nhau ở phần đầu “Ergo” nên rất dễ nhầm sang thuốc Ergometrin có tác dụng cầm máu.
Avelox/Levonox (Lovenox)
Avelox là thuốc dùng để trị các nhiễm khuẩn tiết niệu. Nhưng vì giống nhau ở âm đuôi cuối “ox” nên nhiều Dược sĩ nhầm lẫn với thuốc Levonox có tác dụng trị tăng đông máu. Rõ ràng là một bên “đánh” vào vi khuẩn, một bên “đánh” vào đông máu, nhưng chẳng may do cách phát âm na ná nhau nên nhiều khi người ta đã đè một bệnh nhân nhiễm khuẩn ra để kê thêm cho liều chống đông máu, mặc dù 2 bệnh không có liên quan gì với nhau.
Ikaran/Tanakan
Ikaran chuyên trị bệnh đau nửa đầu. Nhưng vì nó cùng vần “an” với Tanakan nên rất dễ nhầm lẫn. Thuốc này không thể và không có khả năng cắt cơn đau nửa đầu, nhưng người ta đôi khi cứ nhầm lẫn nó với Ikaran như một anh em song sinh vậy. Thật ra, chúng không có họ hàng gì với nhau.
Spartein/Sparmaverin
Nói đến sự nhầm lẫn thì sự trùng hợp tên thì không thể bỏ qua thuốc Spartein (gây tăng co bóp cơ) và Sparmaverin (chống lại sự co bóp cơ trơn)
Hai thuốc khác nhau hòa toàn về công dụng, nhưng do cùng có chữ S, hoặc do phát âm vần đầu “Spar” giống nhau nên nhiều nhà thuốc cứ nghĩ Spartein là biệt dược đặc biệt của Sparmaverin. Và họ đã không ngần ngại điều chuyển một bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc tiêu hóa sang dùng thuốc suy tim.
Cenzitax/Cezirnate
Cezirnate là thuốc điều trị viêm đường hô hấp, nhưng nhiều dược sĩ hay nhầm Cezirnate với Cenzitax. Trong khi, Cenzitax là thuốc làm giãn mạch máu não, nhất là mạch máu tiền đình, được dùng để chống rối loạn tiền đình, chống say tàu xe khi dùng cùng với Nautamin.
Prospan/Proscar
Thuốc Prospan giúp trị ho chiết xuất từ cây thường xuân giúp long đờm, giảm ho, thường được các bà mẹ tự mua cho uống để chữa ho cho trẻ em. Thuốc Proscar là một thuốc chuyên để điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt, và hai thuốc này không có mối liên hệ nào với nhau.
Xem thêm: Công thức cắt liều thuốc tây
Cách học tên thuốc tây dễ nhớ dành cho các Dược sĩ trẻ
Học tốt dược lý – Bí quyết giúp học tên thuốc tây hiệu quả
Dược lý học hay dược học (pharmacology) là một môn khoa học liên quan đến thuốc hay tác động của dược phẩm. Cụ thể hơn, nó là môn nghiên cứu về tương tác xảy ra giữa cơ thể sống và các hóa chất tác động tới chức năng hóa sinh bình thường và bất thường. Nếu một chất có các đặc tính thảo dược, chúng được gọi là có dược tính. Theo kinh nghiệm của các dược sĩ đi trước, có 2 điểm quan trọng nhất khi học môn Dược lý bạn nhất định phải nhớ kĩ là: Cơ chế tác dụng của thuốc và cơ chế bệnh sinh của bệnh.
Vì tính chất của môn học, nên trong quá trình học bắt buộc các dược sĩ phải biết cách tổ chức các loại thuốc thông qua việc: phân loại các thuốc thành từng lớp, mỗi lớp thuốc tương tác với cơ thể, các dụng phụ của thuốc với cơ thể…. vậy nên học tốt dược lý sẽ giúp cho việc nhớ tên thuốc được dễ hơn. Nếu như các bạn dược sĩ trẻ nào hay quên tên thuốc có thể xem lại giáo trình dược lý để ôn lại, từ đó giúp ghi nhớ tên thuốc hiệu quả hơn.
Cách học tên thuốc tây thông qua cách sắp xếp các nhóm thuốc
Bạn có thể dễ dàng học tên thuốc tây thông qua cách sắp xếp các loại thuốc như sau:
- Sắp xếp các nhóm thuốc cần đặt tại vị trí riêng biệt, không theo thứ tự chữ cái, như theo số kệ, hoặc trong các thiết bị pha chế tự động. Sử dụng các kỹ thuật như in đậm và khác biệt màu sắc chữ để giảm sự nhầm lẫn khi sử dụng.
- Sắp xếp các thuốc LASA vào các tủ, kệ, khay chứa thuốc khác nhau.
- Các thuốc cấp phát lẻ đã bóc khỏi hộp thuốc phải để vào khay riêng hoặc phải tách riêng ra bằng vách ngăn nếu đựng trong cùng một khay thuốc.
- Dán nhãn bên ngoài các tủ, kệ, khay chứa thuốc và dán ở vị trí dễ thấy.
- Khi nhập và cấp phát thuốc cần đọc kỹ đơn thuốc, sổ hoặc phiếu xuất nhập thuốc. Nếu các thông tin này chưa rõ, không được suy diễn mà phải xác nhận lại với người ghi thông tin trước để kiểm tra tính chính xác.
Điều quan trọng nhất là các dược sĩ khi nhận diện thuốc phải dựa vào tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế hoặc đường dùng, tuyệt đối không dựa vào hình dạng bao bì và vị trí đặt để thuốc. Nhà thuốc cần nên có quy trình bán thuốc theo đơn rõ ràng để tránh những sai sót nghiêm trọng sảy ra.
Ngoài ra, hiện nay các dược sĩ có thể sử dụng một số kỹ thuật mới như: Đối chiếu sử dụng thuốc (Medication Reconciliation), hay hệ thống ra y lệnh điện tử (Computerized Physician Order Entry hay CPOE) để giúp nhớ tên thuốc hiệu quả.
Lời kết
Trên đây là cách học tên thuốc tây giúp các dược sĩ trẻ dễ nhớ, hi vọng sẽ giúp cho bạn đọc có những thông tin thật sự hữu ích. Nếu có bất kì thắc mắc nào khác, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0903 893 866 sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Đồng thời, nếu quý vị mong muốn tìm một đơn vị cung cấp các dòng thực phẩm chức năng với giá sỉ, cùng chiết khấu cao. Thì đừng ngần ngại, liên hệ ngay với Mediphar USA – Đơn vị có hơn 15 năm kinh nghiệm SẢN XUẤT đạt tiêu chuẩn GMP.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.