Trong thời kỳ mang thai, sức đề kháng của phụ nữ thường suy giảm, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus – trong đó có virus gây đau mắt đỏ. Tuy là bệnh lý phổ biến và thường không quá nghiêm trọng, nhưng với bà bầu, đau mắt đỏ lại trở thành mối lo ngại do việc điều trị cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa và giảm nhẹ triệu chứng đau mắt đỏ để bảo vệ sức khỏe của mình trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, Mediphar USA sẽ mách bạn cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu nhanh nhất trong thai kỳ.
Mang bầu bị đau mắt đỏ có sao không?
Đau mắt đỏ là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai. Mặc dù không nguy hiểm và không trực tiếp gây hại cho thai nhi, tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể dẫn đến biến chứng như viêm giác mạc, sẹo giác mạc, ảnh hưởng thị lực của mẹ bầu.
Một số loại thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh hoặc corticosteroid có thể không phù hợp trong thai kỳ nếu không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nếu đau mắt đỏ do virus dễ lây lan, bà bầu cũng cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và tránh lây sang người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vì vậy, khi có dấu hiệu đau mắt đỏ, bà bầu nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị an toàn.

Tại sao mẹ bầu bị đau mắt đỏ?
Trong thời kỳ mang thai, bà bầu dễ mắc bệnh đau mắt đỏ do hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Dị ứng: Phụ nữ mang thai có thể bị đau mắt đỏ do dị ứng với phấn hoa, bụi bẩn, lông thú cưng hoặc hóa chất trong mỹ phẩm. Tình trạng này thường đi kèm với ngứa mắt, chảy nước mắt và sưng mí mắt.
- Suy giảm miễn dịch: Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm để bảo vệ thai nhi, khiến cơ thể dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus hơn bình thường. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, bao gồm đau mắt đỏ.
- Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể làm mắt dễ bị kích ứng, khô mắt hoặc nhạy cảm hơn với ánh sáng, dẫn đến tình trạng đỏ mắt và khó chịu.
- Lây nhiễm từ người khác: Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (dùng chung khăn mặt, chạm tay vào mắt sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh). Bà bầu cần hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ để tránh lây nhiễm.

Cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu nhanh nhất
Đau mắt đỏ khi mang thai có thể gây khó chịu nhưng nếu chăm sóc đúng cách, mẹ bầu sẽ nhanh chóng khỏi bệnh mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là những cách an toàn và hiệu quả giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng đau mắt đỏ nhanh chóng.
Vệ sinh mắt đúng cách
Giữ vệ sinh mắt đúng cách là bước quan trọng hàng đầu giúp phòng ngừa nhiễm trùng, tránh tình trạng nhiễm trùng nặng hơn và hỗ trợ quá trình hồi phục…Dưới đây là các bước vệ sinh mắt.
- Bước 1: Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chạm vào mắt.
- Bước 2: Không dùng chung khăn mặt, gối, kính mắt để tránh lây nhiễm.
- Bước 3:Lau nhẹ nhàng vùng mắt bằng khăn sạch để loại bỏ ghèn và dịch tiết.

Rửa mắt bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là dung dịch vệ sinh y tế có thể tìm thấy dễ dàng ở các nhà thuốc. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn và chất gây dị ứng một cách dịu nhẹ, an toàn. Với nồng độ muối 0,9%, dung dịch này tương thích với dịch mắt nên không gây kích ứng, thích hợp cho cả bà bầu và trẻ nhỏ. Sử dụng thường xuyên giúp ngăn ngừa viêm kết mạc, đau mắt đỏ và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu ở mắt. Ngoài ra, nước muối sinh lý dễ sử dụng, giá thành hợp lý và có thể mang theo mọi lúc, mọi nơi.
Cách thực hiện:
- Nhỏ nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày để rửa trôi bụi bẩn và ghèn mắt.
- Dùng bông gòn sạch thấm nước muối sinh lý để lau nhẹ vùng mí mắt.
- Không sử dụng chung lọ nước muối với người khác để tránh lây nhiễm.

Hạn chế chạm tay vào mắt
Hành động chạm tay vào mắt có thể vô tình đưa vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt khi mắt đang nhạy cảm. Thói quen này còn dễ khiến tình trạng đau mắt đỏ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hành động dụi mắt có thể làm mắt bị kích ứng nặng hơn. Nếu cảm thấy ngứa hoặc cộm mắt, hãy chớp mắt liên tục hoặc rửa mắt bằng nước muối sinh lý thay vì chạm tay trực tiếp.
Chườm lạnh, chườm nóng
Chườm mắt là biện pháp đơn giản giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như sưng, đỏ và đau rát. Chườm lạnh bằng cách dùng khăn mềm bọc đá đặt lên mắt trong 5–10 phút giúp làm dịu vùng bị viêm và giảm sưng hiệu quả. Ngược lại, chườm nóng với khăn nhúng nước ấm, vắt khô rồi áp nhẹ lên mắt có tác dụng tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm viêm và thư giãn mắt. Cả hai phương pháp đều dễ thực hiện tại nhà và phù hợp với bà bầu. Tuy nhiên, cần đảm bảo khăn sạch và nhiệt độ phù hợp để tránh gây tổn thương cho mắt.

Dùng nha đam giảm triệu chứng đỏ mắt
Dùng nha đam là một trong những cách tự nhiên giúp giảm triệu chứng đỏ mắt nhờ đặc tính làm dịu và chống viêm mạnh mẽ. Gel nha đam chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, đặc biệt là aloin và các enzyme có khả năng làm mát, giảm sưng và hỗ trợ phục hồi vùng mắt bị kích ứng. Khi được làm sạch và sử dụng đúng cách, nha đam có thể giúp làm dịu cảm giác nóng rát và mỏi mắt do viêm.
Ngoài ra, tính chất giữ ẩm của nha đam còn giúp làm mềm vùng da quanh mắt, giảm cảm giác khô rát. Đây là phương pháp an toàn, dễ thực hiện tại nhà, đặc biệt phù hợp với phụ nữ mang thai
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy gel nha đam tươi, pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:1.
- Bước 2: Dùng bông gòn thấm dung dịch và thoa nhẹ lên vùng mí mắt (không để gel rơi trực tiếp vào mắt).
- Bước 3: Thực hiện 1-2 lần/ngày để giảm kích ứng.

Thuốc nhỏ mắt an toàn cho bà bầu
Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh hoặc corticoid khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc nhỏ mắt an toàn cho bà bầu:
- Nước muối sinh lý NaCl 0,9% (dùng hàng ngày để làm sạch mắt).
- Thuốc nhỏ mắt có thành phần dịu nhẹ như nước mắt nhân tạo Sản phẩm như hypromellose (hydroxypropyl methylcellulose) giúp giảm khô mắt và được xem là an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.
- Tránh thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh hoặc steroid nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị
Một chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ mắt nhanh hồi phục và tăng cường sức đề kháng, đặc biệt khi bị đau mắt đỏ. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E như cà rốt, bí đỏ, cam, chanh, bơ và dầu ô liu [3] giúp tăng cường thị lực và bảo vệ tế bào mắt. Các nguồn omega-3 như cá hồi và quả óc chó có tác dụng chống viêm, hỗ trợ giảm kích ứng mắt. Bên cạnh đó, nên hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán và hải sản vì chúng có thể làm tình trạng mắt trở nên trầm trọng hơn. Uống đủ nước mỗi ngày cũng rất cần thiết để duy trì độ ẩm cho mắt và giúp cơ thể đào thải độc tố hiệu quả.
▷ Tham khảo thêm về: Bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?

Phòng ngừa đau mắt đỏ khi mang thai
Để tránh tái phát hoặc lây nhiễm đau mắt đỏ, mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung khăn mặt, chăn gối.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ: Tránh đến nơi đông người trong mùa dịch.
- Đeo kính bảo vệ mắt: Khi ra ngoài, đeo kính để tránh bụi bẩn và ánh sáng mạnh làm mắt bị kích ứng.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Hạn chế nhìn màn hình điện thoại, máy tính quá lâu để giảm căng thẳng cho mắt.
- Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Sử dụng viên uống dầu gấc để bảo vệ và tăng cường thị lực.
- Tuyệt đối không xông mắt bằng lá trầu: nhiều mẹ thường truyền tai nhau về phương pháp trị đau mắt đỏ bằng lá trầu không. Tuy nhiên, phương pháp này lại mang khá nhiều rủi ro, nếu thực hiện sai có thể làm tăng tình trạng viêm và nặng hơn là mù lòa. Mắt là bộ phận nhạy cảm nên tuyệt đối không được áp dụng các mẹo này.
- Khám mắt định kỳ: để đảm bảo tốt sức khỏe cho mắt, mẹ bầu nên tham khám mắt thường xuyên. Đặc biệt là trong các trường hợp bất thường cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tham khác và điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc điều trị theo các mẹo tại nhà vì các phương pháp này thường không được kiểm định, dễ gây kích ứng.
▷ Xem thêm: Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi hẳn? Có bị tái lại không?

Đau mắt đỏ là bệnh lý phổ biến và hoàn toàn có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe và hoàn toàn có thể tự hết nếu được chăm sóc và điều trị đúng. Bên cạnh các cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu nhanh nhất tại nhà trên thì mẹ bầu cũng nên đến nhanh các cơ sở y tế để được bác sĩ tham khám và tư vấn chính xác nhất. Lưu ý tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt hoặc trị đau mắt đỏ khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Không nên áp dụng các phương pháp và mẹo trị dân gian khi chưa tham khảo qua bác sĩ. Thay vào đó, hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và vệ sinh mắt đúng cách để đảm bảo sức khỏe mắt tốt nhất nhé.
Dược sĩ Phạm Cao Hà
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.
Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.